Buồn nôn chán ăn là tình trạng phổ biến khi cơ thể mỏi mệt. Sức khỏe không được đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây namlimquangnam.net sẽ giúp bạn tìm hiểu về rõ hơn khi có biểu hiện để từ đó đưa ra phương án khắc phục và điều trị kịp thời.

Đang xem: Buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì

1. Buồn nôn chán ăn là gì

Buồn nôn là cảm giác không thoải mái ở bụng, dạ dày và trên họng khiến cơ thể khó chịu và muốn nôn. Bạn có thể cảm thấy chán nản ngay sau khi ăn, hoặc chỉ nghĩ đến đồ ăn là đã có cảm giác buồn nôn.

Chán ăn là khi bạn không có cảm giác thèm ăn, không có hứng thú với việc ăn uống, kể cả những món ăn yêu thích của bạn.

Buồn nôn chán ăn là tình trạng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người lớn tới trẻ em, cả nam và nữ. Tình trạng này phát triển kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể, có thể làm giảm mức năng lượng thể chất, gây sút cân và ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu là dấu hiệu của các bệnh lý và không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, có thể gây nguy hiểm.

*

Chán ăn, buồn nôn là tình trạng thường gặp

2. Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra buồn nôn chán ăn

Dưới đây là triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này

Các triệu chứng

Khi buồn nôn và chán ăn, cơ thể người có thể kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, sốt, đau đầu, chóng mặt, ợ hơi, khô miệng, đau bụng, cảm giác mệt mỏi. Khi đó, cơ thể thiếu năng lượng và làm ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Một số trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng khác như khó thở kèm theo đau ngực, tiết nhiều mồ hôi, có thể dẫn đến ngất xỉu. Các triệu chứng này có thể xuất phát từ các bệnh lý mà người bệnh mắc phải và cần được chẩn đoán điều trị sớm.

Nguyên nhân

Đây là tình trạng phổ biến không ít người gặp phải, do đó cũng có rất nhiều nguyên nhân gây ra buồn nôn chán ăn. Có những nguyên nhân đơn thuần dễ xử lý cho đến những nguyên nhân phức tạp của các bệnh lý, cụ thể như sau:

Say tàu xe.

Biểu hiện của ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu.

Do bị dị ứng với thức ăn trước đó hoặc dị ứng thời tiết.

Nhiễm trùng tiêu hóa.

Uống bia rượu, sử dụng chất kích thích quá nhiều.

Mắc các bệnh đường ruột như: tắc ruột, viêm ruột, dạ dày – tá tràng.

Sử dụng thuốc gây tác dụng phụ hoặc các phương pháp điều trị đặc thù như hóa trị ung thư.

Các bệnh về đường mật như viêm, sỏi đường dẫn mật.

U nang buồng trứng, thai ngoài tử cung.

Bệnh truyền nhiễm cấp tính.

Xem thêm: Không Nên Tự Ý Sử Dụng Thuốc Bổ Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ, Có Nên Sử Dụng Không

Mắc các bệnh về rối loạn tiền đình, viêm não cũng có thể là nguyên nhân.

Các rối loạn thần kinh như đa xơ cứng, Parkinson ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, có một số yếu tố gây tăng nguy cơ như ăn các thực phẩm chưa nấu chín, khó tiêu hóa, căng thẳng và lo âu. Phụ nữ dễ bị buồn nôn và chán ăn hơn so với nam giới do các thay đổi về hormone.

*

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn buồn nôn

3. Cần làm gì khi bị buồn nôn chán ăn

Buồn nôn chán ăn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên cơ bản vẫn là do cơ thể mất nước, chất điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có các biện pháp xử lý khác nhau.

Trước hết, bạn cần uống nước đầy đủ, tránh khiến cơ thể bị mất nước. Nếu bạn bị buồn nôn và có cảm giác chán ăn do say tàu xe, hãy uống thuốc chống say xe, hoặc thuốc chống nôn.

Đối với các trường hợp buồn nôn chán ăn do các nguyên nhân thông thường, không thuộc các vấn đề bệnh lý, thì khi đó cơ thể cần được bù nước và điện giải, hoặc truyền dịch nếu cần thiết. Trường hợp cần truyền dịch nên được tư vấn và thực hiện bởi bác sĩ, không nên tự truyền dịch tại nhà.

Một vài phương pháp bạn có thể sử dụng để giảm cảm giác buồn nôn như ngậm gừng, uống nước gừng, ngửi lá bạc hà, mát-xa dầu thơm, hay thực hiện châm cứu và bấm huyệt cũng là một biện pháp hiệu quả.

Bạn cũng nên tránh hoạt động khi gặp phải trình trạng này, tránh những nơi có mùi nặng gây cảm giác khó chịu như mùi thức ăn hoặc nước hoa. Nên dùng đầu làm điểm tựa tránh gây cảm giác buồn nôn khi ngồi hoặc nằm.

*

Uống nước đầy đủ là cách đơn giản để tránh tình trạng chán ăn buồn nôn

4. Cách khắc phục tình trạng buồn nôn chán ăn

Cơ thể có thể bị mất sức do không được bổ sung đủ thực phẩm cần thiết. Do vậy bạn có thể chia nhỏ bữa ăn để cải thiện tình trạng này, giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa các phần ăn nhỏ, đảm bảo cơ thể hấp thu được chất từ bữa ăn.

Phụ nữ trong thời kỳ nghén khi mang thai có biểu hiện buồn nôn chán ăn nên đến thăm khám, kiểm tra tại chuyên khoa sản để được bác sĩ tư vấn và can thiệp kịp thời.

Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp giúp hạn chế diễn biến của bệnh. Người bệnh cũng có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, hoặc các biện pháp mát-xa để cơ thể được thư giãn.

*

Có thể tập yoga để khắc phục chán ăn buồn nôn

Buồn nôn chán ăn do mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng nên được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa, để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu bị dị ứng thuốc hoặc tác dụng phụ do thuốc điều trị, hãy báo với bác sĩ của bạn để được xử lý.

Người già và trẻ em bị buồn nôn, chán ăn có thể là biểu hiện bắt đầu của một bệnh lý, vì vậy cần chú ý nhiều hơn. Đặc biệt đối với trẻ em, sau khi có triệu chứng nôn bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện sớm để được bác sĩ khám và chẩn đoán kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa namlimquangnam.net sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất hiện đại. Bên cạnh đó quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, chi phí hợp lý sẽ khiến khách hàng hài lòng và yên tâm hơn.

Xem thêm: Đh Y Dược Tphcm Công Bố Điểm Sàn Đại Học Y Dược Tphcm 2019, Điểm Sàn Trường Đh Y Dược Tp

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn hơn về tình trạng buồn nôn chán ăn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về các vấn đề liên quan đến sức khỏe hãy liên hệ ngay tới hotline của namlimquangnam.net 1900.56.56.56 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *