Ăn dặm gạo lứt là cách tốt nhất giúp cho hệ thống tiêu hóa của trẻ được ổn định trong thời kỳ ăn dặm nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, thực đơn ăn dặm gạo lứt tránh được tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ. Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng với những ưu điểm vượt trội trong chế độ ăn dặm kiểu mới, ăn dặm gạo lứt đang là một lựa chọn hoàn hảo cho trẻ. Hãy cùng Viện Dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu về thực đơn ăn dặm này qua bài viết dưới đây.

Đang xem: Bột gạo lứt cho bé ăn dặm

1. Gạo lứt là gì?

Khi nhắc tới chế độ ăn dặm gạo lứt, rất nhiều người thắc mắc, gạo lứt là gì? Điểm giống và khác nhau giữa gạo lứt và gạo trắng thông thường?

Gạo lứt hay nhiều nơi còn gọi là gạo lật. Đây là loại gạo chỉ được xay một lần để loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, tất cả những phần còn lại đều được giữ nguyên. Chính vì thế mà hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo lứt, đặc biệt là phần lớp cám không bị mất đi. Nếu tiếp tục xay xát và sàng thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng bình thường mà chúng ta vẫn thường dùng.

Gạo lứt có nhiều màu và nó phụ thuộc vào màu sắc của lớp cám. Một số loại gạo lứt thường gặp có màu trắng ngà, đỏ và đen. Bên cạnh đó, gạo lứt cũng được chia ra là gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp. Chính sự đa dạng trong các loại gạo lứt đã tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn cho chế độ ăn dặm gạo lứt.

Đặc biệt, gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và phù hợp với hệ thống tiêu hóa non yếu của trẻ nhỏ. Loại thực phẩm này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn tránh được tình trạng béo phì, tăng cân quá mức. Bên cạnh đó, gạo lứt được xếp vào mặt hàng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cholesterol, giảm đái tháo đường và ung thư ở người lớn.

*

– Lượng thịt ăn dặm phù hợp nhất cho bé từng độ tuổi

– Bổ sung thực đơn ăn dặm rau dền đỏ cho trẻ tại nhà

– Gợi ý công thức ăn dặm bơ cực ngon, cực bổ mẹ nên đưa ngay vào thực đơn cho bé

2. Ăn dặm gạo lứt có thật sự tốt cho trẻ?

Như các mẹ đã biết, trẻ nhỏ nên được bắt đầu ăn dặm vào tháng thứ 6 và sớm hơn ở những đứa trẻ có sự phát triển nhanh hoặc dinh dưỡng trong sữa mẹ không đủ. Tuy nhiên, vào 6 tháng tuổi, không chỉ hệ thống tiêu hóa mà cả hệ miễn dịch của trẻ đều chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng khi mẹ sử dụng các loại thực phẩm mới lạ.

Để khắc phục tình trạng đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã thử nghiệm gạo lứt và kết quả cho thấy “trẻ phát tốt và hệ thống tiêu hóa hầu như không bị ảnh hưởng”. Ngoài ra, so với gạo trắng thì gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng có trong lớp cám như vitamin nhóm B, omega 3, sắt, canxi…

Ăn dặm gạo lứt có rất nhiều ưu điểm vượt trội với sức khỏe của trẻ:

– Chế độ ăn dặm có bảng thành phần đa dạng.

– Tránh được nguy cơ rối loạn tiêu hóa và dị ứng cho trẻ trong thời kỳ mới bắt đầu ăn dặm.

– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vi dưỡng chất cần thiết.

Xem thêm: Học Ngay 3 Cách Ngủ Ít Mà Vẫn Tỉnh Táo ? 6 Cách Ngủ Ít Không Mệt

– Là loại thực phẩm tốt cho hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, tim mạch…

Tuy nhiên, bất kỳ hình thức ăn dặm nào cũng có những nhược điểm, ăn dặm gạo lứt cũng không phải là ngoại lệ:

– Đây là hình thức ăn dặm mới nên mẹ và bé cần có thời gian để làm quen.

– So với ăn dặm truyền thống thì ăn dặm gạo lứt cần tốn thời gian trong khâu chuẩn bị và chế biến.

– Gạo lứt chỉ bảo quản được vài tháng trong nhiệt độ phòng. Nếu nhiệt độ thay đổi, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng cho trẻ.

3. Cách cho trẻ ăn dặm gạo lứt

Đối với những đứa trẻ bắt đầu vào thời kỳ ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm gạo lứt từ 2-3 lần/tuần và tăng dần về sau. Song song với đó, việc chế biến các món ăn ngon từ gạo lứt là một cách để kích thích vị giác của trẻ. Một số gợi ý các món ăn dặm từ gạo lứt mà VHN Bio giới thiệu đến mẹ:

3.1. Trẻ dưới 1 tuổi

Trong thời gian từ 6-7 tháng đầu, chủ yếu cho trẻ ăn cháo gạo lứt nấu loãng với tỷ lệ 1/10. Vào những tháng tiếp theo, mẹ có thể kết hợp gạo lứt với một số loại thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, củ quả. Sau đó tăng dần khẩu phần ăn cũng như sự đa dạng trong các món ăn. Một số các món cháo từ gạo lứt ngon như cháo gạo lứt trứng gà, cháo gạo lứt thịt bằm, cháo gạo lứt bí đỏ…

*

3.2. Trẻ trên 1 tuổi

Từ lúc trẻ bước qua tuổi thứ 1, mẹ nên tăng dần độ thô của thức ăn, tuy nhiên vẫn ưu tiên lựa chọn các thức ăn được nấu mềm. Và bắt đầu cho trẻ tự lập trong việc ăn uống.

4. Scumin giúp trẻ ăn dặm ngon miệng

Ăn dặm gạo lứt được các chuyên gia đánh giá cao bởi trong bảng thành phần nó có hàm lượng vi dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Ngoài ra, nhằm cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cho trẻ, mẹ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng cùng các loại thực phẩm bổ sung.

Nhằm kích thích vị giác của trẻ một cách tự nhiên, giúp trẻ ăn dặm ngon hơn, Viện dinh dưỡng VHN Bio giới thiệu đến các mẹ dòng sản phẩm Scumin. Scumin là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp cung cấp hàm lượng vi dưỡng chất tốt cho trẻ. Là dòng sản phẩm chất lượng cao và được tin dùng ở cả thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ giúp cung cấp vi dưỡng chất mà nó còn tăng cường sự hấp thu của cơ thể đối với các loại thực phẩm khi sử dụng. Đặc biệt, nó là giải pháp hiệu quả cho những trẻ biếng ăn.

Xem thêm: Bệnh Hay Quên Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Bệnh Hay Quên (Đãng Trí) Có Nguy Hiểm Không

Scumin bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *