11 cuốn sách hay về y học cổ truyền trình bày lịch sử hình thành và phát triển của nền y học cổ truyền trên thế giới và Việt Nam. Sách đề cập đến các lý luận cơ bản về âm dương ngũ hành, tạng tượng, nguyên nhân gây bệnh, các phương thức chữa bệnh như thảo dược, châm cứu, bấm huyệt, thực dưỡng đã và đang áp dụng trong suốt hàng trăm năm qua.

Đang xem: Sách chuyên khoa y học cổ truyền

*

Bước sang thế kỷ XXI, nền Y học cổ truyền càng xích lại gần hơn nền Y học hiện đại. Các thầy thuốc làm Y học cổ truyền ngày càng quan tâm và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu to lớn của Y học hiện đại trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Y học phương Đông có phần lý luận sâu sắc rất rộng và giá trị thực tiễn trải qua hàng ngàn năm tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Muốn nắm vững kiến thức thấu đáo chắc chắn phải dày công tìm hiểu và nghiên cứu trong nhiều năm. Nhờ có đường lối đúng đắn trong việc kế thừa, phát huy và kết hợp vốn cổ với những kiến thức mới trong việc điều trị bệnh nói chung và chuyên ngành Y học cổ truyền nói riêng, kết quả điều trị thu được ngày càng được khả quan hơn trước. Việc người thầy thuốc có thể kết hợp hài hòa giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân là vô cùng cần thiết.

Chính vì vậy, Khoa Y học cổ truyền của Trường Đại học Y Hà Nội biên soạn lại cuốn sách “Y học cổ truyền” trên nền tảng cuốn Y học cổ truyền được xuất bản lần đầu tiên năm 2008, có sửa chữa và cập nhật, bổ sung. Cuốn sách đề cập đến những kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền trong tất cả các lĩnh vực: Lý luận cơ bản, Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc, Dược và các bài thuốc kinh điển, Điều trị cụ thể cho các chứng bệnh trong Nội, Ngoại, Phụ, Nhi và các chuyên khoa lẻ. Cuốn sách này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền cho các đối tượng trong và ngoài chuyên ngành Y học cổ truyền, giúp họ có thể tham khảo và ứng dụng tốt trong điều trị. Một phần kiến thức lớn đã được trình bày, nhưng có thể không tránh khỏi những thiếu sót.

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp và Quý độc giả để cuốn sách này ngày càng hoàn thiện hơn.

Lời tựa

Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập

*

Xem giá bán

Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những tư liệu bổ ích trong công việc thừa kế học tập,nghiên cứu, phát huy phát triển Y học cổ truyền ở thời đại ngày nay. Cuốn sách gồm những phần chính như sau:

Phần 1: Giới thiệu đại cương về thuốc Y học cổ truyền, bao gồm: tên gọi, cách phân loại,đặc điểm và tính chất của thuốc, cách phối ngũ, những cấm kỵ trong dùng thuốc, liềulượng và các dạng thuốc thường dùng trên lâm sàng.

Phần 2: Giới thiệu hơn 250 vị thuốc thường dùng. Đối với mỗi vị thuốc đều có giới thiệutính vị qui kinh của thuốc, tác dụng dược lý theo y lý cổ truyền (có phần trích dẫn theo Y văn cổ để tham khảo).

Kết quả nghiên cứu theo dược lý hiện đại, phần ứng dụng lâm sàng theo các tài liệu trong, ngoài nước và kinh nghiệm điều trị của tác giả, liều dùng và chú ý.

Gợi ý

Hải Thượng Lãn Ông

*

Trong lịch sử y học cổ truyền của nước Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông (Tác giả) chiếm một vị trí khá quan trọng, thật sự là một danh y của đất nước. Tên thật của ông là Lê Hữu Trác, ông đã hết lòng vì sự nghiệp y học của nước nhà. Ông biết thừa kế những thuật học của danh y đời trước và nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, có phê phán và phát triển.

Nhận rõ trách nhiệm với tương lai y học của nước nhà đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ năm 1760 ông đã mở lớp huấn luyện y học: trao đổi kinh nghiệm phòng và chữa bệnh với các đồng nghiệp, tập hợp những kinh nghiệm dân gian; ông tìm hiểu quan hệ giữa khí hậu, thời tiết đối với bệnh tật ở nước ta. Ông ghi chép bệnh án để rút kinh nghiệm những bệnh chữa khỏi và những bệnh không chữa khỏi.

Qua 30 năm, ông tổng kết kinh nghiệm của Trung y và y học cổ truyền biên soạn bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu,… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Bộ sách của ông được đánh giá cao cả trong và ngoài nước. Bộ sách này đã đánh dấu bước tiến mới trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, góp phần phát triển nền y học của đất nước.

Y Học Tùng Thư

*

Cuốn sách này mang trong mình rất nhiều kiến thức y học thiết thực đối với đời sống con người. Sách gồm 4 phần:

– Phần I: Bước đầu nghề thuốc: Huyết mạch quản, não khí cân, mạch và sự hỗ kiến của mạch, xương cốt, đặc biệt là phần mối quan hệ biểu lý giữa lục phủ ngũ tạng.

– Phần II: Thuật theo Y học phương Đông: An Nhân cho rằng, muốn học thuốc, trước hết phải biết thân thể, tạng phủ và cách biến hóa âm dương, khí huyết ra thế nào, mục Danh luận hợp thái, Những điều nên biết tróng nghề thuốc và Bản thảo phần Dược với rất nhiều vị thuốc viết theo vần ABC, mỗi vị đều được cú thích thuộc loại (mộc, thảo, cầm, thú) và trình bày: Tên khác, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị cùng các phụ phương chữa bệnh.

– Phần III: Các chứng bệnh: Ở phần này, tác giả trình bày, phân tích kỹ lưỡng, chi tiết từ triệu chứng, định nghĩa, chẩn đoán, đến phân loại và biện chứng luận trị, từ đó, đưa ra những bải thuốc thường dùng để chữa cho 32 chứng bệnh kinh điển trong Đông y.

– Phần IV: Phụ lục: Những bài thuốc thường dùng.

Như vậy, có thể thấy, nội dung cuốn sách rất toàn diện, chi tiết và thiết thực, không có một câu chữ nào trong sách là thừa thãi cả.

Phương Thang Y Học Cổ Truyền

*

Cuốn “”PHƯƠNG THANG Y HỌC CỔ TRUYỀN”” có trên 10.000 phương thang của các danh y trong nước và ngoài nước.

Xem thêm: Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Và Không Nên Tập Những Môn Thể Thao Nào?

Một phương thuốc dùng đặc trị một bệnh hoặc 2-3 bệnh, việc sắp xếp nhiều phương thuốc có tác dụng và chỉ định tương tự được xếp vào một loại bệnh hoặc hai, loại bệnh được xếp vào một nhóm bệnh, tuy chưa được hoàn chỉnh, nhưng có thể giup bạn đọc tra cứu được thuận tiện.

Khi tra cứu sử dụng, người thầy thuốc có thể căn cứ vào bệnh trạng của bệnh nhân để dùng NGUYÊN BẢN của PHƯƠNG THANG hoặc GIA GIẢM (thêm, bớt) các DƯỢC VỊ và LIỀU LƯỢNG nếu thấy cần thiết.

Đây là một cuốn sách cần thiết, có thể coi đây là một CẨM NANG tra cứu tiện lợi cho cả thầy thuốc Lương y và Tây y, ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Viện, Bệnh việ), nơi sản xuất, phân phối thuốc (xí nghiệp, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn y học cổ truyền và tây dược, kho thuốc, hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân, cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyề) thuộc cơ sở nhà nước và tư nhân, từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt cuốn sách sẽ rất hữu ích cho học sinh – sinh viên các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp về y học cổ truyền. Cuốn sách còn là tài liệu tham khảo về chuyên môn cho các cơ quan có chức năng quản lý về thuốc và các viện nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thuố

Gợi ý

Với sơ đồ thể hiện vị trí chính thức của 200 huyệt đạo trên cơ thể, cuốn sách như một công trình khoa học chuyên sâu, hữu ích và giá trị – một bí huyết thực hành bấm huyệt rất thực tế và sinh động, giúp các chuyên gia châm cứu, bấm huyệt hiểu sâu hơn và nâng cao tay nghề hơn qua kỹ thuật bấm huyệt chữa bệnh hiệu quả được đúc kết và lưu truyền lâu đời. Với người đọc thông thường, sách còn cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản và các kỹ thuật xoa bấm đơn giản nhưng hiệu quả, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh.

