Người bị bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng ăn gì? Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính đến năm 2025, số người bệnh hen lên tới 400 triệu người. Mặc dù, hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể duy trì chất lượng sống tốt và 85% bệnh nhân tránh được tử vong nếu có các phương pháp kiểm soát bệnh, trong đó phải kể đến chế độ ăn cho người hen suyễn. Vậy thực phẩm hay món ăn tốt cho người bị hen suyễn là gì?

*

Hen suyễn (hen phế quản) là tình trạng viêm mạn tính đường thở kéo dài khiến cho thể trạng người bệnh ngày càng suy kiệt, sức đề kháng giảm sút. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý rất QUAN TRỌNG & CẤP THIẾT giúp tăng cường sức khỏe và chống chọi với bệnh tật.

Đang xem: Bệnh hen suyễn không nên ăn gì

Bạn nên dành thêm thời gian để đọc kỹ bài viết bệnh hen suyễn là gì để có cái nhìn tổng quan về hiện tượng sức khỏe này, cũng như biết cách làm sao để bảo vệ chính bản thân mình. Sau khi đọc xong bài viết trên, bạn nên tiếp tục tham khảo các loại thực phẩm tốt cho bệnh hen suyễn ngay dưới đây, đã được Tâm Anh tổng hợp, nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên môn từ Giáo sư Ngô Quý Châu. (3)

Nội dung bài viết

Bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì?Bị bệnh hen suyễn nên ăn gì?Một số lưu ý cho người mắc bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm dưới đây sẽ góp phần giúp cải thiện hoặc kiểm soát các triệu chứng hen tốt hơn.

1. Thực phẩm giàu calo

Đứng đầu danh sách người bị hen suyễn không nên ăn gì là các thực phẩm chứa nhiều calo. Tăng cân do nạp nhiều calo không chỉ tác động xấu cho sức khỏe nói chung mà còn rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh. Theo các nghiên cứu khoa học, các triệu chứng bệnh này nghiêm trọng hơn ở những người béo phì. Vì thế, hãy cân bằng lượng calo nạp vào và calo tiêu thụ để cung cấp năng lượng hợp lý cho cơ thể và tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

2. Chất kích thích

Người bệnh hen suyễn không nên uống rượu và hút thuốc. Nếu hút thuốc sẽ khiến thành khí quản co giật, lượng chất bài tiết tăng lên, gây tổn hại lớp thượng bì niêm mạc và làm đột biến ở lớp vảy làm rụng trốc lông mao. Lượng chất nhờn tăng lên thì trong khói thuốc lá có nhiều độc tố như Anđehit, Oxit nitơ… sẽ kích thích niêm mạc đường hô hấp, tạo ra viêm nhiễm, dẫn đến ho khạc, nhiều đờm gây ra hen suyễn…

*

Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích làm tăng nguy cơ tái phát hen suyễn

3. Thực phẩm có gas

Khi bạn bị hen suyễn, nếu ăn quá nhiều thì dạ dày sẽ gây áp lực lên cơ hoành dẫn đến tình trạng khó thở, vì vậy nên chia nhỏ bữa ăn ra và ăn nhiều bữa. Ngoài ra, để tránh đầy bụng và thở khò khè, bạn cần hạn chế ăn thực phẩm có ga, ví dụ như:

Hành tây Đậu Bắp cải Đồ chiên Tỏi Xúc xích

4. Chất bảo quản thực phẩm

Salicylat là một chất bảo quản thực vật tự nhiên khỏi các tác nhân gây bệnh như côn trùng, vi khuẩn và nấm mốc. Đây tuy là trường hợp hiếm gặp, nhưng vẫn có một số bệnh nhân hen suyễn nhạy cảm với salicylat có trong cà phê, trà và một số loại thảo mộc và gia vị. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn hen.

Bên cạnh đó, sulfites được sử dụng để giữ thực phẩm tươi ngon có thể gây ra chứng hen suyễn tạm thời ở một số người bệnh và tạo ra sulfur dioxide gây kích ứng phổi. Tuy không còn được thêm vào trái cây và rau tươi ở Hoa Kỳ nhưng sulfite vẫn được sử dụng cho nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc có trong gia vị, trái cây sấy khô, rau đóng hộp, rượu vang và các thực phẩm khác. Do đó, hãy kiểm tra thật kỹ các sản phẩm bạn định mua để đảm bảo mình không sợ câu hỏi bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì nữa.

5. Thực phẩm gây dị ứng

Có khoảng 5% bệnh nhân hen phế quản có tình trạng bệnh nặng hơn do dị ứng thức ăn. Nếu người bệnh dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, cách tốt nhất là phải tránh chúng và nên tránh cả những loại thức ăn tương tự làm từ loại thực phẩm này. Ví dụ như nếu người bệnh bị dị ứng với bắp, cũng cần cảnh giác với các đồ gia vị chế biến từ bắp như nước màu, đường mạch nha…

6. Thực phẩm mặn (có chứa muối)

Theo số liệu thống kê ở Hoa Kỳ, lượng muối ăn được tiêu tại các khu vực địa phương luôn tỷ lệ thuận với lượng người mắc bệnh hen suyễn, do chế độ ăn có hàm lượng natri cao sẽ gia tăng phản ứng với khí quản. Vì vậy đối với bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn nên kiêng ăn quá mặn, hạn chế ăn những một số thực phẩm có vị chua gắt như chanh, giấm…

7. Thực phẩm đông lạnh

Đồ đông lạnh thường có chứa sulfite và thành phần bảo quản natri bisulfit không tốt cho bệnh nhân hen suyễn. Tránh xa những đồ ăn như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh,… là điều cần thiết nếu bạn đang bị suyễn.

8. Thực phẩm đóng gói, đồ hộp

Chất bảo quản thực phẩm có trong loại thực phẩm đóng gói, đồ hộp như natri bisulfit cũng có thể kích hoạt cơn suyễn. Tuy nhiên, người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ ngày càng nhiều các thức ăn đóng gói và đồ hộp do tính tiện dụng của nó, tăng nguy cơ tái phát bệnh. Vì vậy, đây cũng là một trong những loại thực phẩm cần đặc biệt lưu tâm khi nhắc tới bị suyễn không nên ăn gì.

*

9. Trans fat và omega 6

Do xu hướng thay mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu bắp, dầu hạt hướng dương,… chúng ta tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chứa acid béo có hại là Omega 6. Trong khi lại tiêu thụ ít thực phẩm chứa nhiều Omega 3 có nhiều trong rau xanh, dầu hạt cải, các loại cá biển như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá trích,…

Chính chế độ ăn mất cân bằng trong tỉ lệ acid béo Omega 6/Omega 3 này làm tăng cường giải phóng các hóa chất có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim.

10. Thực phẩm ngâm chua

Nếu bạn nhạy cảm hoặc dị ứng với sulfite hãy tránh xa các loại thực phẩm như dưa muối, cà muối hoặc nước nho, rượu ngâm và một số loại nước giải khát. Sulfite có khả năng khiến bệnh nhân hen suyễn gặp tình trạng khó thở.

Bị bệnh hen suyễn nên ăn gì?

Bên cạnh việc tránh các loại thực phẩm không tốt, người bệnh hen nên ăn gì để hạn chế tái phát các triệu chứng bệnh và duy trì chất lượng sống cũng cần được đặc biệt lưu ý. (4)

1. Thực phẩm giàu Vitamin C – món ăn tốt cho người bị hen suyễn

Các chuyên gia khuyên rằng Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như dưa vàng, cam, bưởi, trái kiwi, súp lơ xanh và cà chua…Những loại thực phẩm này giúp giảm triệu chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng nhờ vào lượng chất oxy hóa cao.

Xem thêm: Mẹ Có Bầu Có Nên Cho Con Bú Không, Cã³ Nãªn VừA Mang Thai VừA Cho Con Bãº

*

Vitamin C giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh hen suyễn

2. Thực phẩm chứa nhiều Vitamin D

Các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm sữa, nước cam, cá hồi và trứng có thể giúp giảm số cơn hen suyễn ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Vitamin D được cho là có thể làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên và cải thiện chức năng phổi ở trẻ em và người lớn bị hen suyễn.

3. Thực phẩm giàu Omega-3

Kết quả của một nghiên cứu vào tháng 1/2015 đăng trên tạp chí Allergology International cho thấy dầu cá có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh gây viêm như hen suyễn. Omega 3 thường được tìm thấy trong các loại cá có lớp mỡ dày, đã được chứng minh có thể làm giảm tình trạng viêm, một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn.

4. Thực phẩm giàu magie

Sử dụng thức ăn nhiều magie sẽ rất tốt cho người mắc bệnh hen do tính kháng viêm và giãn cơ trơn của chúng. Magie có nhiều trong:

Các loại rau xanh Các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng) Các loại hạt (hạt bí, hạt điều, hạt dẻ) Cà chua Chuối Atiso Ngũ cốc nguyên cám Sữa Các chế phẩm từ sữa

Theo các chuyên gia y tế, những người bị hen suyễn thường có lượng magie trong cơ thể thấp, do vậy, bên cạnh việc bổ sung magiê từ thực phẩm tốt cho người bị hen suyễn, việc sử dụng thuốc dạng xịt chứa magie cũng có thể giúp thông thoáng phế quản và cải thiện tình trạng lưu thông khí, trong trường hợp lên cơn hen. (2)

5. Trái cây

Các loại trái cây và rau củ có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-carotene không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn mà còn giúp giảm tỷ lệ các cơn hen suyễn.

Còn về chế độ ăn uống hay dinh dưỡng cho người bị hen như thế nào cho hợp lý, bạn cứ chọn lựa các chế độ ăn lành mạnh, kết hợp cùng các món ăn được nêu phía trên là được. Trong đó, có thể kể tới chế độ ăn Eat Clean!

Một số lưu ý cho người mắc bệnh hen suyễn

Bên cạnh chế độ ăn uống tốt cho người hen suyễn, phần lớn người bệnh cũng chưa biết cách kiểm soát bệnh tốt, khiến bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống thậm chí nguy hiểm tính mạng. Bỏ túi một vài lưu ý sau đây hoàn toàn có thể giúp người bệnh phòng tránh điều này.

1. Luôn mang theo thuốc bên người

Cơn hen có thể xảy đến bất cứ lúc nào, khi đó thuốc xịt sẽ giúp cắt cơn nhanh và hiệu quả vì vậy người bệnh cần nhớ luôn mang theo thuốc bên người. Mặc dù vậy, người bệnh cũng cần tránh lạm dụng thuốc dẫn đến “nhờn thuốc” gây khó khăn trong việc điều trị bệnh sau này.

*

CHÚ Ý!!! Luôn mang theo thuốc để kịp thời xử lý khi bệnh hen suyễn tái phát!

2. Tránh hoạt động quá sức

Các hoạt động thể chất quá sức sẽ không được khuyến khích vì khi cơ thể phải hô hấp nhanh khi vận động mạnh, người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng khó thở dẫn đến cơn hen tái phát.

3. Tập thể dục nhẹ nhàng, tâm lý thoải mái

Người mắc bệnh hen phế quản sẽ cảm thấy khỏe hơn khi lựa chọn môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, khí công… vì quá trình vận động giúp tăng cường trao đổi chất, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý vận động nhẹ nhàng và hạn chế tập vào mùa hanh khô sẽ khiến cơn hen dễ tái phát hơn. Đặc biệt, việc tập luyện cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có các bài tập phù hợp với tình trạng của bản thân.

Bên cạnh đó, người bệnh nên giữ tâm thái nhẹ nhàng, không lo âu, căng thẳng quá mức, duy trì các thuốc điều trị hen theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Phương Linh Hoa Khôi Áo Dài 2016, Ước Mơ Trở Thành Bác Sĩ Của Một Á Khôi Áo Dài

4. Duy trì cân nặng hợp lý

Tỷ lệ mắc hen suyễn ở người thừa cân béo phì là rất cao và có xu hướng tăng nặng và xảy ra với tần suất lớn hơn. Trọng lượng cơ thể và cân nặng là hai chỉ số đánh giá khả năng duy trì kiểm soát các cơn hen. Ngay cả việc tăng chỉ 0.5kg cũng có thể dẫn đến việc kiểm soát hen suyễn kém hơn, tăng 22-31% nhu cầu sử dụng steroid đường uống và giảm 18% chất lượng cuộc sống. (1)

Không có một loại “thần dược” nào có thể giúp bạn chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn, nhưng thay đổi một chút trong chế độ ăn cho người hen suyễn có thể sẽ giúp làm giảm hoặc kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt hơn.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hà Nội:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội

Hotline: 1800 6858

TP.HCM:

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 102 6789

Như vậy là bạn đã có trong tay các loại thực phẩm/món ăn người mắc bệnh hen suyễn nên ăn gì và nên kiêng ăn gì. Hãy tự mình bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *