Bé bị ho có đờm nên ăn lá hẹ, củ cải trắng, gừng, cá béo, hay các thực phẩm giàu vitamin A, C và các món ăn dưới đây để tận dụng đặc tính kháng khuẩn, giảm ho, tiêu đờm tự nhiên của chúng. Ngoài ra, cần kiêng cho bé dùng các thực phẩm dưới đây.

Đang xem: Trẻ bị ho có đờm nên ăn gì

Bé bị ho có đờm nên ăn gì?

Ho có đờm là dấu hiệu thường gặp ở trẻ khi bé mắc một số bệnh lý ở đường hô hấp, điển hình nhất là tình trạng viêm họng hay viêm phế quản. Một số thực phẩm có thể giúp hỗ trợ giảm ho, làm tiêu tan đờm nhầy trong cổ họng của bé. Bạn nên thường xuyên dùng các thực phẩm dưới đây để chế biến thức ăn cho con trong những ngày trẻ bị ho có đờm:

1. Lá lẹ

Lá hẹ có thể dùng nấu cháo, nấu canh hay hấp với đường phèn lấy nước uống. Thực phẩm này chứa các chất có khả năng hoạt động tương tự như kháng sinh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp của bé, đồng thời làm tăng khả năng miễn dịch của trẻ.

*

Bé bị ho có đờm nên ăn lá hẹ bởi thực phẩm này có tác dụng long đờm, giảm ho, ức chế vi khuẩn gây bệnh

Y học cổ truyền còn sử dụng lá hẹ làm thuốc trị ho cho trẻ em và cả người lớn. Thực phẩm này có tính nhiệt, giúp giữ ấm đường thở, long đờm, giảm ho, diệt khuẩn, tiêu thũng. Chủ trị viêm họng, viêm phế quản hay hen suyễn – những vấn đề thường gặp ở đường hô hấp là nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm.

*

2. Bé bị ho có đờm nên ăn củ cải trắng

Với đặc tính kháng viêm tự nhiên, củ cải trắng cũng được sử dụng trong thực đơn của trẻ bị ho có đờm. Thực phẩm này giúp ức chế phản ứng sưng viêm phù nề trong đường thở của bé, làm dịu kích ứng trong cổ họng và giảm tiết đờm nhầy, qua đó cải thiện đáng kể tình trạng ho có đờm ở trẻ.

Ngoài ra, củ cải trắng còn cung cấp nhiều nước, caxin, protid, sắt, phốt pho, vitamin B1, C, PP và chất xơ. Chúng có tác dụng làm loãng đờm nhầy, kích thích tái tạo tổn thương bên trong đường hô hấp, giảm khàn tiếng, đồng thời nâng cao sức đề kháng của trẻ, giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ho có đờm trở lại.

Củ cải có thể được chế biến theo nhiều hình thức khác nhau như nấu canh, luộc hay nấu cháo. Đây đều là những món ăn thanh mát, có khả năng trừ đờm, giảm ho tốt. Bạn có thể thêm thực phẩm này vào trong bữa ăn của bé mỗi tuần 3 – 4 lần để thay đổi khẩu vị và giúp thực đơn được phong phú hơn.

3. Trứng

Nhiều người cho rằng không nên cho trẻ ăn trứng khi bị ho có đờm bởi thực phẩm này có thể khiến cho cơn ho tăng nặng hơn. Tuy nhiên, thông tin này chỉ là lời đồn vô căn cứ bởi cho đến nay vẫn chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh về điều này.

Trên thực tế, trứng chứa nguồn dưỡng chất vô cùng phong phú. Thực phẩm này cung cấp nhiều chất đạm, canxi, sắt và đặc biệt là kẽm – một loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch của bé. Ăn trứng sẽ giúp cơ thể bé có sức đề kháng tốt hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương ở đường thở và có thêm nhiều năng lượng để hoạt động.

Mặc dù tốt nhưng mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều trứng. Mỗi tuần bé chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả. Lựa chọn nguồn trứng sạch để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra, khi chế biến chứng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Cho bé ăn trứng luộc để dễ tiêu hóa và tận dụng được tối đa nguồn dưỡng chất có trong trứngĐể đổi món có thể cho bé ăn trứng chiên nhưng không nên sử dụng quá nhiều dầu mỡKhông cho bé ăn trứng sống hoặc trứng được luộc, chiên theo kiểu lòng đào

4. Giá đỗ tốt cho trẻ bị ho có đờm

Giá đỗ là thực phẩm có tính mát, giúp giải nhiệt, tiêu đờm, làm dịu cơn ho. Thực phẩm này cũng cung cấp nhiều calo, vitamin B1, B2, C, E, PP, glucid, Fe, protid giúp bé bớt mệt mỏi và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Thực phẩm này khá lành tính và có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các loại giá đỗ đang bán trên thị trường hiện nay hầu hết đều được ủ bằng hóa chất độc hại. Để đảm bảo an toàn cho bé, bạn nên chọn mua nguyên liệu ở những nơi bán rau sạch hoặc tự ủ tại nhà cho cả gia đình sử dụng. Đối với các bé mới tập ăn dặm thì nên xay nhuyễn giá đỗ bỏ vào cháo của bé hoặc luộc giá lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày để làm dịu cơn ho và loại bỏ cảm giác vướng víu trong cổ họng của bé.

5. Quả lê

Nếu đang thắc mắc bé bị ho có đờm nên ăn gì thì quả lê chính là một gợi ý hữu ích cho các mẹ. Loại trái cây này có vị ngọt thanh, mềm và rất kích thích vị giác của bé. Thêm vài đó, lê còn cung cấp hầu hết các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.

*

Lê là một trong những loại trái cây tốt nhất cho bé bị ho có đờm

Y học cổ truyền cũng ghi nhận, lê có tính hàn, quy vào kinh Phế và kinh Vị. Khi sử dụng, loại trái cây này có thể giúp giáng đờm, làm giảm cảm giác đau rát trong cổ họng, giảm ho. Có thể dùng lê cho bé bị ho khan hay ho có đờm đều được.

Bạn có thể gọt vỏ lấy thịt quả lê cho bé ăn trực tiếp, xay nhuyễn hay ép nước để trẻ dễ ăn hơn. Dân gian còn sử dụng lê hấp đường phèn trị ho như là một phương thuốc giảm ho đờm tự nhiên cho trẻ.

6. Cà rốt giảm ho có đờm cho trẻ

Cà rốt luộc, nước ép cà rốt hay súp cà rốt chính là những gợi ý tốt cho thực đơn của trẻ bị ho có đờm. Thực phẩm này giúp bổ sung falcarinol – một chất có khả năng giảm ho, chống lại cơn hen suyễn bằng các ức chế hoạt động co thắt của các cơ trơn trong đường hô hấp.

Hơn nữa, nguồn chất xơ phong phú cùng vô số loại vitamin và khoáng chất có trong cà rốt còn giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Thực phẩm này mang đến cho bé nguồn năng lượng dồi dào để có sức chống đỡ tốt hơn trước sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh

Để tận dụng được lợi ích tối đa mà thực phẩm này mang lại, bạn có thể cho bé ăn cà rốt 2 hoặc 3 lần trong tuần. Tránh lạm dụng cho bé ăn quá nhiều dẫn đến vàng da.

7. Bé bị ho có đờm nên ăn hành tây

Hành tây là thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho các bé bị ho có đờm. Loại củ gia vị này chứa hoạt chất kháng sinh thực vật, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây ho có đờm mà không gây tác dụng phụ cho bé như các loại thuốc kháng sinh trong Tây y.

Để giảm bớt vị hăng cay của hành tây, bạn nên cho bé ăn thực phẩm này khi đã được nấu chín. Ngoài ra, có thể dùng hành tây hấp cách thủy chung với mật ong hay đường phèn lấy nước cho bé uống mỗi ngày 3 – 4 lần để cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp, giảm ho, tiêu đờm.

8. Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm A, C

Chẳng hạn như trái cây có múi, rau lá xanh, đu đủ, bí ngô, khoai lang, súp lơ xanh… Các thực phẩm này cung cấp nguồn vitamin A và C dồi dào cho cơ thể. Chúng giúp nâng cao khả năng miễn dịch của bé, đẩy mạnh hoạt động của các tế bào bạch cầu trong việc tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh.

Cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin A và C còn giúp bé nhanh hết viêm và giảm tiết dịch trong đường thở, từ đó làm giảm bớt cơn ho một cách tự nhiên.

9. Các loại củ gia vị

Bao gồm củ hành ta, tỏi, gừng hay nghệ. Mỗi loại củ đều chứa các chất có lợi trong việc đẩy lùi tình trạng ho có đờm của bé.

*

Gừng hay tỏi đều chứa hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn giảm ho đờm tự nhiên, an toàn cho béCủ hành, tỏi: Cả hai loại củ này đều chứa allicin – một chất kháng sinh thực vật có khả năng khắc phục tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp của bé, ức chế sự phát triển của các tác nhân có hại, đồng thời hỗ trợ cho nâng cao chức năng hoạt động của hệ miễn dịch.Gừng: Giàu geraniol , gừng đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau rát cổ họng cho trẻ bị ho nhiều, làm tiêu đờm nhầy, giảm viêm, giữ ấm đường thở, đồng thời tăng cường lưu lượng máu đến sửa chữa tổn thương trong đường hô hấp của bé.Củ nghệ: Cho trẻ uống 1 – 2 ly sữa ấm pha bột nghệ mỗi ngày hoặc dùng nghệ tươi hấp mật ong là những cách đơn giản để cải thiện cơn ho có đờm cho bé mà không phải dùng thuốc. Sở hữu hàm lượng curcumin dồi dào, nghệ có khả năng chống viêm mạnh, làm giảm sưng đường thở, ức chế sản xuất đờm nhầy, giúp bé bớt ho và cảm thấy dễ chịu hơn.

10. Trẻ bị ho có đờm nên ăn các loại cá béo

Bao gồm:

Cá thuCá ngừCá hồiCá tuyếtCá cơm…

Thêm các loại cá trên vào trong thực đơn chính là một cách đơn giản để cải thiện tình trạng ho có đờm của bé thông quá chế độ ăn uống. Chúng đặc biệt chứa nhiều omega 3, một loại axit béo có khả năng chống viêm mạnh. Trẻ hấp thu chất này sẽ có khả năng chữa lành tổn thương sưng viêm trong đường thở nhanh hơn, từ đó giảm tiết đờm và loại bỏ được yếu tố gây ho.

Xem thêm: Cách Dùng Nịt Bụng Sau Sinh Bao Lâu Thì Gen Bụng Sau Sinh Mổ

Ngoài ra, các loại cá còn cung cấp nhiều protein dễ hấp thu. Một phần chất này được chuyển hóa thành năng lượng và phần còn lại sẽ tham gia vào quá trình xây dựng nên các tế bào mới để thay thế, sửa chữa các mô bị tổn thương bên trong đường thở.

11. Rau diếp cá giảm ho có đờm cho bé

Rau diếp cá là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc bé bị ho có đờm nên ăn gì. Thực phẩm này có tính mát, giúp chống viêm, diệt khuẩn, kháng virus, đồng thời làm loãng đờm nhầy, giảm ho có đờm, ho khan cho trẻ.

Bên cạnh đó, các thành phần vitamin C, quercitrin hay methylnonylketon đều là các chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm tốt. Chúng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện nhanh triệu chứng ho có đờm do viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm hay viêm phế quản.

12. Mật ong

Trẻ bị ho có đờm cũng nên dùng mật ong hàng ngày nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh. Thực phẩm này rất tốt cho bé từ 1 tuổi trở lên. Nó cung cấp vitamin A, C, E cùng nhiều loại khoáng chất và axit amin giúp bồi bổ sức khỏe, nhuận phế, giảm ho, đánh tan đờm nhầy vướng víu trong cổ họng trẻ.

Để cải thiện tình trạng ho có đờm, mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn 1 – 2 thìa mật ong. Hướng dẫn bé ngậm trong miệng và nuốt từ từ. Ngoài ra, mật ong còn được hấp cách thủy chung với chanh, gừng, quất xanh hay quả khế để làm thuốc trị ho có đờm kéo dài lâu ngày cho bé.

Trẻ bị ho có đờm có nên cho uống sữa?

Khi trẻ bị ho có đờm, nhiều phụ huynh cho bé uống sữa vì cho rằng sữa có thể làm tăng lượng chất nhầy được sản xuất trong đường thở của bé. Quan niệm này đã được gạt bỏ bởi một số nghiên cứu khoa học được thực hiện từ năm 1948.

Các nghiên cứu này xem xét đến việc thành phần protein có trong sữa liệu có thể khởi động các gen làm tăng tiết dịch nhầy hay không. Theo TS. Balfour-Lynn, toàn bộ quá trình này chỉ xảy ra trong phạm vi đường tiêu hóa. Nó chỉ tác động đến đường hô hấp khi đường ruột bị nhiễm trùng, viêm loét, tạo điều kiện cho protein sữa có khả năng được truyền đi khắp nơi trong cơ thể, bao gồm cả đường hô hấp.

*

Trẻ bị ho có đờm vẫn có thể uống sữa bình thường

Theo các nhà nghiên cứu, sữa là một loại nhũ tương nên khi trộn lẫn với nước bọt có thể tạo ra hiện tượng tương tác khiến cho sữa trở nên đặc hơn và mang đến cảm giác nhầy dính bao phủ khoang miệng và cổ họng sau khi nuốt. Do đó mà mới có quan niệm uống sữa làm tăng tiết chất nhầy khiến cho bé bị ho có đờm nghiêm trọng hơn.

Sữa cung cấp nguồn calo dồi dào và các dưỡng chất cần thiết, giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi sức khỏe của bé. Đặc biệt, đây còn là thức ăn chính của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên không thể cắt giảm. Các mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú hoặc uống sữa bình thường.

Để giảm cảm giác dính nhầy ở cổ họng của trẻ sau khi uống sữa, mẹ có thể cho bé dùng thêm nước lọc để làm sạch cổ họng và hỗ trợ làm loãng đờm nhầy. Ngoài ra, có thể thay thế sữa bò hay sữa công thức bằng các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe.

Thực phẩm trẻ bị ho có đờm nên kiêng ăn

Không phải thực phẩm nào cũng có lợi cho trẻ bị ho có đờm. Một số thức ăn thậm chí còn khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy bé bị ho có đờm nên kiêng gì?

Các món cay nóng: Đồ ăn cay nóng khiến cổ họng của bé bị khô, rát và tiết ra nhiều đờm, từ đó làm tăng nặng cơn ho.Đồ béo: Bao gồm các món xào, gà rán, khoai tây chiên hay thức ăn nhanh… Chúng không chỉ khó tiêu mà còn khiến đờm nhầy trở nên đặc quánh kích thích bé ho dữ dội.Thực phẩm gây dị ứng: Hãy loại bỏ ngay các thực phẩm từng khiến bé bị dị ứng ra khỏi thực đơn của trẻ khi con bạn bị ho có đờm. Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng khi cho con ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, lạc… Chúng có thể gây ngứa cổ họng và làm tình trạng ho đờm trở nên nghiêm trọng.Đường tinh luyện: Bánh kẹo hay các loại nước uống giải khát thường chứa nhiều đường. Chúng có thể khiến phản ứng viêm trong đường thở bùng phát mạnh hơn, từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều trị ho có đờm của trẻ. Tốt nhất mẹ không nên dùng đồ ngọt để dỗ dành bé khi con đang mắc căn bệnh này.Kem, nước đá lạnh: Chúng không chỉ là nguyên nhân khiến bé bị ho có đờm, viêm họng mà còn có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng nếu bé vẫn tiếp tục sử dụng đồ ăn lạnh trong thời gian bị bệnh.Bánh mì hay bánh quy: Những thức ăn này có thể gây cảm giác đau rát, vướng víu trong cổ họng bé khi nuốt vào. Vì vậy, nên hạn chế cho trẻ dùng các món ăn này khi đang điều trị ho có đờm.

Các món ăn tốt cho trẻ bị ho có đờm

Từ các thực phẩm có lợi, bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn có lợi cho bé để đẩy lùi tình trạng ho có đờm của trẻ. Dưới đây là danh sách các món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị ho có đờm cho trẻ bổ dưỡng, dễ chế biến:

1. Cháo cà rốt nấu thịt bò

Nguyên liệu: 100g thịt bò mềm, 1 củ cà rốt, muối, dầu ăn, tỏi, 1 nắm gạo tẻCách chế biến: Thịt bò bằm nhuyễn, ướp với chút tỏi, hạt nêm trong 15 phút cho ngấm gia vị rồi xào chín. Cà rốt gọt vỏ, bằm nhuyễn. Gạo vo sạch, bỏ vào nồi nấu với cà rốt, thịt bò và lượng nước vừa đủ cho chín nhừ. Múc cháo ra chén, để nguội bớt rồi cho bé ăn 1 – 2 lần trong ngày cho hết.

*

Cháo cà rốt nấu thịt bò là một món ăn bổ dưỡng, giúp cung cấp năng lượng và nhiều dưỡng chất cho trẻ bị ho có đờm nhanh hồi phục sức khỏe

2. Cháo la hán quả tiêu đờm, giảm ho cho bé

Nguyên liệu: 100g gạo tẻ loại ngon, 50g thịt nạc lợn bằm nhuyễn, 1 quả la hánCách làm: Thịt lợn ướp với một ít hành và gia vị rồi đem xào chín tái. Vo gạo bỏ vào nồi cùng với thịt và ruột quả la hán khoảng 40 phút để cháo chín nhừ. Cho bé dùng 2 – 3 lần trong ngày khi còn ấm.

3. Canh cải cúc nấu phổi lợn giảm ho có đờm ở trẻ

Nguyên liệu: Phổi lợn 100g, thịt nạc lợn bằm nhuyễn 100g, rau cải cúc 1 bó nhỏCách làm: Phổi lợn thái nhỏ, trụng nước sôi cho chín tái rồi vớt ra rửa lại. Thịt bằm ướp gia vị 15 phút. Rau rửa sạch, thái nhỏ. Khi chế biến, xào thịt chung với phổi lợn cho săn lại rồi đổ thêm nước vào, nấu sôi, nêm nếm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bé. Cuối cùng bỏ rau vào, đun sôi trở lại khoảng 3 phút là được. Dọn cho bé ăn kèm với cơm.

4. Trị ho có đờm cho bé bằng món cháo tỏi

Nguyên liệu: 1 củ tỏi, 50g gạo tẻ, 10g lá chanh tươi và 100g thịt lợn bằm.Cách làm: Thịt lợn sau khi ướp gia vị một lúc thì đem xào chín. Gạo vo qua 2 lần nước rồi bỏ vào nồi nấu cùng thịt đến khi chín nhừ. Tỏi lột vỏ, đem xay nhuyễn cùng với lá chanh, lọc nước cốt cho vào nồi khi cháo chín. Sau đó mẹ nêm nếm lại gia vị là có thể dọn ra cho bé thưởng thức.

5. Quả cam hấp muối

Chuẩn bị: 1 quả cam, 1/4 thìa cà phê muối biểnCách làm: Cam rửa sạch, cắt 1 bên đầu sau cho đụng tới thịt quả. Dùng dao nhọn khoét một lỗ nhỏ ở giữa rồi cho muối vào. Sau đó, đậy nặp lại, lấy tăm ghim cho khỏi rơi ra. Bỏ quả cam lên bếp than nướng khoảng 15 phút. Ép nước hoặc cho trẻ ăn cả múi khi còn ấm.

Xem thêm: 15 Loại Thực Phẩm Nên Dùng Khi Bị Ốm Nên Ăn Hoa Quả Gì, 15 Loại Thực Phẩm Nên Dùng Khi Bị Ốm

Qua những thông tin trên đây, các mẹ đã nắm rõ bé bị ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được cho con yêu của mình một thực đơn ăn uống hợp lý. Trẻ được chăm sóc bằng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có sức đề kháng tốt hơn để nhanh chóng đẩy lùi được cơn ho.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *