Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính gặp nhiều hơn ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu bé trai mắc quai bị có thể dẫn tới vô sinh, vì vậy ba mẹ chớ nên chủ quan.

Đang xem: Biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Bệnh quai bị do virus quai bị (Mumps virus) thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện…, người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa vi rút sống gây bệnh kích thước nhỏ (từ 5 – 100 mm) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 mm) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa vi rút có thể phát tán xa hơn.

*

Trẻ mắc quai bị có sốt và viêm tuyến nước bọt.

Thời gian lây bệnh: Vi rút có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có sốt, viêm tuyến nước bọt) khoảng 3 – 5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7 – 10 ngày, đây chính là giai đoạn lây truyền của bệnh, trong đó mạnh nhất khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát. Vi rút cũng có thể thấy ở nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 2 tuần.

Khi mắc quai bị, trẻ biểu hiện như thế nào?

Bệnh quai bị có biểu hiện đa dạng, ở từng đối tượng mắc bệnh sẽ có triệu chứng đặc trưng nhưng không khác nhiều. Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm:

• Sốt cao đột ngột;

• Các dấu hiệu của nhiễm virus như: đau đầu, đau nhức xương khớp, mệt mỏi…

• Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị;

• Có thể sưng, đau tinh hoàn (trẻ nam), viêm buồng trứng (nữ), Nguy hiểm hơn, ở bé trai mắc bệnh quai bị khi đang độ tuổi dậy thì có khoảng 20% trẻ bị viêm tinh hoàn và có đến 0.5% trường hợp có nguy cơ teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh sau này;

• Một số trường hợp nặng có thể có biến chứng như: Nhồi máu phổi, viêm cơ timViêm não, viêm màng não.

*

Những biểu hiện khi trẻ mắc quai bị.

Ba mẹ cần làm gì khi bé bị mắc quai bị?

Khi gia đình phát hiện có con nghi mắc quai bị, nên cách ly trẻ với những trẻ khác, ngoài việc cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị thì ba mẹ thực hiện những cách sau để bé cảm thấy dễ chịu hơn:

– Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ;

– Không cho bé tiếp xúc với nhiều người

– Dùng túi đá chườm mang tai, hàm;

– Uống nhiều nước giúp bù dịch;

– Ăn thức ăn nhẹ, dễ nuốt như súp, sữa chua và bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất.

Những trường hợp trẻ bị viêm tinh hoàn cần được đến bác sĩ kiểm tra ngay, trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế chạy nhảy, vận động mạnh.

Chủ động phòng ngừa quai bị

Thời điểm mùa xuân là lúc dễ bùng phát các dịch bệnh, theo khuyến cáo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế thì ba mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng tránh quai bị cho trẻ:

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị, vắc xin này rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.

Xem thêm: # Chia Sẻ Về Việc Uống Nước Lá Sen Giảm Cân Hiệu Quả Và Những Lưu Ý Cần Biết

– Khi gia đình có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác và đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

Bệnh viện đa khoa namlimquangnam.net cung cấp vắc xin tiêm ngừa quai bị, hiện vắc xin có đầy đủ tại 2 cơ sở: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội và 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

*

Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu.

1. Giảm 5% Gói xét nghiệm kiểm tra sức khỏe khi sốt dưới 24h.

2. Giảm 10% Gói xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Xuân sau sốt trên 24h (cơ bản).

3. Giảm 20% Gói xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông – Xuân sau sốt trên 24h (nâng cao).

•Đối tượng: Khách hàng sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện, Phòng khám và Dịch vụ tại nhà của namlimquangnam.net.

•Phạm vi: Hà Nội và các chi nhánh thuộc namlimquangnam.net ở miền Bắc và miền Trung.

Xem thêm: Cách Trị Táo Bón Cho Mẹ Sau Sinh Hiệu Quả Không Ngờ, Làm Thế Nào Hết Táo Bón Sau Sinh

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vẫn miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *