Xe máy vẫn là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở Việt nam. Và vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người Việt mang “hình xăm” tròn hoặc bầu dục nhỏ có kích thước từ 4-8cm phía bắp chân hoặc mặt trong mắt cá nhân. “Hình xăm này” còn gọi là vết bỏng bô. Bỏng bô xe máy tuy không quá nghiêm trọng nhưng vô cùng thường gặp và dễ để lại sẹo.
Đang xem: Cách trị phỏng bô xe không để lại sẹo
Trước khi đề cập tới bất kỳ cách thức chữa lành nào, điều đầu tiên bạn cần nhớ kỹ đó là: những biện pháp khắc phục này có thể áp dụng tại nhà chỉ khi bạn bị bỏng độ 1 hoặc độ 2. Bỏng độ 1 là ít nghiêm trọng nhất, chỉ ảnh hưởng tới lớp ngoài của da, xuất hiện màu đỏ, sưng lên và tất nhiên… là đau. Bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn một chút, khi da bạn có thể đã bị “chín” lớp biểu bì, chuyển sang màu đỏ đậm và đôi khi sẽ xuất hiện phỏng rộp (mụn nước). Những vết bỏng này đau đớn hơn nhiều. Tạm thời, những vết bỏng có đường kính dưới 8cm có thể coi là nhẹ, nhưng bạn vẫn cần tới cơ sở y tế nếu vết bỏng không may xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, háng, mông hoặc các khớp chính.
Quay lại với các vết bỏng bô xe máy, đường kính vết bỏng thường không quá to tuy nhiên bỏng bô xe máy có thể tương đối nghiêm trọng nếu xe đã nổ máy trong thời gian dài và do phần da phía bắp chân thường khá mỏng so với những phần da khác trên cơ thể nên dễ bị “chín” sâu hơn. Nếu không biết chăm sóc và xử lý đúng cách, bỏng bô sẽ để lại những vết sẹo thâm mất thẩm mỹ, đặc biệt ở nữ giới.
Bỏng bô xe máy tuy không quá nguy hiểm nhưng rất dễ để lại sẹo
Những biện pháp chữa bỏng bô xe máy dạng nhẹ không để lại sẹo bạn nên tham khảo:
Mật ong chữa lành vết bỏng
Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra mật ong có khả năng giảm sự lây lan của vết thương, giúp chữa lành, khử trùng vết thương đồng thời giảm đau và giảm sẹo. Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy mật ong chữ lành vết bỏng nhanh hơn cả những loại kem hay gạc kháng sinh truyền thống.
Cách sử dụng: Thoa trực tiếp mật ong lên vết bỏng rồi dùng gạc băng lại. Lặp lại như vậy 2-3 lần mỗi ngày cho tới khi bề mặt vết thương khô và se lại, bắt đầu lên da non.
Lưu ý: Mật ong chỉ sử dụng được với các vết bỏng bô nhỏ (độ 1 hoặc chớm độ 2) còn các vết bỏng nặng hơn (độ 2) thì cần sơ cứu trước (làm mát, rửa vết bỏng) và đưa tới các cơ sở y tế. Nên sử dụng gạc y tế mỏng để băng vết thương.
Lô hội tươi giảm đau, dịu da khi bỏng
Một biện pháp khắc phục được sử dụng rộng rãi đó là lô hội: loại thảo dược được sử dụng hàng ngàn năm nay và từng được coi là phương thuốc chữa bỏng duy nhất trong suốt thế kỷ thứ 1 sau công nguyên, đặc biệt là những vết bỏng độ 1, độ 2. Lô hội giúp giảm đau, dịu da, giảm sưng do bỏng. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã từng công bô trên tờ New York Times thì lô hội có thể giúp giảm nhiệt độ bên dưới da nhưng không giảm số lượng vi khuẩn. Lô hội cũng là loại cây rất dễ trồng và dễ gặp ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
Lô hội tươi có tác dụng giảm đau, làm dịu vết bỏng rất hiệu quả
Cách sử dụng: Nếu nhà có cây lô hộ tươi, bạn cắt một nhánh cây (nhanh to ở phía bẹ ngoài) rồi cắt đôi nhánh và lấy riêng phần thịt lô hội ra một bát/đĩa sạch. Cho phần thịt lên tay (sạch) và nhẹ nhàng thoa lên vết bỏng. Lặp lại như vậy 2-3 lần mỗi ngày cho tới khi bề mặt vết thương khô và se lại, bắt đầu lên da non.
Lưu ý: Không chà mạnh lô hội lên vết bỏng, chỉ sử dụng gạc y tế mỏng để băng bó vết thương. Đôi khi lô hội cũng không đủ sức chữa lành vết bỏng bô. Hãy theo dõi và nếu vết thương tệ hơn (đau hơn, sưng to, có mủ…), hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế.
Xem thêm: Bài Thuốc Dân Gian Trị Ho Cho Trẻ, Cách Trị Ho Bằng Những Bài Thuốc Dân Gian
Dầu hoa oải hương giảm để lại sẹo
Dầu hoa oải hương vốn có nhiều công dụng, từ làm thơm phòng cho tới trợ giúp giấc ngủ, cải thiện da khô… Với các vết bỏng, oải hương có đặc tính kháng khuẩn. Hai đến ba giọt tinh dầu oải hương trên vùng bỏng bô không chỉ làm giảm đau mà còn có khả năng làm trị sẹo rất tốt.
Cách sử dụng: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu oải hương trực tiếp lên vùng da bị bỏng. Dùng tay sạch thoa nhẹ vết thương rồi dùng băng gạc để băng lại. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Khi sử dụng dầu oải hương cho da bỏng, bạn chỉ nên dùng loại dầu đã được pha loãng, không phải là tinh dầu nguyên chất 100%.
Dấm kháng khuẩn, chống nhiễm trùng
Dấm được cho là có tác dụng giảm đau khi bỏng, vì nó một thành phần của aspirin có tên là axit acetic.
Cách sử dụng: Để điều trị bỏng ở mức độ nhẹ, chỉ cần pha loãng với lượng nước tỉ lệ bằng dấm, ngâm một chiếc khăn sạch vào dung dịch và rửa trên vết thương vài lần hoặc đắp vào vùng da bị bỏng bô.
Lưu ý: Có nhiều loại dấm khác nhau trong nhà bếp và khi bỏng bạn chỉ nên dùng dấm trắng.
Dấm có tác dụng kháng khuẩn và chống nhiễm trùng trong quá trình điều trị bỏng bô
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo nhưng vẫn có những kỹ thuật phản khoa học được sử dụng để chữa bỏng bô xe máy như bôi lòng trắng trứng, bơ… lên vết bỏng khiến không chỉ cản trở quá trình liền vết thương mà còn khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn do nhiễm trùng.
Xem thêm: Cách Chữa Xuất Tinh Sớm Không Cần Thuốc Hiệu Quả, An Toàn, Vhea Việt Nam
Các biện pháp với mật ong, lô hội, dầu hoa oải hương hay giấm đều có tính kháng khuẩn. Với sự chăm sóc thích hợp và khoa học, vết bỏng bô sẽ biến mất và sẹo có thể không bao giờ tồn tại.