Chỉ mất 2 phút để đọc bài viết Nếu không may các bạn gặp phải vết thương trên mặt và cần đến các mũi khâu. Và chúng ta lo lắng không biết cách chăm sóc như thế nào. Đừng bận tâm nữa bạn nhé! Bài viết sau sẽ hướng dẫn chúng ta cách chăm sóc vết khâu trên mặt tại nhà đúng cách. Chỉ cần áp dụng theo sẽ giúp vết thương mau hồi phục.

Đang xem: Cách không để lại sẹo trên mặt

*

Chăm sóc vết khâu trên mặt giai đoạn 1

Khi bị thương trên mặt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ sẽ cần dùng đến dao kéo để khâu vết thương. Do vậy, cần phải có thời gian để hồi phục. Trong giai đoạn này, các bạn sẽ phải chăm sóc vết khâu cẩn thận. Cụ thể sẽ chia thành 2 giai đoạn chăm sóc. Ở giai đoạn 1 là trước khi cắt chỉ. 

*

Vết khâu trên mặt trước khi cắt chỉ

Loại chỉ được sử dụng để khâu vết thương có thể là chỉ tự thiêu. Nếu là thế thì khoảng 7-10 ngày sau, chỉ khâu sẽ tự tiêu biến mà không cần phải cắt. Nhưng đối với loại chỉ thông thường thì sau 5-20 ngày phải đến cơ sở có chuyên môn để cắt chỉ. Trong thời gian cắt chỉ các bạn sẽ phải lưu ý cẩn thận những vấn đề sau:

Vệ sinh vết khâu: Dùng dung dịch sát khuẩn để rửa theo hướng dẫn của bác sĩ và thay băng gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Rửa mặt bằng nước ấm nhưng tránh làm vết khâu bị dính nước gây ẩm ướt sẽ lâu lành hoặc bị nhiễm khuẩn. Hạn chế vận động: Sau khi thực hiện phẫu thuật khoảng 2 tuần đầu, các bạn cần nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh ra mồ hôi. Đặc biệt là hạn chế ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ảnh hưởng đến vết thương. Không tự ý thoa thuốc: Khi thoa bất kỳ loại thuốc nào lên vết khâu thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt là không sử dụng mỹ phẩm hoặc trang điểm trong giai đoạn này sẽ gây kích ứng vết thương.Kiêng ăn thực phẩm: Để không gây sẹo lồi, vết khâu bị sưng, mưng mủ và nhiễm trùng nên cần tuyệt đối không ăn các thực phẩm như: Đồ nếp, thịt gà, thịt bò, rau muống, hải sản, cá biển, đồ ăn cay nóng… Ngoài ra, nếu có những thực phẩm nào mà bạn không chắc chắn có thể ăn thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ. 

Lưu ý: Trong giai đoạn này, có thể vết khâu sẽ hành bạn nóng sốt hoặc bị bung chỉ, sưng đỏ gây đau nhức… thì chúng ta hãy uống thuốc giảm đau mà bác sĩ kê. Hoặc trực tiếp đến cơ sở để kiểm tra vết khâu tránh để nhiễm trùng. 

Chăm sóc vết khâu trên mặt giai đoạn 2

Giai đoạn 2 là giai đoạn sau khi cắt chỉ, vết khâu có lẽ đã hồi phục dần. Nhưng lúc này là lúc chúng ta phải đặc biệt chú ý trong khâu chăm sóc bởi sự cẩu thả có thể làm vết khâu bị sẹo xấu khó mà xóa bỏ tại nhà. Cụ thể chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:

*

Thoa kem trị sẹo sau khi vết khâu cắt chỉ

Tránh tác động: Luôn giữ vết khâu sạch sẽ tránh ra đường tiếp xúc ánh nắng và bụi bẩn gây viêm nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian phục hồi. Đặc biệt là sau khi cắt chỉ, vết khâu kết vảy thì chúng ta không nên bóc lớp vảy này. Bởi đây là lớp màng phòng ngừa vi khuẩn thâm nhập. Hoặc không dùng tay sờ lên vết thương rất dễ làm vi khuẩn bám dính ảnh hưởng đến quá trình kéo da non. Thoa kem dưỡng: Dùng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm, kem trị sẹo để thoa lên vết khâu nhằm dưỡng ẩm cho da và hạn chế hình thành sẹo. Kiêng ăn thực phẩm: Giai đoạn này thì chúng ta vẫn kiêng cữ các thực phẩm như đã nêu trên để đảm bảo vết khâu được hồi phục hoàn toàn.

Xem thêm: Top 6 Viên Uống Nhau Thai Cừu Úc Tốt Nhất Hiện Nay, Viên Uống Nhau Thai Cừu

Các thực phẩm cần ăn: Nhằm kích thích vết khâu mau lành thì các bạn cần ăn nhiều thực phẩm chứa protein bởi giúp kích thích sản sinh collagen, fibronectin, hình thành tế bào da mới. Trong đó, bao gồm các loại như cà rốt, ngũ cốc, khoai lang… sẽ giúp vùng da mau lành và liền sẹo. Thức uống nên bổ sung: Uống nhiều nước, sữa, nước ép trái cây giúp cung cấp các dưỡng chất cho da, tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp vết khâu phục hồi. 

Mặc dù chúng ta rất cẩn thận chăm sóc vết khâu nhưng ít nhiều vẫn sẽ để lại vết tích mà cần áp dụng đến các phương pháp trị sẹo. Tùy vào cơ địa của mỗi người và vết sẹo sẽ có biểu hiện khác nhau như sẹo thâm, sẹo lồi… Nếu không nhanh chóng áp dụng các cách điều trị sẽ khiến vết sẹo ngày càng bị xơ cứng. Vậy chúng ta nên trị sẹo bằng cách nào?

Phương pháp trị sẹo trên mặt tại nhà 

Trị sẹo tại nhà bằng những cách đơn giản vừa nhanh chóng vừa tiện lợi mà lại ít tốn kém là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Trong đó, không thể bỏ qua những phương pháp như sau:

Dùng kem đặc trị sẹo: Hiện nay, trên thị trường có không ít các sản phẩm được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu trị các loại sẹo khác nhau. Bạn có thể dễ dàng mua về dùng nhưng để lựa chọn được sản phẩm chất lượng thì chúng ta cần đến sự tư vấn của bác sĩ. Thông thường loại kem trị sẹo chất lượng sẽ có chứa các thành phần lành tính cho da và có hiệu quả như vitamin E. Mỗi ngày chúng ta bôi kem 2-3 lần, sau 1-2 tuần sẽ nhận thấy cải thiện rõ rệt.

*

Sử dụng vitamin E trị sẹo cho hiệu quả

Sử dụng vitamin E: Dưỡng da bằng vitamin E đã không còn xa lạ gì với chị em phụ nữ. Nhưng đối với việc trị sẹo thì hẳn là có nhiều người vẫn chưa biết đến công dụng tuyệt vời này của vitamin E. Bởi thành phần có chứa tocotrienol và tocopherol có chức năng kháng khuẩn, liền sẹo, kích thích sản sinh collagen, chống lão hóa, mờ sẹo thâm tại vết khâu hiệu quả. Trong đó, chúng ta có 3 cách để trị sẹo bằng vitamin E như sau:

Sử dụng viên uống tổng hợp vitamin E.Dùng viên vitamin E thoa trực tiếp lên da.Bổ sung vitamin E bằng cách ăn các loại thực phẩm như khoai môn, dầu oliu, bơ, đậu tương… Tuy nhiên, không lạm dụng quá nhiều và cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để sử dụng sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất. 

Dùng các nguyên liệu thiên nhiên: Trị sẹo bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà luôn cách mà nhiều người vẫn hay áp dụng. Bao gồm các loại như sau:

Chanh tươi và mật ong: Trong chanh chứa axit và vitamin có lợi cho việc xóa thâm hiệu quả. Kết hợp với mật ong sẽ tạo ra hỗn hợp trị sẹo dưỡng da, kháng khuẩn. Cách thực hiện cũng đơn giản, chỉ cần trộn một ít chanh và mật ong rồi thoa đều lên vùng sẹo. Tuy nhiên, chúng ta cần che chắn kỹ khi ra ngoài bởi chanh dễ làm da bị thâm nám. 

*

Bôi nghệ lên vết khâu trị sẹo tại nhà

Nghệ tươi: Thành phần nghệ có chứa Curcumin và vitamin là 2 tinh chất giúp ngừa sẹo, giảm hắc tố đen sạm tại vết khâu cực kỳ công hiệu. Do vậy, để trị sẹo thì nhiều người vẫn hay dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên da. Tuy nhiên, đối với nghệ chúng ta cũng cần cẩn thận khi ra ngoài bởi nghệ cũng khá là bắt nắng.

Xem thêm: Viêm Gan C Gây Nhiều Biến Chứng Nguy Hiểm, Bệnh Viêm Gan C Nguy Hiểm Như Thế Nào

Nha đam: Đây là nguyên liệu khá “thân thiện” với nhiều người. Bởi có công hiệu dưỡng ẩm cho da, phục hồi vùng da tổn thương nhờ thành phần có chứa các loại vitamin, kích thích sản sinh tế bào da mới. 

Lời kết

Việc chăm sóc vết khâu tại nhà không hẳn là phiền phức và khó khăn nhưng nếu chúng ta sơ ý thì rất dễ gây sẹo. Điều đáng nói là khi vết sẹo lâu ngày bị chai cứng thì không thể xóa bỏ dễ dàng. Lúc này, các bạn cần tìm cách điều trị ngay nhé. Việc này không hề khó bởi hiện nay có rất nhiều phương pháp trị sẹo bằng công nghệ hiện đại, chẳng hạn như áp dụng phương pháp laser giúp xóa ngay sẹo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *