GIỚI THIỆUGiới thiệu chungBan lãnh đạoQuá trình phát triểnTổ chức, nhân sự bệnh việnCơ sở vật chấtTiện nghiƯu thế nổi bậtHình ảnh bệnh việnCác hoạt động xã hội và thành tích của bệnh việnDỊCH VỤBảng giáSẢN PHẨM ĐÔNG DƯỢC

*

Danh sách Sản phẩmPhân phốiDANH MỤC KỸ THUẬTKHOA, PHÒNGKhoa khám bệnh-Cấp cứuKhoa Nội – NhiKhoa Y học cổ truyềnKhoa Phụ SảnKhoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sứcKhoa Hồi sức cấp cứuKhoa Ngoại Tổng HợpLiên chuyên khoa (RHM-TMH-Mắt): Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năngKhoa DượcKhoa xét nghiệmKhoa Chẩn đoán hình ảnhKhoa thăm dò chức năngVIDEO CLIPTƯ VẤN SỨC KHỎETin tức bệnh viện
Menu
GIỚI THIỆUGiới thiệu chungBan lãnh đạoQuá trình phát triểnTổ chức, nhân sự bệnh việnCơ sở vật chấtTiện nghiƯu thế nổi bậtHình ảnh bệnh việnCác hoạt động xã hội và thành tích của bệnh việnDỊCH VỤBảng giáSẢN PHẨM ĐÔNG DƯỢCDanh sách Sản phẩmPhân phốiDANH MỤC KỸ THUẬTKHOA, PHÒNGKhoa khám bệnh-Cấp cứuKhoa Nội – NhiKhoa Y học cổ truyềnKhoa Phụ SảnKhoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sứcKhoa Hồi sức cấp cứuKhoa Ngoại Tổng HợpLiên chuyên khoa (RHM-TMH-Mắt): Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năngKhoa DượcKhoa xét nghiệmKhoa Chẩn đoán hình ảnhKhoa thăm dò chức năngVIDEO CLIPTƯ VẤN SỨC KHỎETin tức bệnh viện
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
Đăng ký

*

*

Tin nổi bật ĐIỀU TRỊ BASEDOW BẰNG PHẪU THUẬT TỨC THÌ BỆNH BASEDOW VÀ ĐIỀU TRỊ BASEDOW UNG THƯ MÁU CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN Bệnh viện Bình Dân tổ chức tập huấn, hướng dẫn phòng, cách ly và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona mới (n-CoV) cho toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện Khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch virus corona của Bộ Y tế

*
*

Trang chủ Tin tức & sự kiện Tin sức khỏe – y tế
Y đức – cái gốc của người thầy thuốc
In Email

“Lương y như từ mẫu” – người thầy thuốc đồng thời phải như người mẹ hiền. Lời dạy của Bác Hồ là kim chỉ nam để người thầy thuốc luôn nâng cao y đức. Đồng thời nó cũng là thước đo về tấm lòng tận tụy vì người bệnh mà người dân trông đợi ở đội ngũ này.

Đang xem: Y đức của người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay

Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Chí Cường

Y đức là cái gốc

Y đức – tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh đã được các bậc danh y ngày xưa đề cao và trở thành những tấm gương mẫu mực cho những người thầy thuốc ngày nay. Đặc biệt, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn quan tâm đến y đức – coi đó là đạo đức cần phải có của người thầy thuốc cách mạng, vì dân.

Trong 20 năm (từ 1947 – 1967), Bác Hồ đã có tới 25 bức thư gửi ngành Y tế, thương binh – xã hội. Tháng 3/1948, trong thư gửi Hội nghị Quân y, Bác nhắn nhủ: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953, Người viết: “… Cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y như từ mẫu”… Không chỉ thấu hiểu nỗi đau của người bệnh, Bác còn nhắc nhở những người thầy thuốc về sự quan trọng của họ đối với nhân dân, với đất nước: “… Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn” (Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, tháng 2/1955).

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức đã trở thành nền tảng đạo lí của người thầy thuốc, là cốt lõi tư tưởng của mọi hoạt động xây dựng và phát triển của ngành Y. Tuân theo lời dạy của Người, nhiều tấm gương làm việc quên mình, xả thân vì người bệnh, vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân như các GS, BS Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ… Họ đã trở thành niềm tự hào của ngành Y tế, được nhân dân quý trọng và ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh những thành tựu và sự hi sinh thầm lặng của biết bao người thầy thuốc, vẫn còn những hiện tượng tắc trách, cửa quyền, chạy theo mặt trái của đồng tiền… làm giảm sút lòng tin của xã hội, của người bệnh. Ngành Y đã và đang nỗ lực để giải quyết sự bất cập này.

Xem thêm: Bé Nôn Ra Dịch Vàng Có Vị Đắng, Ban Đêm Khó Ngủ, Biểu Hiện Bệnh Gì?

Y đức không ở đâu xa

Lâu nay, có những người nghĩ rằng, y đức là cái gì đó rất to tát, rất cao xa. Nhưng với những người thực sự vì người bệnh thì y đức không ở đâu xa, nó là những việc diễn ra hằng ngày, hằng giờ tại các bệnh viện, phòng khám – nơi bác sĩ, y tá và người bệnh gặp gỡ hàng ngày. Theo cách được hiểu đó thì y đức chính là thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ đối với người bệnh và thân nhân họ.

Theo GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, trong các quy tắc ứng xử về y đức, ngoài vấn đề chuyên môn thì văn hóa ứng xử giữa thầy thuốc – bệnh nhân – người nhà của họ có vai trò quan trọng. Hành vi của người thầy thuốc ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Có người cho rằng mình đang khám chữa bệnh cho người khác, mình là người có nhiều “quyền lực”, do đó một số cán bộ y tế dễ lạm dụng điều này.

Ở trên các diễn đàn mạng và trên các phương tiện thông tin đại chúng, vấn nạn phong bì được nhiều người bày tỏ quan điểm bức xúc, cho rằng đó là sự “thất đức”. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, việc sử dụng phong bì là do người bệnh làm “hư” y bác sĩ. Thậm chí có người còn nhận định, việc sử dụng phong bì là “bệnh” của nhiều người khi muốn làm việc gì cũng nhanh và theo được ý mình. Ngành nghề nào cũng cần phải có đức chứ không riêng gì ngành Y. Tuy nhiên ngành Y là một ngành rất nhạy cảm vì đối tượng chăm sóc là con người nên nó dễ bị đánh giá và dễ bị “xúc phạm”. Những đối tượng bị lên án nhiều khi chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến cả đội ngũ những người hết lòng vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. Có rất nhiều bác sĩ đang ngày đêm vất vả, giành giật sự sống cho bệnh nhân, thậm chí hi sinh cả những điều thường nhật trong cuộc sống hàng ngày. Đối mặt với rất nhiều vất vả, thậm chí là cả hiểm nguy khi giờ đây nạn bạo hành bác sĩ tại bệnh viện đang gây bức xúc, những người thầy thuốc rất đáng được trân trọng vì sự nghiệp sức khỏe của nhân dân.

Y đức cũng phải rèn luyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng chia sẻ, ngành Y thường nhận được nhiều lời phàn nàn hơn lời cảm ơn. Vì đây là một ngành rất “đặc thù”, người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh nhưng cũng dễ bị phàn nàn nếu như người bệnh không thấy hài lòng. Chính vì vậy, Bộ trưởng đã cùng ngành Y tế có nhiều cố gắng để giải quyết các vấn đề nóng bỏng, bức xúc của ngành với thái độ chân thành, cầu thị nhưng cũng đầy quyết liệt.

Xem thêm: Có Nên Quan Hệ Khi Mang Thai : Làm Thế Nào Để An Toàn? Quan Hệ Vợ Chồng Khi Mang Thai

Ngành Y tế đã có những hành động thiết thực để nêu cao y đức của người thầy thuốc. Bắt đầu từ năm 2009, bộ môn Y đức đã được đưa vào giảng dạy trong một số trường y khoa. Các bệnh viện tuyến Trung ương tại Hà Nội như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện E và nhiều bệnh viện tuyến dưới đã triển khai thực hiện “nói không với phong bì”. Rất nhiều bệnh viện như: Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) đã chủ động mời giảng viên về tập huấn kỹ năng giao tiếp trong phục vụ người bệnh cho cán bộ, y bác sĩ…

Ý nghĩa của “Lương y như từ mẫu” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn ở người thầy thuốc là đức tính cần thiết để tránh được những thói xấu như cầu lợi, kể công, phân biệt đối xử giàu nghèo, tránh được thói hách dịch, lạnh lùng khi tiếp xúc với bệnh nhân, tránh được thói qua loa tắc trách trong phục vụ. Hơn lúc nào hết, những người thầy thuốc và mọi cán bộ, nhân viên y tế phải chủ động rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng y đức theo tư tưởng của Người, để y đức thực sự gắn kết chặt chẽ với y nghiệp để trở thành y đạo của những người làm công tác y tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *