Chụp x quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không, phụ nữ có thai có nên chụp x quang, trẻ sơ sinh có được chụp x quang hay chụp x quang có ảnh hưởng đến thai nhi không,… là câu hỏi nhiều người quan tâm, vì có rất nhiều thông tin về khả năng gây hại đến sức khỏe từ việc chụp x quang, đặc biệt là khả năng gây dị tật của tia X đối với thai nhi .

Chụp x-quang nhiều có sao không, các bạn tham khảo bài viết sau để biết được chụp x quang nhiều có hại cho sức khỏe không nhé!

X quang là gì?

Tia X hay X quang hay tia Röntgen là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao. Nó có bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nanôméttương ứng với dãy tần số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV. Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia Gamma.

Đang xem: Chụp x quang nhiều có hại không

Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, kiểm tra hành lý hành khách trong ngành hàng không. Tuy nhiên tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó bước sóng, cường độ và thời gian chụp ảnh y tế luôn được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác hại cho sức khỏe. Tia X cũng được phát ra bởi các thiên thể trong vũ trụ, do đó nhiều máy chụp ảnh trong thiên văn học cũng hoạt động trong phổ tia X.

*

Chụp x quang có hại không?

Hiện nay, lĩnh vực y tế đang sử dụng khá phổ biến các nguồn bức xạ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh như máy X-quang chẩn đoán, máy xạ trị và chất phóng xạ,… Nếu không được đầu tư trang thiết bị đủ điều kiện an toàn và kiểm soát chặt chẽ thì đây lại là một tác hại rất nguy hiểm đối với nhân viên y tế, người bệnh và môi trường,…

Chụp x quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Chụp x-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác. Một máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X, các tia X này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch (chất lỏng) trong cơ thể một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, các mô đặc như xương sẽ cản một số tia X lại, từ đó giúp các bác sỹ có thể nhìn thấy xương, răng, gãy xương,… Phim X-quang còn giúp cho bác sỹ tìm ra và chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông thường không thể nhìn thấy được. Ngoài ra, chụp X-quang còn giúp thấy được các dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh nặng.

Chụp X-quang tuy không gây nguy hiểm nhưng tia X lại rất độc hại, nếu chụp X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với việc đội ngũ bác sỹ chụp X-quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì quả là điều nguy hiểm đối với người bệnh.

Xem thêm: Lời Tiên Đoán Của Nhà Tiên Tri Vanga Mù Về Donald Trump Và Thảm Họa 2021

Khi diện tích phòng chụp quá nhỏ so với tiêu chuẩn, tức dưới 25 m2/bệnh nhân thì ngoài tia X được chiếu vào phần cơ thể cần chụp để xác định bệnh còn phải chịu thêm một phần bức xạ tán xạ trở lại. Việc để mất an toàn bức xạ sẽ gây tác dụng xấu đối với sức khoẻ con người nhưng đến mức độ nào, có quan sát được hay không và bị bệnh gì, xác suất bị ung thư như thế nào thì không ai dám khẳng định, nhất là đối với chụp chiếu X-quang vì đây là mức liều bức xạ thấp.

Ngoài nguyên nhân từ máy chụp X-quang và phòng chụp không đạt chuẩn, bệnh nhân có thể bị nhiễm xạ từ sự lạm dụng chụp X-quang (thời gian chụp, số lần chụp). Những trường hợp phải chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh mới gây tổn hại đối với các tổ chức cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng; còn chụp Xquang đúng mức, với thời gian ngắn và có tấm chì bảo vệ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, vì lượng phóng xạ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể rất ít. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chỉ nên chụp X-quang khi thật sự cần thiết và đó là yêu cầu từ phía bác sỹ.

Chụp x quang có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Với phụ nữ đang mang thai chụp X-quang nói chung là an toàn. Nếu bác sỹ thấy rằng sản phụ cần thiết phải chụp để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe hoặc tai nạn thì nên chụp. Nguy cơ nhiễm xạ cho thai nhi là rất thấp, nếu thực sự lo lắng việc thai nhi sẽ nhiễm xạ, các thông số được cài đặt sẵn trong máy sẽ cho biết chính xác người mẹ và thai nhi đã nhận một liều chiếu xạ bằng bao nhiêu sau khi chụp X-quang.

Thông thường, một thai nhi trong bụng mẹ không nên hấp thụ liều chiếu xạ quá 5 Rad bởi vì mỗi lần chụp chiếu cơ thể sẽ hấp thụ một liều thấp hơn rất nhiều số đó, vậy nên người mẹ có thể gặp bác sỹ chẩn đoán hình ảnh và nói chuyện xem liệu họ có thể cho biết con số chính xác mình đã nhận một liều chiếu xạ là bao nhiêu.

Xem thêm: Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Bắc Giang Ở Đâu Tốt? ? Cô Tý Ở Bắc Giang

Các mẹ bầu có thể dùng siêu âm thay cho chụp x quang. Siêu âm là phương pháp tốt nhất thay cho X-quang và không có hại cho thai. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng an toàn với thai sau 3 tháng đầu tiên. Cả hai phương tiện thăm khám trên đều có thể thay thế cho chụp X-quang. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cụ thể, chụp chiếu x-quang có giá trị chẩn đoán cao hơn, thậm chí bắt buộc phải tiến hành để chẩn đoán bệnh cho mẹ bầu khi 2 phương pháp kể trên không phát huy được hiệu quả.

Chụp Xquang được ứng dụng rộng rãi trong y học, trong việc thăm khám một số bệnh ở cơ quan tiêu hóa, tim mạch, xương khớp,… Với những chia sẻchụp x quang nhiều có hại khôngtrên giúp các bạn biết được việc chụp x quang có hại gì không hay chụp x quang có ảnh hưởng tới thai nhi không. Chỉ trong trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định chụp Xquang, trường hợp nếu phải chụp hoặc chiếu lại, bác sĩ cũng sẽ xét đến thời gian giữa hai lần chụp để tránh những tác hại cho cơ thể, nên các bạn có thể yên tâm khi chụp x-quang nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *