Lá sen hay còn gọi là Hà Diệp. Lá sen được sử dụng nhiều trong đời sống nhân dân Việt Nam với nhiều công dụng khác nhau. Tuy vậy không hẳn ai cũng biết được nhiều công dụng của lá sen. Từ lâu lá sen khô đã được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng điều trị đau tức ngực kèm nóng sốt, tiểu tiện ít đỏ, ho ra máu, kinh nguyệt nhiều… Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về công dụng của lá sen khô, cách dùng và những điều cần lưu ý.
Đang xem: Uống nước lá sen có tốt không
trà lá sen khô
Thông tin sơ lược về lá sen khô
Tên khoa học: Folium Nelumbinis.Tên gọi khác: Lá sen.Tính vị, quy kinh: Vị hơi đắng, tính bình. Vào ba kinh can, tỳ, vị.Bộ phận dùng: Lá bánh tẻ đã bỏ cuống, thái thành sợi mỏng phơi hoặc sấy khôĐặc điểm của lá sen: Lá nguyên tròn, nhăn nheo, mặt trên màu lục tro, hơi nháp, mặt dưới màu lục nâu nhẵn bóng, mép nguyên, ở giữa lá có vết tích của cuống lá lồi lên màu nâu. Lá có từ 17 – 23 gân tỏa tròn hình nan hoa. Gân lồi về phía mặt dưới lá. Lá giòn, dễ vụn nát, có mùi thơm.Phân bố vùng miền: Sen mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, mọc nhiều ở vùng đầm lầyThời gian thu hoạch: Thu hái vào mùa hạ, thu, khi cây bắt đầu nở hoa.
Thành phần hóa học có trong lá sen khô
Nhờ vào các phương pháp phân tích hiện đại mà các nhà khoa học đã tìm thấy trong lá này chứa các thành phần dưỡng chất cho con người. Đặc biệt là hai hợp chất chống oxy hoá như flavonoids và quercetin có tác dụng chống viêm, đồng thời tác động các các mao mạch. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy tanin, ancaloit, vitamin C, acid hữu cơ, coumarin,…
Tanin: Đây là hợp chất có nhiều trong thực vật, trong đó có sen. Nó có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hoá. Do đó, nó giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm nấm ngứa, vi khuẩn, vi sinh vật.Nuxi Frin: Đây là hợp chất sử dụng trong nhiều trong kem bôi ngoài da. Hoạt chất này có công dụng ngăn khô làm da, mềm, tăng độ sáng mịn. Đây cũng chính là thành phần giúp chữa bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ, tình trạng khô môi và chữa mụn hiệu quả.Roemerin: Trong lá sen, hợp chất này được đánh giá rất cao có tác dụng kháng khuẩn, ngừa đông máu, trị hen suyễn giảm đau, sát trùng và chống loãng xương. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phân tích rõ hơn vấn đề Roemerin trong lá sen có thể chữa ung thư hay không.Nonxiferol: Kết hợp cùng với Roemerin, đây là hợp chất không nhỏ có tác dụng điều hoà nhịp tim. Bên cạnh đó, nó ức chế tế bào thần kinh ở vỏ não nên được ứng dụng vào thuốc chữa bệnh.Vitamin C: Một trong những vitamin có tác dụng tốt sức khoẻ cơ thể. Nhờ thành phần này mà sức khoẻ được tăng kháng thể và chống viêm.Acid hữu cơ: Hợp chất này rất quan trọng trong lá sen. Nó giúp hỗ trợ bệnh nhân đau dạ dày cần bằng nồng độ PH, chống viêm, bảo vệ vi sinh có lợi trong đường ruột.
Phương pháp thu hái và bào chế lá sen khô
Phương pháp thu hái
Lá sen tươi thường được thu hái vào mùa hè, lúc sen đang ra hoa. Lúc này các hoạt chất có trong lá sen được tích tụ nhiều nhất. Lưu ý nên sử dụng lá sen bánh tẻ là tốt nhất.
Phương pháp bào chế
Lá sen sau khi thu hoạch về được bỏ cuống, ngâm trong nước sạch trong vào 1 tiếng để sạch bụi bẩn. Sau đó được thái thành từng sợi mỏng, phâm âm can hoặc sấy ở nhiệt độ thấp để đảm bảo dược tính còn tồn tại trong lá sen.
Công dụng của lá sen khô
Chống oxy hóa
Các flavonoid có trong Lá sen khô như Quercetin, glycoside, myricetin-3-O-glucopyranoside… có khả năng chống oxy hóa.
Kháng viêm
Một nghiên cứu in-vitro cho thấy quercetin-3-O-d-glucuronide (Q3GA) có trong Hà diệp có thể ức chế đáng kể sự phóng thích NO giúp giảm viêm.
Ngoài ra, nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của quercetin chiết xuất từ Lá sen đối với 5 loại vi sinh vật thường gây bệnh ở khoang miệng. Kết quả cho thấy quercetin trong chiết xuất này có khả năng làm giảm viêm nha chu.
Lá sen khô hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu
Một số thí nghiệm trên chuột đã cho thấy tác dụng thúc đẩy quá trình huy động và hoà tan lipid máu, giảm trọng lượng cơ thể ở chuột béo phì do ăn nhiều chất béo.
Ngoài ra, chiết xuất giàu flavonoid giúp giảm lipid máu do chế độ ăn nhiều chất béo tương đương với silymarin và simvastatin, giúp giảm tích lũy chất béo, giảm tổn thương gan.
Hỗ trợ điều trị bệnh béo phì
Từ lâu, y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng Hà diệp để điều trị bệnh béo phì.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các flavonoid có trong Hà diệp có tác dụng kích hoạt con đường beta-AR và ly giải mỡ, đặc biệt trong mỡ nội tạng.
Ngoài ra, vị thuốc này cũng giúp làm giảm sự tiêu hóa, ức chế hấp thu lipid và carbohydrate, tăng tốc độ chuyển hóa lipid và tăng tiêu hao năng lượng. Do đó, Hà diệp có lợi trong điều trị bệnh béo phì.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Một số nghiên cứu trên chuột và trong ống nghiệm cho thấy lá sen khô giúp giảm lượng đường trong máu và đề kháng insulin bằng cách làm giảm mỡ nội tạng, ức chế biểu hiện PPARγ2 và GLUT4, đảo ngược tình trạng không dung nạp glucose.
Do đó, lá sen có hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết và rối loạn lipid máu trên mô hình động vật đái tháo đường không phụ thuộc insulin do chế độ ăn nhiều chất béo.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Trong mô hình thí nghiệm trên chuột ung thư gan do N-diethylnitrosamine, dịch chiết xuất từ lá sen khô có tác dụng bảo vệ tế bào gan bằng cách ngăn chặn quá trình peroxide hóa lipid, ngăn tổn thương tế bào gan và tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
Xem thêm: Cách Chữa Mề Đay Bằng Da Kỳ Đà Có Tác Dụng Gì, Có Nên Áp Dụng
Nghiên cứu của Chang CH và cộng sự cho thấy chiết xuất từ vị thuốc này có thể ngăn chặn sự hình thành khối u và di căn thông qua yếu tố tăng trưởng mô liên kết, có liên quan đến sự hình thành khối u và tiến triển trong ung thư vú.
Tác dụng an thần, giảm lo âu
Các alkaloid có trong Lá sen có tác dụng an thần, giảm lo âu bằng cách tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh.
Lá sen có tác dụng giúp bù nước, chữa mất nước
Đối với trường hợp người bị tiêu chảy, táo bón thường xuyên bị mất nước rất phổ biến. Để khắc phục tình trạng này các chuyên gia bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng phần lá non, hoặc lá mới còn cuộn chưa mở ra. Đem đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho thảo dược ép hoặc xay nhuyễn thảo dược chiết lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Hoặc có thể thái nhỏ lá trộn cùng với các loại rau khác để ăn cùng rất hiệu quả. Chỉ sau vài ngày là cơ thể sẽ hồi phục nhanh chóng.
Những bài thuốc sử dụng lá sen khô
Chữa băng huyết sau sinh
Lá sen khô sao thơm, tán nhỏ, uống với nước hoặc đồng tiện. Hoặc Hà diệp sắc uống, ngày 20 – 30g.
Thuốc an thần, gây ngủ
Viên nén lá sen: Cao mềm lá sen 0,03g, bột mịn lá sen 0,09g; thêm tá dược làm thành 1 viên. Uống 3 – 6 viên 3 giờ trước khi đi ngủ.Viên sen vông: cao khô lá sen 0,05g (bằng 1g lá khô), cao khô lá vông 0,06g (bằng 1g lá khô), L.tetrahydropalmatin 0,03g.Sirô lá sen: Liều dùng một ngày trước khi đi ngủ: người lớn 15ml, trẻ em 5ml.
Chữa sốt xuất huyết
Lá sen, ngó sen (hoặc cỏ nhọ nồi), Rau má, mỗi vị 30g, bông Mã đề 20g. Nếu có xuất huyết, tăng thêm cuống, lá, ngó sen lên 40 – 50g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa xuất huyết não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp
Lá sen, Cam thảo mỗi vị 15,5g. Đỗ trọng 12,5g Sinh địa, Mạch môn, Tang ký sinh, Bạch thược mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng làm giảm huyết áp, chức năng nói và cử động các chi được cải thiện.
Cách làm trà lá sen
Cách làm trà lá sen
Nguyên liệu chuẩn bị làm trà lá sen
500g lá sen tươi hoặc 200g lá sen khô
Nếu dùng lá sen khô bạn nên tìm chỗ mua đảm bảo, tránh sử dụng phải loại không đảm bảo chất lượng, chứa chất bảo quản. Đối với việc tìm mua lá sen tươi hoặc tự tay thu hái thì bạn nên chọn lá sen non hoặc bánh tẻ, tránh mua lá sen già, chọn thu hái ở những đầm sạch, không ô nhiễm.
Tiến hành làm trà lá sen
Bước 1: Phơi khô lá sen tươi, Lá sen tươi khi mua hoặc hái về sẽ được đem rửa sạch, sau đó mang đi phơi khô. Lá sen không cần phơi quá khô, phơi đủ nắng, đủ héo là được.Bước 2: Cắt nhỏ lá sen đựng trong rổ hoặc khay. Có thể dùng kéo, dao cắt nhỏ lá sen khô hoặc dùng tay xé lá sen khô rồi cho vào rổ hoặc khay lớn. Bước 3: Đóng gói sản phẩm: Tiến hành đóng gói sản phẩm. Cho trà lá sen vào từng túi zip nhỏ vuốt kín đầu để tiện khi sử dụng và tránh lá sen bị mốc.Bước 4: Bảo quản: Thành phẩm trà lá sen sau khi được đóng gói sẽ bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
Cách pha trà lá sen
Cách pha trà lá sen thực hiện khá đơn giản: Bạn dùng khoảng 5-8g cho vào ấm sắc, có thể pha thêm nhánh quế, cánh hoa hồng để tao ra mùi thơm đặc trưng. Mỗi ngày uống một tách trà để thư giãn và mang lại nhiều sức khoẻ cho cơ thể.
Đối với người thường xuyên thưởng trà thì đây là món trà mang lại nhiều lợi ích không thua gì các loại trà cao cấp hiện nay. Để hương vị trà thơm hơn, bạn có thể cho thêm vài nụ hồng sấy, hoa cúc trắng. Nếu muốn vị trà chua dịu, ngọt nhẹ cho thêm vài lá cỏ ngọt, kết hợp vài lát chanh khô. Còn nếu muốn ngủ ngon hơn, bạn pha chung với 1 ít hạt muồng ngủ sao vàng (thảo quyết minh).
Uống nước lá sen nhiều có hại không
Uống nước lá sen khô có tốt không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người bệnh, cũng như người bình thường đang có ý định sử dụng. Qua bài viết này chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của độc giả như sau:
Từ thời xa xưa, tất cả bộ phận của sen đều có lợi cho sức khoẻ của con người từ tâm, hoa, củ và lá. Chúng đều được sử dụng làm thức ăn hoặc là bài thuốc để chữa bệnh. Ngày nay với sự quảng bá rộng rãi nhiều người tìm đến tim sen như là phương thuốc giúp chữa tình trạng giảm béo, giảm mỡ và chữa cao huyết áp.
Uống lá sen hoàn toàn tốt cho sức khỏe
Như đã nói ở phía trên, sử dụng lá sen đúng nhất là trước khi ăn chính 30 phút hoặc sau 30 phút để không rối loạn chức năng tiêu hoá diễn ra ở đường ruột. Nếu trong trường hợp uống quá nhiều nhưng cân nặng không thay đổi thì bạn nên xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học và rèn luyện thể dục mỗi ngày. Để có thể giảm cân hiệu quả hơn.
Lá sen có tác dung tốt với sức khỏe
Theo chuyên gia của bác sĩ thì một số đối tượng sau nên sử dụng thảo dược để điều trị như: Người bị cao huyết áp, người bị béo phì, giảm cân, người bị đau dạ dày, gan, lá lách,…
Lưu ý: Đối với phụ nữ mang mai hoặc đang trong thời kỳ hành kinh, người bị huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
Xem thêm: Những Lưu Ý Quan Trọng Cho Bà Bầu Đi Bơi Có Tốt Không ? Mang Thai Có Nên Đi Bơi Không
Lưu ý khi sử dụng lá sen khô
Chống chỉ định đối với phụ nữ đang có kinh, xuất huyết do hàn không dùng. Không dùng chung với Phục Linh.