Tác giả quyển sách là một trong những danh y người Nhật, Giáo sư Katsusuke Serizawa – Giám đốc Trung tâm Liệu pháp Đông y Bảo vệ Sức khoẻ – Đại học Zhubo Tokyo. Thêm một thông tin khá thú vị: sách đã được Công ty Văn hoá Đồ thư Đài Bắc chuyển ra Hoa ngữ phục vụ cho cộng đồng người Hoa, một dân tộc vốn đã rất “sành” về huyệt vị và cách day bấm huyệt. Mong rằng cuốn sách này sẽ mang đến cho các bạn nhiều điều thú vị và cuôn có trạng thái tinh thần sảng khoái, cơ thể sung mãn.

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

“ Mỗi người đi đến yêu khoa học bằng những con đường khác nhau, riêng tôi nhớ lại tôi đã yêu khoa học qua lòng yêu Tổ Quốc” – dòng đầu tiên trong Hồi ức của tác giả cuốn “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM”.

Lòng yêu Tổ Quốc của tác giả được bắt đầu từ tình yêu gia đình, từ tình yêu quê hương – xóm nhỏ Bùa Hậu thuộc Phù Xá, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên (Nay là xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), từ sự ngưỡng mộ bó thuốc chữa gãy tay của ông lang Sáp khi mới 5-6 tuổi, …. Tình yêu đó đã giúp ông vận dụng các kiên thức Tây học để hiểu/lý giải một cách khoa học tác dụng cây thuốc/vị thuốc đã được Đại Danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, các thày lang và nhân dân ta sử dụng chữa bệnh trong hàng trăm năm qua. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học trên thế giới đã đánh giá ông là người đã bắc cầu thành công hai nền Y học: Hiện đại và Cổ truyền Việt Nam.

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam là công trình nghiên cứu dược liệu nổi tiếng của GSTS. Đỗ Tất Lợi mà bản thân ông đã từng dùng cây thuốc, bài thuốc Việt Nam để điều trị thành công bệnh của nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước. Bộ sách được xuất bản lần đầu năm 1962 và 2019 là lần tái bản thứ 20.

Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Đến năm 1980, tác giả công trình được Chính phủ phong hàm Giáo sư đại học, và đến 1996 được vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên về khoa học công nghệ.

Năm 1983, tại Triễn lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách NCT&VTVN được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quí của triễn lãm sách. Tháng 5-2007, tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 Hiệp hội xuất bản châu Á-Thái Bình Dương (APPA) – diễn ra tại TPHCM – cuốn sách đã nhận được giải thưởng đặc biệt của Hội đồng giải thưởng sách APPA.

Có cuốn sách trong tay là giúp bạn có thêm một phương pháp khoa học hiểu biết tác dụng phòng/chữa bệnh của các cây, rau và vật nuôi ở xung quanh ta.

Lời tựa

Gợi ý

Sách “Hoàng Đế nội kinh” được xem là một trong tứ đại kinh điển Đông y sớm nhất hiện còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, bộ sách không chỉ đơn giản là tài liệu y học quý giá mà còn là tác phẩm triết học có vị trí hàng đầu trong lịch sử tư tưởng phương Đông. “Hoàng Đế nôi kinh” cho rằng con người và tự nhiên có mối quan hệ khăng khít với nhau. Sự vận động biến đổi của tự nhiên luôn ảnh hưởng đến cơ thể. Không chỉ vậy bộ sách còn trình bày về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa cơ thể và tinh thần.

Về nền tảng y học, trong “Hoàng Đế nội kinh” là cả một hệ thống lý luận bao gồm bốn học thuyết lớn: tạng tượng (nghiên cứu chức năng sinh lý, tổ chức tạng phủ và quan hệ thống kinh lạc của cơ thể), bệnh cơ (nhiên cứu cơ chế nội tại của sự phát sinh, phát triển và biến đổi bệnh tật), chuẩn pháp (bốn phép chuẩn – vọng, văn, vấn, thiết) và trị tắc (nghiên cứu về nguyên tắc trị bệnh)

Ấn bản “Hoàng Đế nội kinh” được chúng tôi ra mắt lần này bao gồm cả hai quyển Tố Vấn và linh khu và Linh Khu được biên tập công phu, mỗi cuốn đầy đủ 81 thiên cả phần chữ Hán, phiên âm lẫn dịch nghĩa, đây không chỉ là bộ sách quý cho giới y học mà còn bổ ích cho các nhà nghiên cứu, học thuật.

Đông Y Toàn Tập

Nội dung sách được chia làm 8 phần:

Phần I: Lịch sử phát triển y học cổ truyền Đông phương.Phần II: Lý luận cơ bản về âm dương ngũ hành, tạng tượng, nguyên nhân gây bệnh, phân loại chứng hậu, tứ chẩn, bát cương, bát pháp.Phần III: Nội kinh tóm tắt, gồm: dưỡng sinh, âm dương ngũ hành, tạng tượng kinh lạc, bệnh nặng, chẩn pháp, trị tắc.Phần IV: Thương hàn ôn bệnh.Phần V: Phương dược: nguồn gốc, nơi thu hái, xử lý và bảo quản, phân loại thực vật, cách bào chế, cách dùng, tính năng dược vật…Phần VI: Bào chế Đông dược <được xếp theo thứ tự A,B,C… rất dễ tra cứu>.Phần VII: Giáo trình nội khoa.Phần VIII: Phụ khoa.

Sau mỗi bài/tiết của từng phần đều có câu hỏi thảo luận, giúp bạn đọc củng cố lại kiến thức đã đọc và học.

Phòng Bệnh Và Trị Bệnh Theo Phương Pháp Thực Dưỡng Ohsawa

MACROBIOTICS hiểu theo từ Hy Lạp (Makrobiotos) hoặc THỰC DƯỠNG hiểu theo ngữ nghĩa Hán Việt là phương pháp hoặc nghệ thuật dưỡng sinh sống vui sống khỏe dựa vào một tri thức sâu xa về sự sống trong vũ trụ mà Giáo sư Ohsawa gọi là NGUYÊN LÝ VÔ SONG của TRẬT TỰ VŨTRỤ phát xuất từ học thuyết “Vũ Trụ Thống Nhất” và “Âm Dương Biện Chứng” của Á Đông.

Sau nhiều năm nghiên cứu, Giáo sư Ohsawa và những người theo ông đã gây dựng một phong trào Thực Dưỡng rộng lớn trên thế giới. Ở nhiều nước kể cả những nước có nền y học hiện đại tiên tiến như Mỹ, Nga, Anh, Đức, Pháp, Nhật, … đã có những tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và truyền bá phương pháp này cả ở cấp chính phủ và liên chính phủ. Cách phòng và trị bệnh bằng THỰC DƯỠNG hiện đã được Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO nhìn nhận, và thuật ngữ Macrobiotics được sử dụng càng ngày càng phổ biến trên các diễn đàn quốc tế về y học và xã hội học như là một biện pháp tích cực để giải quyết những vướng mắc trong công tác chăm sóc sức khỏe và phục vụ đời sống con người.

Xem thêm: Cách Chữa Da Mặt Bị Dị Ứng Mỹ Phẩm, Các Cách Chữa Dị Ứng Mỹ Phẩm Trên Mặt Cấp Tốc

Từ Điển Huyệt Vị Châm Cứu

Đây là một công trình biên khảo công phu và tâm huyết của một nhà Đông y học có hơn 30 năm nghiên cứu, giảng dạy và thực hành trị bệnh.

Với 3 bảng phân loại và các loại hệ thống huyệt vị rất khoa học cũng như các biểu đồ dễ tra cứu. Toàn bộ các hướng dẫn đều có đồ hình phân tích tỉ mỉ từng huyệt vị với phần chữ Hán có phiên âm, dịch nghĩa dễ hiểu. Phần hướng dẫn trị liệu rất chi tiết các phương pháp châm cứu trị bệnh, từ nội khoa đến ngoại khoa, như thần kinh, hen suyễn, thủy thủng, nhọt lở, cầm máu đến xương khớp, cai thuốc, giảm cân…

Hàng trăm đồ hình chi tiết các huyệt vị xương cơ bắp, hệ thần kinh của cơ thể người được vẽ rất công phu. Phần phụ lục giải thích một số danh từ giải phẩu học cổ, định nghĩa các thuật ngữ Đông y dùng trong châm cứu. Có phần nguyên văn chữ Hán về “nội kinh” và “ngoại kinh” cùng một số từ chuyên môn bằng tiếng Pháp. Ấn bản mới có sửa chữa bổ sung,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *