Mẹ đã thêm bài viết thành công

Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.

*

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông cần chú ý điều gì?

Giữ ấm

Việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông rất quan trọng. Khi đi ra ngoài, mẹ hãy mặc cho bé quần áo dày hoặc mặc nhiều lớp, đặc biệt chú ý giữ ấm cho thóp, tai và bàn chân bằng tất, mũ len dày. Nếu cho bé mặc nhiều lớp quần áo, hãy chọn các chất liệu mềm mại, thông thoáng vì cơ thể trẻ vẫn toát mồ hôi khi trời lạnh.

Khi trẻ ở trong nhà, không nên để trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo mà thay vào đó mẹ chỉ cần cho bé mặc vừa phải sau đó ủ ấm thêm bằng một lớp chăn. Chú ý nên chọn chăn không quá dày dễ khiến bé bị ngộp.

Đang xem: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh

Tham khảo: Cách trị nghẹt mũi cho trẻ

Điều chỉnh nhiệt độ

Để giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông, nhiệt độ phòng lý tưởng vào khoảng 25 – 26 độ C, không nên để nhiệt độ quá cao sẽ khiến bé bị sốt, còn nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) lại làm bé bị lạnh cóng, ngạt mũi. Mẹ có thể làm ấm phòng bằng cách đóng kín cửa, lót chăn đệm vào giường. Tuyệt đối không được đốt than củi trong phòng để làm tăng nhiệt độ vì khí độc từ than rất nguy hiểm.

Tham khảo: Cách trị ho cho bé tại nhà an toàn

Tắm cho bé đúng cách

Vì thời tiết lạnh, bé ít ra mồ hôi hơn bình thường nên mẹ không nhất thiết phải tắm bé mỗi ngày. Mẹ có thể tắm cho bé 2-3 ngày 1 lần nhưng nhất định phải vệ sinh sạch sẽ vùng mông, bẹn. Sau mỗi lần thay tã mẹ nên rửa sạch bằng nước ấm rồi lau bằng khăn xô mềm.

Để tránh bị sốc nhiệt, mẹ nên bắt đầu tắm cho bé từ dưới chân lên trên. Gội đầu cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của bé và thường xuyên rưới nước ấm lên để đảm bảo toàn thân bé không bị nhiễm lạnh.

Tham khảo: Trẻ bị nôn: 6 nguyên nhân và 5 điều mẹ cần làm ngay

Sau khi tắm xong, mẹ cầm sẵn khăn ủ loại to quấn quanh người bé. Khi lau thường chúng ta hay chú ý đến ngực, lưng, mặt nhưng bộ phận rất quan trọng được giữ ấm đó là gan bàn chân. Do đó mẹ nên mang tất cho con trước sau đó mặc quần áo nhé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông, tần suất tắm nên giảm xuống để tránh gây kích ứng da của trẻ. Nên tắm trong khoảng 5 – 10 phút để đảm bảo nước vẫn còn đủ ấm.

Tham khảo: Nguyên nhân và cách chữa trị cho trẻ bị ho về đêm

Khi tắm cho bé, mẹ nên dùng nước ấm 34 – 36 độ, đặt chậu tắm trong phòng kín gió để tránh bị cảm lạnh. Khi tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh phải thực hiện càng nhanh càng tốt, mẹ chú ý làm sạch những vị trí có nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân, cổ, nách. Cho trẻ mặc quần áo ngay khi đã lau khô người bằng khăn xô.

Tham khảo: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: dấu hiệu và cách điều trị

Dùng kem dưỡng ẩm

Vào mùa lạnh, độ ẩm xuống thấp làm da bé rất dễ bị khô. Thời điểm này nếu không dưỡng ẩm thì da bé dễ bị mất nước, nứt nẻ làm bé ngứa ngáy và đau đớn.

Để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông, mẹ có thể dưỡng ẩm cho con bằng cách sử dụng lotion hoặc các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chú ý chọn các loại sản phẩm có thành phần thiên nhiên, không chứa nhiều hương liệu. Tốt nhất mẹ không nên dùng sản phẩm dành cho người lớn để sử dụng trên da bé. Mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi bé tắm xong để da hấp thụ được tốt nhất.

Tham khảo: Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi? Tẩy giun cho bé đúng cách

Massage bằng tinh dầu

Massage toàn thân cho trẻ giúp trẻ ăn ngủ tốt, các mạch máu được lưu thông và làm thân nhiệt của trẻ ấm lên. Mẹ sử dụng dầu tràm để xoa vào bụng và bàn chân, hay dầu hạnh nhân/dầu dừa đều tốt và lành tính cho bé.

Xem thêm: Vì Sao Mắt Trẻ Sơ Sinh Có Nhiều Gỉ Mắt Trẻ Sơ Sinh Nhiều Ghèn Vàng

Tham khảo: Tập ngồi cho bé

Tắm nắng

Dù vào thời điểm nào trong năm thì việc tắm nắng cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Ánh nắng sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, nhưng ánh nắng vào mùa đông thường xuất hiện muộn, cường độ nắng yếu kèm theo rất nhiều gió rét, vì vậy thời điểm thích hợp nhất cho bé tắm nắng là khoảng 10 phút vào 9 – 10h sáng và 10 phút vào 15 – 17h chiều. Những thời gian còn lại, nhất là sáng sớm và buổi tối mẹ nên hạn chế đưa bé ra khỏi nhà vì thời tiết lúc đó rất lạnh.

*

Cho bé bú

Cho bé bú như thế nào mới đúng cách? Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con để tránh bị cảm.

Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ làm ấm cơ thể nên mẹ cần lưu ý xem bé có đói không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần ngâm ti kéo dài khoảng 2 – 3 phút.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì mẹ cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.

Lưu ý: Khi bú bé rất dễ rịn mồ hôi đầu, lưng nên mẹ cần lau khô ngay. Sau khi bú xong, mẹ cho bé nằm nghỉ ngơi, bé sẽ không ra mồ hôi nữa.

Xử lý khi trẻ bị cúm

Giảm nghẹt mũi

Khi bị cảm cúm, tình trạng nghẹt mũi không những làm cho bé khó chịu mà còn có thể cản trở hô hấp, khiến bé khó khăn trong việc ngủ và bú. Lúc này mẹ nên dùng bóng hút mũi hút chất nhầy từ mũi để bé hít thở dễ dàng hơn. Đầu tiên hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm ẩm và lỏng các chất nhầy, đặt bé nằm trên gối cao, sau đó bóp bóng để đẩy tất cả không khí ra, rồi đưa đầu hút vào trong mũi bé rồi từ từ nhả bóng. Lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên mũi còn lại. Sau khi thao tác xong, giữ bé nằm yên khoảng 10 giây. Mẹ không nên thực hiện hút mũi cho bé nhiều hơn 3 lần/ngày vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ: nguyên nhân và cách khắc phục

Mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm không khí trong phòng. Đừng quên thay nước và vệ sinh máy mỗi ngày để tránh nấm mốc tích tụ mẹ nhé!

Kê gối cho bé cao lên một chút để bé thở dễ dàng hơn. Mẹ không nên đặt gối dưới đầu bé vì tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Phân Biệt 6 Loại Sốt Ở Trẻ Em, Ba Mẹ Cần Nắm, Nguyên Nhân Gây Sốt Ở Trẻ Nhỏ

Tham khảo: Cách trị sổ mũi cho bé sơ sinh

Cho bé uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu bác sĩ có kê đơn thuốc cho cho bé, mẹ hãy làm theo đúng hướng dẫn. Không bao giờ cho bé uống vượt quá liều lượng được chỉ định hoặc tự ý cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nếu bé bị nôn mửa hoặc mất nước, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Đặc biệt, mẹ không tự ý cho trẻ uống siro ho trừ khi được bác sĩ kê toa bởi các loại siro này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Cơ thể non nớt và nhạy cảm của bé rất cần được bảo vệ khi trời trở lạnh. Mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông giúp sẽ bé tăng cường miễn dịch, tránh các bệnh thường gặp. Hy vọng bài viết này cung cấp cho mẹ nhiều thông tin hữu ích khi chăm con rồi nhé!

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *