Hình học là bộ môn có thể nói là rất khó, nhưng nó được áp dụng trong thực tế rất nhiều. Ví dụ như bạn cần tính diện tích đất đai, tính số lượng gách cần xây nhà … tất cả đều thực hiện dễ dàng bằng những công thức trong toán học.
Đang xem: Các loại hình trong toán học
Để giúp các em học sinh tổng quát lại kiến thức đã học thì trong bài này mình sẽ tổng hợp tất cả những dạng hình học phẳng và hình học không gian, cách tính diện tích, thể tích và chu vi của từng hình.
I. Các loại hình trong hình học phẳng
Hình học phẳng là những loại hình được vẽ trên một mặt phẳng không gian 2 chiều.
Bài viết này được đăng tại
1. Hình tam giác
Hình tam giác là một trong những hình đầu tiên chúng ta được làm quen.
Hình tam giác chính là hình được tạo ra bởi 3 điểm không nằm trên cùng một đường thẳng nối lại với nhau và có đường cao vuông góc với đáy của hình tam giác.
Chúng ta có một số loại hình như: Tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông.
Bài toán thường gặp:
2. Hình vuông
Hình vuông là một tứ giác có tất cả các cạnh đều bằng nhau và có 4 góc bằng 90 độ. Đây là hình có cách tính diện tích và chu vi đơn giản nhất.
Chính vì các cạnh bằng nhau nên các bài toán về hình vuông người ta sẽ có chiều dài của một cạnh, từ đó sẽ lấy cạnh nhân với cạnh để tính diện tích, và lấy cạnh nhân với 4 để tính chu vi.
Bài toán thường gặp:
3. Hình chữ nhật
Hình chữ nhật chính là một tứ giác có 4 góc vuông.
Hình chữ nhật có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Hình vuông là một trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật.
Bài toán thường gặp:
4. Hình thang
Trong hình học thì hình thang chính là một hình tứ giác lồi, có hai cạnh đáy song song với nhau. Đường cao của hình thang vuông góc với cạnh đáy của hình thang đó.
Hình vuông và hình chữ nhật là hai trường hợp đặc biệt của hình thang.
Bài toán thường gặp:
5. Hình bình hành
Một tứ giác khi có hai cặp đường thẳng song song cắt nhau thì nó sẽ tạo ra được hình bình hành. Hình bình hành cũng được coi là một dạng đặc biệt của hình thang.
Bài toán thường gặp:
6. Hình tròn
Khi một vùng trong mặt phẳng được giới hạn bởi một vòng tròn thì khi đó chúng ta sẽ có hình tròn. Mỗi một hình tròn thì sẽ có đường kính và bán kính của hình tròn đó.
Chúng ta thường có các dạng toán như tính chu vi, tính diện tích, tính bán kính và đường kính của hình tròn.
Bài toán thường gặp:
7. Hình thoi
Một hình tứ giác có bốn cạnh bằng nhau thì được gọi là hình thoi.
Các góc đối diện của hình thoi sẽ bằng nhau, hai cạnh tạo ra một góc sẽ có độ dài bằng nhau.
Bài toán thường gặp:
II. Các loại hình trong hình học không gian
Hình học không gian là những loại hình được mô phỏng trong không gian 3 chiều, nó sẽ tạo thành một khối trụ chứ không phải là một mặt phẳng. Một khối trụ sẽ được cấu tạo bởi nhiều mặt phẳng.
Chúng ta thường có các bài toán như tính diện tích toàn phần, diện tích xung quanh, diện tích mặt đáy, và cuối cùng thường gặp nhất đó là tính thể tính.
1. Hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật chính là một hình không gian có 6 mặt đều là hình chữ nhật.
2. Hình lập phương
Hình lập phương chính là một khối đa diện gồm 6 mặt đều là hình vuông
3. Hình khối lăng trụ
Trong phần hình học không gian chúng ta được làm quen với hình khối lăng trụ, nó là một đa diện có hai mặt đáy là các đa giác tương đẳng và các mặt còn lại là hình bình hành
4. Hình khối chóp
Hình chóp chính là một khối đa diện được tạo ra bằng cách kết nối một điểm của một đa giác và một điểm, được gọi là đỉnh. Mỗi cạnh và đỉnh tạo ra một hình tam giác được goi là mặt bên
5. Hình cầu
Hình cầu chính là phần không gian nằm bên trong một bề mặt gồm các điểm trong không gian nằm cách tâm một khoảng cách không đổi
6. Hình trụ
Hình trụ là hình được tạo ra bởi hai đáy là hai hình tròn bằng nhau. Khi quay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định thì chúng ta sẽ được một hình trụ.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Tình Trạng Vùng Kín Bị Ngứa Và Ra Nhiều Huyết Trắng
7. Hình nón
Trong hình học không gian, hình nón là hình được tạo ra bởi một tam giác vuông quay quanh trục của nó.