Tình trạng giảm tiểu cầu đột ngột có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả cơ thể như xuất huyết ruột, xuất huyết não,… Do đó, cần có các biện pháp tăng tiểu cầu trong máu như dùng thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống. Trong đó, tăng số lượng tiểu cầu bằng chế độ ăn uống là phương pháp tự nhiên, an toàn, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
Đang xem: ăn gì để tăng bạch cầu trong máu
Máu chứa một số tế bào máu khác nhau, phục vụ các mục đích khác nhau. Các tế bào máu bao gồm hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó, tiểu cầu là tế bào đảm nhiệm nhiệm vụ đông máu trong trường hợp có vết thương, chảy máu ở mọi cơ quan trên cơ thể.
Để các tiểu cầu hoạt động bình thường, mỗi người cần có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, số lượng tiểu cầu có thể bị giảm đột ngột, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quát. Số lượng tiểu cầu thấp có thể do sốt virus, sốt xuất huyết, các bệnh lý về tủy xương (bệnh bạch cầu, ung thư hạch), hóa trị cho bệnh nhân ung thư, xơ gan, phì đại lá lách, tác dụng phụ của một số loại thuốc, uống nhiều rượu,…
Các triệu chứng giảm tiểu cầu chỉ xảy ra khi số lượng tiểu cầu đặc biệt thấp. Ở mức độ nhẹ, chúng hầu như không gây triệu chứng. Khi các triệu chứng xảy ra, chủ yếu là: Dễ bầm tím, có đốm đỏ sẫm trên da (đốm xuất huyết), đau đầu sau khi bị thương nhẹ, chảy máu tự phát hoặc chảy máu quá nhiều, chảy máu miệng hoặc mũi sau khi đánh răng,… Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp, nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Do vậy, cần biết cách tăng số lượng tiểu cầu trong máu bằng cách dùng thuốc hoặc phương pháp tự nhiên – điều chỉnh chế độ ăn uống. Trường hợp mắc các bệnh như sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, sốt virus, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch để khôi phục số lượng tiểu cầu bình thường.
Tiểu cầu có tác dụng đông máu khi có vết thương hở
2. Ăn gì để tăng tiểu cầu?
Nếu đang tìm kiếm một phương pháp tăng tiểu cầu một cách tự nhiên, người bệnh có thể tăng cường tiêu thụ những loại thực phẩm dưới đây:
2.1 Thực phẩm giàu folate
Folate là một loại vitamin B rất cần thiết cho các tế bào máu, giúp tăng số lượng tiểu cầu. Axit folic chính là dạng tổng hợp của folate. Người lớn cần ít nhất 400mcg folate/ngày và phụ nữ mang thai cần 600mcg/ngày. Những thực phẩm có chứa folate hoặc axit folic gồm: Rau lá xanh đậm, gan bò, ngũ cốc ăn sáng, các loại sữa, cơm,…
Người dùng chú ý không tiêu thụ quá nhiều axit folic từ các chất bổ sung vì hàm lượng cao có thể gây cản trở chức năng của vitamin B12. Còn việc ăn nhiều thực phẩm giàu folate sẽ không gây ảnh hưởng gì;
Tiểu cầu có thể tăng nhờ việc bổ sung thực phẩm giàu folate
2.2 Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành của các tế bào hồng cầu. Mức độ vitamin B12 thấp có thể khiến số lượng tiểu cầu bị giảm. Người trên 14 tuổi cần 2,4mcg vitamin B12/ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần 2,8mcg vitamin B12/ngày.
Vitamin B12 có trong các sản phẩm từ động vật như: thịt bò và gan bò, trứng, cá hồi, cá ngừ, ngao, sò, các chế phẩm từ sữa. Những người ăn chay có thể ăn các thực phẩm như ngũ cốc, sữa hạnh nhân, cam, sữa đậu nành,… để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể.
2.3 Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin C còn giúp các tiểu cầu hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể (sắt là chất thiết yếu đối với tiểu cầu).
Có nhiều loại trái cây và rau quả giàu vitamin C, đó là bông cải xanh, trái cây họ cam quýt (cam, bưởi), quả kiwi, xoài, dứa, cà chua, lựu, dâu tây, ớt chuông,… Chú ý, vì nhiệt độ cao có thể làm phá hủy vitamin C nên tốt nhất bạn nên ăn sống các thực phẩm giàu vitamin C nếu có thể.
Xem thêm: Nguyên Nhân Gây Rụng Tóc Ở Nữ Giới, Và 5 Thực Phẩm Giúp Tóc Dày Mượt
Thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng làm tăng tiểu cầu
2.4 Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D góp phần quan trọng đối với hoạt động của xương, cơ bắp, dây thần kinh và hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, vitamin D cũng đóng vai trò thiết yếu trong chức năng của các tế bào tủy xương sản xuất tiểu cầu và các tế bào máu khác.
Cơ thể có thể sản xuất vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận được đủ ánh sáng mặt trời mỗi ngày, đặc biệt là vào những tháng mùa đông. Người trưởng thành từ 19 – 70 tuổi cần 15mcg vitamin D/ngày.
Vì vậy, có thể bổ sung vitamin D từ thực phẩm để tăng tiểu cầu. Những thực phẩm giàu vitamin D gồm: Lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu gan cá, sữa chua, ngũ cốc ăn sáng, nước cam, sữa đậu nành, nấm,…
2.5 Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương. Lượng vitamin K cần thiết cho nam giới trưởng thành từ 19 tuổi trở lên là 120mcg/ngày và nữ giới là 90mcg/ngày. Vì vậy, cần bổ sung vitamin K từ những thực phẩm như củ cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, đậu nành, dầu đậu nành, bí ngô,…
Rau bina chứa hàm lượng vitamin K cao giúp tăng tiểu cầu
2.6 Thực phẩm giàu chất sắt
Sắt là thành phần quan trọng đối với tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Sắt có thể làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt. Nam giới trên 18 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi cần 8mg sắt/ngày. Phụ nữ 19 – 50 tuổi cần 18mg sắt/ngày. Phụ nữ mang thai cần 27mg sắt/ngày.
Nên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống để tăng tiểu cầu. Những thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: Hàu, gan bò, ngũ cốc ăn sáng, đậu lăng, đậu hũ, socola đen, hạt bí,… Nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt với vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ. Tránh ăn thực phẩm giàu canxi hoặc bổ sung canxi cùng lúc với thực phẩm giàu chất sắt.
2.7 Thực phẩm cần tránh
Một số loại thực phẩm, đồ uống có thể làm giảm số lượng tiểu cầu mà chúng ta cần tránh, đó là: Rượu, aspartame (chất làm ngọt nhân tạo), nước ép nam việt quất, quinine (có trong nước tăng lực), sốt mè,…
Các loại nước có chứa chất làm ngọt nhân tạo cần được tránh xa
2.8 Chất bổ sung
Người bệnh muốn tăng số lượng tiểu cầu có thể sử dụng một số chất bổ sung như:
Chất diệp lục: Là một sắc tố xanh có trong thực vật. Sử dụng chất diệp lục có thể làm giảm một số triệu chứng của tình trạng giảm tiểu cầu. Các chất bổ sung từ tảo rất giàu chất diệp lục, là lựa chọn bổ sung tiềm năng cho người có số lượng tiểu cầu thấp;Chiết xuất lá đu đủ: Nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất lá đu đủ làm tăng đáng kể số lượng tiểu cầu và hồng cầu. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ hơn trên con người;Melatonin: Là một loại hormone được sản xuất bởi cơ thể. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy có mối liên quan giữa melatonin với mức tăng tiểu cầu. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ hơn để xác định lợi ích của nó đối với người có số lượng tiểu cầu thấp.
Xem thêm: Đừng Coi Thường Khi Bị Ngứa Bộ Phận Sinh Dục Nam Và Cách Khắc Phục
Ăn một số loại thực phẩm, uống thuốc bổ sung có thể làm tăng số lượng tiểu cầu. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng cảnh báo số lượng tiểu cầu rất thấp, người bệnh nên đi khám, điều trị sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mynamlimquangnam.net để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!