Tình trạng vô sinh càng ngày xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống hiện nay. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là do người phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng. Liệu căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có để lại biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe hay không?
1. Cấu tạo ống dẫn trứng và bệnh ứ dịch vòi trứng
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh ứ dịch vòi trứng có nghiêm trọng hay không, chúng ta cần nắm được những kiến thức cơ bản về chúng. Nhìn chung, căn bệnh thường xảy ra ở trong độ tuổi sinh sản là nhiều nhất. Chúng được đánh giá là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, bệnh nhân cần được điều trị sớm để hạn chế nguy cơ gặp biến chứng.
Đang xem: Biểu hiện của ứ dịch vòi trứng
Ứ dịch vòi trứng là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản
1.1. Cấu tạo của ống dẫn trứng
Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh phụ khoa trên, chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu về cấu tạo của ống dẫn trứng. Về cấu tạo, ống dẫn trứng có dạng rỗng ruột và có hình ống đặc trưng. Ống gồm 4 đoạn chính. Đó là phễu vòi, bóng vòi, eo vòi và phần tử cung. Ống có chiều dài nằm trong khoảng 9 đến 12 cm.
Không chỉ nghiên cứu về cấu tạo bên ngoài của ống dẫn trứng, mọi người cũng nên nắm rõ một số đặc điểm hình thể trứng của cơ quan này. Từ ngoài vào trong, vòi trứng gồm có 3 lớp chính, có thể kể đến như: lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc.
Cụ thể, lớp thanh mạc chính là phần phúc mạc của dây chằng rộng, chúng bọc phía bên ngoài với trứng. Đối với lớp ngoài cùng hay còn gọi niêm mạc, lớp này sẽ có những bộ phận giúp chuyển trứng về phía buồng tử cung. Những bộ phận này chính là các nếp vòi và lông chuyển một chiều.
1.2. Chức năng chính
Khi nghiên cứu về ống dẫn trứng và bệnh ứ dịch vòi trứng, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu chức năng của cơ quan này. Nhìn chung, ống dẫn trứng có hai nhiệm vụ chính liên quan mật thiết đến việc thụ thai.
Đầu tiên, ống dẫn trứng chính là con đường di chuyển tự nhiên cho trứng và tinh trùng. Ngoài ra, đây cũng là nơi tinh trùng có thể đi vào và tiếp xúc với trứng từ buồng trứng đi ra. Quá trình thụ tinh sẽ thực sự bắt đầu nếu trứng và tinh trùng tiếp xúc được thành công.
2. Nguyên nhân gây bệnh ứ dịch vòi trứng
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất chính là bệnh ứ dịch vòi trứng xuất phát từ nguyên nhân nào? Việc nắm được nguyên nhân sẽ giúp các bạn nữ chủ động có những biện pháp ngăn ngừa hợp lý.
Bệnh ứ dịch vòi trứng khiến bạn thường xuyên bị đau bụng dưới
Như mọi người đã biết căn bệnh trên xảy ra khi dịch trong vòi trứng tích tụ quá lâu, hiện tượng này thường xảy ra đối với các chị em từng bị nhiễm trùng phần phụ mà không được điều trị dứt điểm. Như vậy, mọi người không nên coi thường, chủ quan nếu không may mắc nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ.
Vậy làm thế nào để các chị em phụ nữ kịp thời phát hiện và điều trị căn bệnh trên? Các bác sĩ đã chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân phát hiện mắc bệnh liên quan tới ống dẫn trứng khi đi khám vô sinh. Thông thường, họ được chỉ định đi chụp cản quang buồng tử cung, ống dẫn trứng. Phương pháp này được gọi tắt là HSG, tức là hysterosalpingography.
3. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Vậy nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ứ dịch vòi trứng cao nhất là ai? Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng dưới đây, hãy theo dõi và đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt nhé.
Những bạn nữ đã thực hiện nạo hút lòng tử cung trước đó (phá thai hoặc điều trị bệnh lý liên quan,….).
Bị nhiễm Chlamydia.
Xem thêm: Bệnh Lý Viêm Tuyến Nước Bọt Dưới Hàm Trái, Bệnh Viêm Tuyến Nước Bọt Có Lây Không
Vùng chậu có vấn đến bất thường, ví dụ như lao vùng chậu, đau vùng chậu không rõ nguyên nhân.
Đã phẫu thuật vùng chậu.
Vô sinh trên 3 năm.
Làm IVF thất bại nhiều lần.
Sảy thai, thai lưu nhiều lần,…
Bệnh nhân rất dễ cáu gắt, căng thẳng trong thời gian mắc bệnh
4. Ảnh hưởng của bệnh
Chắc chắn rằng bệnh ứ dịch vòi trứng sẽ khiến cuộc sống của bệnh nhân, nhất là đời sống tình dục giảm chất lượng. Như mọi người đã biết, căn bệnh trên có thể xuất phát từ vấn đề viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Khi quan hệ tình dục, chúng ta sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu đồng thời tạo ra cảm giác tự ti, không muốn quan hệ.
Đặc biệt, tinh thần và mọi sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đều bị đảo lộn do các triệu chứng khó chịu gây ra. Tốt nhất, bệnh nhân nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ để hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng.
Nếu không điều trị từ sớm, bạn có nguy cơ bị vô sinh
5. Điều trị ứ dịch vòi trứng
Về cơ bản, việc điều trị sẽ tùy vào từng trường hợp riêng biệt. Hiện nay, có một số phương pháp chính điều trị chứng bệnh này. Cụ thể là:
5.1. Uống thuốc
Nếu ứ dịch vòi trứng do viêm vùng chậu thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh.
5.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng là phương pháp các bác sĩ tiến hành cắt toàn bộ vòi trứng. Phương pháp này có thể gây tổn thương đến buồng trứng và ảnh hưởng khả năng sinh sản. Vì vậy, nếu chưa cần sử dụng đến phẫu thuật thì các bác sĩ sẽ hướng bệnh nhân sang phương pháp khác an toàn hơn.
5.3. Chích xơ
Phương pháp này giúp hút bớt dịch ứ đọng trong buồng trứng kết hợp với tiêm thuốc để ngăn dịch tích trở lại. Tuy cách này an toàn hơn nhưng không ngăn được rủi ro bệnh tái phát trở lại.
5.4. Mổ nội soi
Việc mổ nội soi để thông tắc hoặc gỡ dính vòi trứng, ống dẫn trứng sẽ được các bác sĩ chỉ định tùy từng trường hợp.
Như vậy, ứ dịch vòi trứng là căn bệnh phụ khoa khá nguy hiểm nếu bạn không phát hiện và điều trị từ sớm. Tốt nhất, mọi người hãy theo dõi sát các triệu chứng bất thường và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đó là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.