Tình trạng xương khớp của bé kêu răng rắc là biểu hiện của bệnh gì và có nguy hiểm không? Sau đây bạn hãy cùng tôi khám phá, tìm hiểu kĩ hơn về hiện tượng này, đây cũng là mối quan tâm, lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. 

*

Xương khớp của bé kêu răng rắc

Nguyên nhân xương khớp của bé kêu răng rắc

Những vị trí mà xương khớp bé thường kêu là ở khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp gối hoặc lưng. Đây là những vị trí khi cơ thể hoạt động xương sẽ chịu nhiều tác động nhất.

Đang xem: Xương khớp của bé kêu răng rắc

Khi mới vừa sinh ra, trong cơ thể bé có khoảng 300 chiếc xương khác nhau. Tuy nhiên những chiếc xương này chưa được liên kết chặt chẽ với nhau, thường chỉ là những phần xương, sụn rất nhỏ rời rạc. Trải qua một thời gian bé phát triển dần dần thì xương cũng tăng dần kích thước và độ dẻo dai, những chiếc xương rời rạc cũng dần được liên kết lại với nhau.

Một số xương gần nhau được chập vào làm 1 xương lớn hơn cho tới khi cơ thể bé trưởng thành hẳn thì sẽ chỉ còn tổng cộng 206 chiếc xương. Chính vì quá trình xáo trộn xương khớp trong cơ thể được diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn trẻ nhỏ nên sẽ gây ra hiện tượng xương khớp của bé kêu răng rắc.

Xương khớp của bé kêu răng rắc có nguy hiểm không?

Tình trạng này không quá nguy hiểm, đây hầu hết là quá trình phát triển tự nhiên của xương khớp trong cơ thể bé. Khi trẻ hoạt động bình thường nếu xảy ra tình trạng xương kêu răng rắc nhưng không có tổn thương nào cũn như không cảm thấy đau đớn thì các phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm.

*

Xương khớp của bé kêu răng rắc có nguy hiểm

Trong trường hợp xương khớp trẻ kêu răng rắc sau khi bị ngã hay hoạt động mạnh kèm theo là những cơn đau tại vị trí kêu thì phụ huynh cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Nhiều khả năng trong trường hợp này bé đã bị sai khớp hoặc gãy xương.

Xem thêm: Thuốc Giúp Ăn Ngon Miệng Cho Người Lớn, Chữa Chán Ăn Ở Người Lớn, Người Già

Phương pháp làm cho xương khớp của bé khỏe mạnh, đỡ kêu

Trường hợp xương khớp kêu răng rắc ở trẻ nhỏ đa số không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên cũng có thể gây ra các biến chứng không ngờ. Vì thế những biện pháp sau không những tránh được cho trẻ tình trạng xương khớp kêu răng rắc mà còn giúp cho xương khớp của trẻ dẻo dai hơn và khỏe hơn.

Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ dinh dưỡng

Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến những chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, việc đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ, chất đạm và chất béo, vitamin với các khoáng chất cần thiết là điều bắt buộc nếu muốn con mình mạnh khỏe. Đặc biệt là chất canxi để nuôi dưỡng hệ xương khớp của bé chắc khỏe, phát triển tốt, đồng thời làm giảm các nguy cơ về các bệnh xương khớp như còi xương, trẻ chậm phát triển chiều cao.

*

Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ dinh dưỡng

Bổ dung canxi chủ yếu từ sữa những cũng nên đa dạng nguồn canxi hơn khi có thể. Việc đa dạng lượng canxi từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp xương phát triển một cách tốt nhất, cơ thể cũng sẽ chuyển hóa canxi tốt hơn giúp xương hấp thụ nhanh hơn.

Vitamin D và những khoáng chất thiết yếu

Trong thời kỳ trẻ sơ sinh, mẹ cần phải cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé và phòng ngừa bệnh tật. Thông thường sau khi cai sữa, người mẹ cũng cần cho bé uống sao cho đủ lượng sữa cần thiết hàng ngày (ít nhất khoảng từ 600 ml sữa/ngày) và đồng thời cho trẻ tắm nắng để giúp bé tổng hợp vitamin D làm tăng cường khả năng hấp thu canxi.

Xem thêm: Cam Kết Đầu Tư Vào Đại Học Văn Hiến Đầu Voi Đuôi Chuột, Trường Đại Học Văn Hiến

Ngoài ra khi trẻ lớn hơn một chút thì những khoáng chất thiết yếu từ những loại thực phẩm sẽ giúp trẻ phát triển được tối đa chiều cao và xương khớp chắc khỏe hạn chế tối đa hiện tượng xương khớp của bé kêu răng rắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *