Hí, xin chào các bạn, it’s me again. Quay lại với chủ đề phim ảnh thì dạo này mình mới xem lại bộ phim “The devil wears prada”, tên tiếng Việt là “Yêu nữ thích hàng hiệu”, một bộ phim chính hài kịch của Mỹ được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Lauren Weisberger.

Đang xem: Yêu nữ dùng hàng hiệu

Đây là lần thứ hai mình coi lại bô phim này bởi mình cần một cái gì đó thực tế nhưng vẫn có chút màu hồng để xoa dịu “trend” xui của mình, và thế là mình coi lại “Yêu nữ thích hàng hiệu”. Bộ phim là cuộc chiến khắc nghiệt trong giới thời trang nói riêng và trong cuộc sống của chúng ta nói chung. Vừa thể hiện được thực tế cuộc sống nhưng vẫn có sự dịu dàng đối với những con người đang gồng mình cố gắng mỗi ngày.

1. Cốt phim “Yêu nữ thích hàng hiệu”

Bộ phim lấy bối cảnh trong ngành thời trang, Andrea “Andy” Sachs là một nhà báo trẻ và nhiệt huyết vừa tốt nghiệp từ trường Đại học Northwestern. Cho dù luôn đùa cợt trước sự nông cạn của nền công nghiệp thời trang, cô lại nhận được một công việc mà “hàng triệu cô gái phải khao khát” – trở thành trợ lý cá nhân cho Miranda Priestly, một nữ tổng biên tập viên khó tính và lạnh lùng tại một tòa soạn cho tạp chí thời trang danh tiếng mang tên Runway.

Lúc đầu, Andy bỡ ngỡ với công việc mới và không thể hòa nhập được cùng với những cô cộng sự nhiều chuyện và hiểu biết về lĩnh vực thời trang tại đó, đặc biệt là cô trợ lý chính thức của Miranda – Emily Charlton. Dù vậy, cùng với sự giúp đỡ của Nigel, chủ nhiệm nghệ thuật chính của tòa soạn, khi ông nhiều lần khuyên giải và cho cô mượn những bộ cánh đắt tiền của ông, cô cũng hiểu được trách nhiệm và bắt đầu ăn mặc một cách hợp thời hơn.

Trải qua một quá trình không ngừng nỗ lực và thay đổi, công việc của cô ngày một thuận lợi và có những bước tiến mới. Tuy nhiên, cô lại gặp vấn đề trong tình cảm (tình bạn, tình yêu,…). Cuối cùng cô gái trẻ quyết định rời bỏ vị trí “được hàng triệu cô gái có thể giết người để giành lấy” và quay lại với những gì mà Andy hằng mong ước: công việc viết lách, sống cùng anh chàng người yêu Nate,…

*

The devil wears prada/Yêu nữ thích hàng hiệu 2006″>

Một trong những fact thú vị về “Yêu nữ thích hàng hiệu” mà sau khi xem xong mình mới được biết đó chính là nhân vật Miranda được lấy cảm hứng từ tổng biên tập Vogue – người đàn bà quyền lực nhất giới thời trang bấy giờ: Anna Wintour. Và “The devil wears Prada” là cuốn sách hiện tượng của năm 2003, tác phẩm thành công nhất của nhà văn và cũng là một nữ phóng viên Lauren Weisberger – người từng làm trợ lý cho Anna Wintour trong suốt 8 năm.

Có thể nói, “Yêu nữ thích hàng hiệu” cũng như “The Devil wears Prada” là những tác phẩm dựa trên câu chuyện có thật trong thực tế.

2. Hình ảnh và âm thanh trong”Yêu nữ thích hàng hiệu”

2.1. Hình ảnh

“Yêu nữ thích hàng hiệu” phải nói là là một bữa buffet lớn về hình ảnh, hình ảnh thời trang và nhan sắc đỉnh cao của dàn diễn viên.

Xem thêm: Những Món Canh Ngon Cho Mùa Hè Thanh Mát Ngon Miệng Nhất, Top 15 Món Canh Mùa Hè Thanh Mát Ngon Miệng Nhất

“Yêu nữ thích hàng hiệu” là chuỗi những bữa tiệc, ánh đèn flash, thảm đỏ, sự kiện,…và đương nhiên không thể thiếu những bộ cánh hàng hiệu đẳng cấp. “Ở đây, yêu thời trang là điều bắt buộc” – đó là lời của “trợ lý thứ nhất” Emily nói với Andy vào ngày đầu tiên cô thử việc.

Chưa kể đến, “Yêu nữ thích hàng hiệu” còn dạy chúng ta cách làm sao để mix and match trang phục một cách xịn xò như các người mẫu trên sàn Runway.

2.1.1. Áo khoác – item “sang chảnh”

Thực sự bộ cánh ban đầu Andy mặc vào ngày đầu tiên đi làm là tệ. Và nó trở nên “rất tệ” khi Andy lột bỏ chiếc trench coat để lộ cái áo len xanh navy sờn cũ.

*

The devil wears prada/Yêu nữ thích hàng hiệu 2006″>Haizz, bình thường tui còn không được như vậy nữa :(((

*

The devil wears prada/Yêu nữ thích hàng hiệu 2006″>Khác bọt hẳn ra

Sự thật hiển nhiên ở đây: chiếc áo khoác đóng vai trò quan trọng trong việc che đi những gì cần thiết. Hãy đầu tư ngay 1 chiếc trench coat hoặc áo khoác lông thật tốt và bạn có thể bước đi tự tin như những nhân vật trong “Yêu nữ thích hàng hiệu”.

*

The devil wears prada/Yêu nữ thích hàng hiệu 2006″>Để mị show cho mà xem :)))2.1.2. Màu đen là màu đẹp nhất

Phải nói là 80% những bộ đồ trong phim đều có sắc đen là chủ đạo. Còn nếu tính số quần áo dính đến màu đen thì có lẽ là 100%. Từ vị tổng biên tập cho tới những cô thư kí như Andy, Emily đều sử dụng gam đen cho trang phục đi làm và dạ tiệc.

*

The devil wears prada/Yêu nữ thích hàng hiệu 2006″>Phải công nhận màu đen là màu dễ phối đồ nhất, dễ mặc nhất và quan trọng nhất là mặc lên trông bạn gầyyyyy

Đen là màu cơ bản và trên hết, nó làm tăng thêm vẻ quý phái cho những quý bà như Miranda đồng thời làm nổi bật nước da trắng và nét yêu kiều của Andy.

Xem thêm: Ăn Chè Đỗ Đen Có Tác Dụng Gì ? Cách Làm Nước Đậu Đen Rang Cách Làm Nước Đậu Đen Rang

*

The devil wears prada/Yêu nữ thích hàng hiệu 2006″>Thần thái đỉnh của chóp luôn2.1.3. Phụ kiện là thứ cần thiết

Kính mắt, chuỗi hạt dài, mũ beret, vòng tay, bông tai,… Dù có là gì thì những thứ đó cũng làm cho bộ trang phục bớt nhàm chán, gia tăng thần thái cho người dùng.

*

The devil wears prada/Yêu nữ thích hàng hiệu 2006″>Nhìn là thấy thần thái hẳn ra, nhưng chẳng hiểu sao mình cứ bị ngại ngại đeo mấy thứ này

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *