Một số trẻ sơ sinh không may gặp phải tình trạng xuất huyết não rất nguy hiểm. Tình trạng này dễ dẫn tới tử vong. Với những trẻ được chạy chữa hiệu quả, tình trạng này cũng có thể để lại di chứng. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ và người thân của trẻ rất muốn tìm hiểu về di chứng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh cũng như mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Đang xem: Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh
Đối với trường hợp đẻ non, đẻ khó, đẻ thủ thuật nên đỡ đẻ cẩn thận, nên tiêm vitamin K phòng tránh chảy máu.
1. Thế nào là di chứng xuất huyết não?
Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh là tình trạng lớp màng xương sọ của trẻ bị xuất huyết. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, thường xảy ra đối với trường hợp đẻ non, thường gặp ở sản phụ cao tuổi sinh non. Tỷ lệ phát bệnh ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Chứng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh thường xảy ra sau khi sinh 3 ngày, thời gian mắc bệnh nhanh nhất là sau khi sinh 2 tiếng. Theo một nghiên cứu về tình trạng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh đủ tháng cho kết quả: từ 2 – 5/10.000 trẻ sinh bị xuất huyết não không có triệu chứng. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của tình trạng này.
Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh là tình trạng lớp màng xương sọ của trẻ bị xuất huyết
2. Biểu hiện của di chứng xuất huyết não
Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh xuất huyết não, tỷ lệ tử vong là rất cao (từ 25-40%). Những trẻ mắc bệnh thường bị tổn thương thần kinh, để lại di chứng.
Trong đó, các trường hợp may mắn không tử vong thường để lại các di chứng nghiêm trọng như:
– Động kinh
– Liệt vận động
– Chậm phát triển tinh thần
– Ứ nước não thất, khiến trẻ bị tàn tật suốt đời.
3. Dấu hiệu nào cảnh báo bệnh xuất huyết não ở trẻ sơ sinh?
– Hệ thống thần kinh trung ương hưng phấn (trẻ cảm thấy buốn bực, phát ra tiếng rên, có những trẻ còn phát ra tiếng hét, có những trẻ 2 mắt nhìn trừng trừng về một hướng, nét mặt hiện lên vẻ sợ hãi).
Xem thêm: Quy Trình Tiếp Nhận Bệnh Nhân Cấp Cứu Ở Bệnh Viện Bạch Mai, Quyết Định Của Bộ Y Tế Số 01/2008/Qđ
– Những trẻ sơ sinh mắc bệnh này thở tương đối nhanh, không theo quy tắc, thậm chí nhịp thở không đều.
– Mặt và thể trạng xanh xao.
– Hay trớ sữa.
Sau khi mắc bệnh từ 3 đến 5 ngày, bệnh thường có hiện tượng chuyển biến tốt, nếu không sẽ chuyển sang trạng thái ức chế. Có một số trường hợp chảy máu tương đối nghiêm trọng, ngay thời kỳ đầu đã xuất hiện trạng thái ức chế, có biểu hiện thèm ngủ, không ăn, sắc mặt nhợt nhạt, thậm chí hôn mê dẫn đến tử vong.
Các trường hợp may mắn không tử vong thường để lại các di chứng nghiêm trọng cho trẻ.
4. Cách đề phòng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh
– Bà mẹ trong thời gian mang thai phải chú ý giữ gìn sức khỏe, kiểm tra cẩn thận trước khi sinh, kịp thời xử lý các bệnh mắc phải khi mang thai, kiểm soát tốt các bệnh vốn đang có trong người từ trước. Điều này giúp tránh để xảy ra tình trạng sinh non, sinh khó.
– Đối với trường hợp đẻ non, đẻ khó, đẻ thủ thuật nên đỡ đẻ cẩn thận, nên tiêm vitamin K phòng tránh chảy máu. Trong quá trình sinh đẻ không được lạm dụng thuốc kích đẻ và thuốc khống chế hệ thần kinh trung ương. Nắm vững các thủ thuật trợ sản cũng là một trong những cách để giảm thiểu tỉ lệ trẻ xuất huyết sọ não. Nếu nhận thấy biểu hiện nghi vấn trẻ mắc bệnh phải đưa đi khám ngay để chữa trị kịp thời.
– Đối với trẻ đẻ non, đẻ khó hoặc khi đẻ ra trẻ bị ngạt thở, sau khi sinh nên tiêm vitamin K và vitamin C…
Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp các thông tin chi tiết về di chứng xuất huyết não xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy đến các bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên môn tư vấn và có phương pháp điều trị sớm.