Búi trĩ lòi ra ngoài là hiện tượng làm rất nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an khi đi đại tiện vì nhìn thấy “cục màu hồng” lòi ra ngoài hậu môn. Nhưng búi trĩ lòi ra ngoài báo hiệu bệnh gì? Và làm thế nào để búi trĩ co lên một cách tự nhiên là điều mà không phải ai cũng biết.
Đang xem: Búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? 3 cách hiệu quả nhanh nhất
Mục lục
3. Làm thế nào để búi trĩ co lên ?4. Hướng dẫn đẩy búi trĩ vào trong6. namlimquangnam.net còn có dạng viên uống tiện dụng
Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn – triệu chứng sa búi trĩ là một biểu hiện thường thấy từ bệnh trĩ cấp độ 2. Thông thường, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn khi người bệnh trĩ rặn đại tiện hoặc người bệnh ngồi quá lâu, vận động quá sức hoặc vận động mạnh đột ngột.
Búi trĩ lòi ra ngoài không chỉ gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn mà còn có thể gây nhiễm trùng, sưng đau và nhiều biến chứng bệnh trĩ khác nếu không được chữa trị kịp thời.
Sa búi trĩ thường gặp nhất ở 2 dạng là : sa búi trĩ nội và sa búi trĩ ngoại – tương ứng với bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.
Ở bệnh trĩ ngoại, sa búi trĩ biểu hiện qua việc vùng rìa hậu môn có nổi các cục sưng phồng, căng mọng dưới da và to dần theo thời gian. Nó làm hậu môn mất đi các nếp nhăn tự nhiên và sưng phù kèm theo cảm giác cộm, vướng rát khi tiếp xúc rất khó chịu.
Ở bệnh trĩ nội, búi trĩ nội lòi ra ngoài như ngầm báo hiệu bệnh trĩ bắt đầu biến chứng lên cấp độ mới nặng và nguy hiểm hơn.
4 loại sa búi trĩ tương ứng với 4 loại bệnh trĩ
Búi trĩ lòi ra ngoài theo mấy giai đoạn?
Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn theo 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ phát triển bệnh trĩ. Hay hiểu theo một cách khác, cấp độ bệnh trĩ càng cao thì tình trạng sa búi trĩ càng nặng và khó điều trị.
Sa búi trĩ cấp độ 1: ở giai đoạn đầu sa búi trĩ thường không có biểu hiện rõ ràng nào và không thể nhìn bằng mắt thường do các búi trĩ nằm sâu trong vùng trực tràng – hậu môn; kích thước búi trĩ còn nhỏ.
Sa búi trĩ cấp độ 2: Bình thường không thấy lòi trĩ ra ngoài, chỉ khi người bệnh rặn đại tiện, các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn với độ dài ít và sẽ tự co vào trong ống hậu môn khi người bệnh vệ sinh xong.
Sa búi trĩ cấp độ 3: Búi trĩ lòi ra ngoài nhiều hơn khi bệnh nhân đi đại tiện và không thể tự co lại vào bên trong hậu môn khi người bệnh đại tiện xong. Khi người bệnh dùng các lực bên ngoài tác động như nhét, ấn thì búi trĩ sẽ co lại.
Một hình ảnh sa búi trĩ ngoại độ 3
Đồng thời, ở giai đoạn này sa búi trĩ và các dấu hiệu bệnh trĩ nội xảy ra với mức độ thường xuyên hơn. Búi trĩ có thể lòi ra ngoài ngay cả khi ngồi lâu, đứng lâu hay lao động quá sức, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.
Sa búi trĩ cấp độ 4: Lòi trĩ ở giai đoạn này mang tính chất rất nghiêm trọng và đây cũng là giai đoạn bệnh phát triển nặng nhất. Búi trĩ lòi ra bên ngoài và không thể tự co vào bên trong hậu môn dù người bệnh có tác động.
Nó gây ra cảm giác đau rát rất khó chịu và có thể gây ra các biến chứng như: sa nghẹt hậu môn, tắc mạch trĩ, nứt kẽ hậu môn… nếu không được điều trị kịp thời.
☛ Xem chi tiết: Dấu hiệu bệnh trĩ – Cách nhận biết đơn giản nhất
Làm thế nào để búi trĩ co lên ?
Sa búi trĩ là biểu hiện rõ nhất cho thấy bệnh trĩ của bạn đang biến chứng nặng và nguy hiểm hơn. Vì vậy, khi phát hiện sa búi trĩ, bạn nên đi khám chuyên khoa để biết chính xác tình trạng sa búi trĩ đang ở mức độ nào? dạng nặng hay nhẹ? để từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Làm búi trĩ co lên bằng phương pháp dân gian
Làm búi trĩ co lên bằng mẹo dân gian thường áp dụng cho các trường hợp bị sa búi trĩ ở mức độ nhẹ (trĩ cấp độ 1 và trĩ cấp độ 2). Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị như:
1.Chữa bệnh trĩ bằng cây rau diếp cá
Cách làm: Chuẩn bị khoảng 300g rau diếp cá tươi và rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra, dùng ăn sống rau diếp cá trực tiếp hàng ngày.
Ngoài ra, có thể dùng lá rau diếp cá xay nhỏ hoặc giã nát rồi đắp vào vùng hậu môn sau đó cố định lại bằng miếng vải sạch hoặc bông gạc. Rau diếp cá có khả năng sát trùng cao, kháng viêm và làm lành tổn thương rất tốt.
Trong điều trị bệnh trĩ, rau diếp cá có tác dụng làm giảm cảm giác ngứa ngáy vùng hậu môn, kháng viêm và hỗ trợ làm teo búi trĩ ở cấp độ nhẹ khá hiệu quả.
Xem thêm: Hỏi Đáp Bác Sĩ Về Phương Pháp Xóa Xăm Bằng Laser Có Để Lại Sẹo Không ?
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
2. Chữa bệnh trĩ bằng sung quả
Cách làm: lấy khoảng 10 – 15 quả sung xanh, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng, sau đó dùng ăn sống hàng ngày.
Người bệnh cũng có thể kết hợp đồng thời dùng sung quả xanh cho vào đun với khoảng 1,5 lít nước sạch, cho thêm 1 thìa muối tinh. Đến khi nồi sôi thì vặn nhỏ và đun tiếp thêm 10 – 15 phút.
Dùng nước sung ngâm hậu môn lần/ngày nhằm làm dịu cảm giác đau rát hậu môn, hỗ trợ làm giảm ngứa hậu môn, săn se búi trĩ cũng như làm giảm tỉ lệ viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ.
3. Làm co búi trĩ bằng dầu dừa
Dùng dầu dừa dạng lỏng đổ đầy vào các khay đá hình viên đạn sau đó cho vào ngăn đá để dầu dừa đông cứng lại.
Tách dầu dừa trong khay đá và đặt vào bên trong hậu môn – trực tràng. Hãy ấn đặt sâu nhất có thể, sau đó thực hiện tư thế nằm ngửa người trong 60 phút để dầu dừa có thời gian tan và điều trị các búi trĩ nội sâu trong hậu môn.
Đối với bệnh trĩ ngoại, có thể dùng dầu dừa bôi trực tiếp vào búi trĩ ngoại quanh rìa hậu môn nhằm sát khuẩn búi trĩ cũng như hỗ trợ làm săn se, co nhỏ búi trĩ.
4. Chữa trị bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía
Chuẩn bị: Lá thầu dầu tía + lá vông: mỗi vị 80g; ¼ thìa muối tinh.
Cho tất cả nguyên liệu vào một tô và giã nát nhuyễn. Sau đó gói hỗn hợp lá thầu dầu tía, lá vông và muối tinh vào một miếng vải sạch rồi đem hơ trên lửa. Khi ấm nóng thì đắp trực tiếp vào búi trĩ. Thực hiện liên tục khoảng 10 – 15 phút.
Ngày thực hiện 1 lần, nên áp dụng trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện khoảng 6 tuần sẽ thấy hiệu quả teo búi trĩ.
5. Dùng cây lược vàng chữa trị bệnh trĩ
Dùng cây lược vàng chữa trị bệnh trĩ
Lấy 1 – 2 lá lược vàng tươi, rửa sạch, thái thành từng khúc rồi đem giã nát với vài hạt muối tinh. Dùng hỗn hợp thu được đắp trực tiếp vào vùng búi trĩ và cố định lại bằng băng gạc để đảm bảo lá lược vàng được tiếp xúc trực tiếp vào búi trĩ. Đắp khoảng 60 phút thì gỡ bỏ.
Kiên trì thực hiện 4 – 6 tuần sẽ thấy kích thước búi trĩ teo nhỏ dần, cảm giác ngứa rát hậu môn cũng được cải thiện đáng kể.
6. Dùng cây cúc tần làm teo nhỏ búi trĩ
Chuẩn bị: 4 loại lá cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, mỗi loại 300g và nửa củ nghệ tươi.
Cách làm:
Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào một nồi lớn đun với 3 lit nước sạch. Riêng nghệ tươi đem thái thành lát mỏng để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Khi nồi sôi khoảng 15 phút thì người bệnh nhắc ra và bắt đầu xông hơi vùng búi trĩ, hậu môn.
Khi nước còn ấm, chắt lấy phần nước trong rồi tiến hành ngâm hậu môn khoảng 20 phút. Sau đó rửa nhẹ nhàng vùng búi trĩ một lần nữa và thấm khô bằng khăn mềm.
Xem thêm: 7 Phương Pháp Tự Nhiên Chống Lão Hóa Da Bằng Thiên Nhiên &Ndash; Thefaceshop
Kiên trì xông hơi ít nhất 1 lần/ngày. Thực hiện liên tục khoảng 8 tuần sẽ thấy kích thước búi trĩ teo nhỏ và có thể rụng đi.