Trong những năm qua, ngành y tế đã từng bước kiện toàn, củng cố mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến các xã, phường, thị trấn. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng chuyên môn, từng bước cải thiện sức khỏe người dân, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân. Trong đó, việc huy động nguồn lực xã hội hóa (XHH) y tế đã thu hút được nguồn lực lớn của xã hội đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế tỉnh nhà.
Đang xem: Xã hội hóa y tế là gì
Hệ thống xạ trị điều trị ung thư hiện đại được Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đầu tư phục vụ người bệnh.
Những năm gần đây, công tác XHH y tế trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh chóng với số bệnh viện đa khoa tư nhân, cơ sở hành nghề y tư nhân ra đời ngày càng nhiều. Hiện nay, toàn tỉnh có 12 bệnh viện tư nhân, trên 1.000 phòng khám, trên 2.500 cơ sở dược (chưa kể tủ thuốc trạm y tế xã), với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Từ việc đẩy mạnh XHH y tế mà cơ sở vật chất, trang thiết bị cả bệnh viện công và bệnh viện tư được xây mới, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và giảm tải cho hệ thống y tế công lập.
Nắm bắt chủ trương XHH công tác y tế của Nhà nước và nhận thấy nhu cầu KCB của người dân trong tỉnh ngày một tăng, năm 2003, Tổng Công ty CP Hợp Lực đã quyết định đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và đi vào hoạt động từ giữa năm 2005.
Là mô hình mới, thời gian đầu, hoạt động của bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do được đầu tư cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, trang bị thiết bị y tế hiện đại, lại có chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực, nên Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã nhanh chóng thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến KCB. Cùng với việc đầu tư thiết bị y tế hiện đại, chuyên sâu, bệnh viện cũng xác định con người là yếu tố có tính quyết định mọi thành công, bệnh viện đã tạo cơ chế chính sách thu hút và phát huy đúng khả năng, sở trường của từng thầy thuốc. Để đội ngũ thầy thuốc có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, bệnh viện thường xuyên mời thầy thuốc giỏi, giáo sư đầu ngành tuyến trên về trực tiếp giảng dạy, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành thông qua các buổi thực hành, hội thảo chuyên đề. Với công tác quản lý điều hành khoa học, phát huy tinh thần làm chủ, tính sáng tạo của đội ngũ thầy thuốc, bệnh viện củng cố quy trình đón tiếp, phục vụ bệnh nhân từ phòng khám đến các khoa phòng chức năng. Mặt khác, mở rộng các dịch vụ kỹ thuật phục vụ người bệnh, đặc biệt chú trọng nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh và xác định trách nhiệm phục vụ người bệnh như “phục vụ khách hàng”, làm sao để “khách hàng – bệnh nhân” luôn nhớ đến thương hiệu của đơn vị. Chính vì thế, qua gần 15 năm hoạt động, từ quy mô ban đầu chỉ có 100 giường bệnh, với 6 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, đến nay, bệnh viện đã nâng lên 800 giường bệnh, với đầy đủ các khoa, phòng tiên tiến hiện đại, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu KCB của nhân dân trong tỉnh.
Không dừng lại ở đó, năm 2017, Tổng Công ty CP Hợp Lực quyết định đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hợp Lực tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia với tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng, quy mô 480 giường bệnh. Trong đó giai đoạn 1 xây dựng bệnh viện 300 giường bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế và đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động KCB với gần 6.000 danh mục kỹ thuật chuyên môn, được phân tuyến chuyên môn kỹ thuật hạng III và xếp hạng tương đương bệnh viện hạng III. Bệnh viện có tổng số 330 cán bộ, nhân viên, trong đó có 66 bác sĩ và 2 dược sĩ (có trình độ đại học và sau đại học)… Bên cạnh nguồn nhân lực được đào tạo có chiều sâu, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, hệ thống máy móc, thiết bị y tế của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hợp Lực cũng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Hệ thống phòng mổ áp lực dương đảm bảo tiêu chuẩn vô khuẩn; hệ thống xử lý nước RO hiện đại; hệ thống chụp cắt lớp vi tính; máy chụp cắt lớp 12 dãy, máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla… Sau hơn 4 tháng đi vào hoạt động, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hợp Lực tiếp đón từ 500 đến 600 người dân đến KCB, trong đó có khoảng 400 bệnh nhân nội trú, đã góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Trao đổi với các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế, được biết: Những năm qua, cùng với sự phát triển của hệ thống y tế công, ngành y tế luôn coi trọng công tác XHH, huy động các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế, hệ thống y tế tư nhân được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân trong lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ y tế.
Xem thêm: Giãn Tĩnh Mạch Chân Là Gì ? Phương Pháp Ăn Uống Hợp Lý ! Làm Sao Để Cải Thiện Nhanh Nhất
Thực tế cho thấy, hệ thống KCB trong tỉnh đang phát triển vững chắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XHH y tế còn gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc. Bác sĩ Phùng Sỹ Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân khẳng định, qua thời gian triển khai công tác XHH ở bệnh viện, chúng tôi được đông đảo bệnh nhân, nhân dân và cán bộ y tế đồng tình, ủng hộ bởi chất lượng dịch vụ được nâng lên rõ rệt. Nhưng khó khăn nhất đối với chúng tôi là cơ chế, chính sách chưa rõ ràng, nhiều thủ tục còn phức tạp, phải trình nhiều cấp, nhiều nơi và phải mất hàng năm. Nghị định 93 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển y tế có nhiều điểm phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nếu có hướng dẫn cụ thể, chi tiết thì các cơ sở y tế sẽ dễ thực hiện. Đây cũng là những lý do khiến cho các đơn vị y tế chưa tận dụng, khai thác hết tính hiệu quả, đồng thời chưa thúc đẩy sự phát triển của công tác XHH y tế.
Còn bác sĩ Lê Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Nhi, cho rằng bệnh viện đã đạt được những mục tiêu cơ bản của công tác XHH y tế, đó là nâng cao chất lượng KCB, có đủ phương tiện phục vụ người bệnh, tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên. Người dân hài lòng với các dịch vụ. Song ngoài khó khăn về thủ tục thì một số quy định về XHH, trong đó có phần đầu tư, tính toán các phần chi phí: Hành chính, chi cho các cổ phần lợi nhuận… còn nhiều vướng mắc, trong khi đó chưa có cơ quan chức năng nào xây dựng và hướng dẫn cụ thể. Thông tư số 15/2007/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập quy định về việc sử dụng tài sản để liên doanh như thế nào, trang thiết bị để triển khai các kỹ thuật ra sao, rồi lợi ích giữa đơn vị, người bệnh và các bên đối tác… Tuy nhiên để áp dụng sao cho đảm bảo đúng mục đích và cụ thể hóa thì vẫn không phải là điều dễ làm.
Mục đích của công tác XHH y tế nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện để mọi người dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại cơ sở, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trên tinh thần đó, những kết quả bước đầu trong công tác XHH y tế trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo ngành y tế, giúp người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao, song làm thế nào để chủ trương XHH đã được ngành y tế vận dụng linh hoạt, phù hợp hơn với chủ trương và chính sách có định hướng của quản lý Nhà nước trên yêu cầu thực tế phát triển kinh tế – xã hội; vấn đề hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sự hài hòa giữa y tế công và tư; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế và nhận thức của người dân… vẫn là những băn khoăn, trăn trở, những nút thắt cần sớm được tháo gỡ.
Bài và ảnh: Tô Hà
Huy động nguồn lực XHH để người dân được lựa chọn các dịch vụ y tế tiện ích
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình thực hiện XHH thời gian qua vẫn bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Nghị quyết 93/NQ-CP ra đời nhưng chưa có các văn bản hướng dẫn thực hiện nên việc triển khai rất khó khăn. Trong lĩnh vực y, dược tư nhân sự phát triển cả về số lượng lẫn loại hình hành nghề đã làm cho công tác quản lý Nhà nước gặp không ít khó khăn. Cơ chế chính sách chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn chưa phù hợp làm cho quá trình XHH còn chậm so với yêu cầu. Tiến sĩ Trịnh Hữu Hùng Giám đốc Sở Y tế Tạo điều kiện để mọi người được hưởng thụ các dịch vụ y tế cơ bản tại tuyến xã, phường
Tuy nhiên, hiện tại tất cả 26/26 trung tâm y tế tham gia thực hiện đề án đều chưa được Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề KCB, nên chưa đủ điều kiện ký hợp đồng KCB cho bệnh nhân BHYT tại trạm y tế xã với cơ quan BHXH, khi Công ty Nhật Quang hoàn thành việc đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn, lắp đặt trang thiết bị, chuyển giao kỹ thuật theo đúng tiến độ, thì việc triển khai thực hiện “đề án” gặp khó khăn, bệnh nhân BHYT tại tuyến xã chưa được hưởng các dịch vụ kỹ thuật do đề án đầu tư, không phát huy được hiệu quả sử dụng trang thiết bị đã đầu tư. Để đề án được phát huy hiệu quả, tạo mọi điều kiện cho người được hưởng thụ các dịch vụ y tế cơ bản tại tuyến xã, phường, Sở Y tế và BHXH cần chỉ đạo nghiêm việc thực hiện đăng ký KCB ban đầu cho bệnh nhân BHYT tại trạm y tế, quan tâm đầu tư nguồn lực, trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho trạm y tế để đáp ứng và thực hiện đầy đủ vai trò tuyến đầu tiên, cơ bản trong công tác KCB ban đầu; tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các trung tâm y tế đẩy nhanh tiến độ trình Sở Y tế thẩm định, cấp giấy phép hoạt động KCB, đủ điều kiện ký hợp đồng KCB cho bệnh nhân BHYT tại trạm y tế xã với cơ quan BHXH, tạo điều kiện để bệnh nhân BHYT sớm được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật do đề án đầu tư ngay tại tuyến cơ sở. Lê Khả Thành Phát huy tốt nguồn lực XHH phục vụ người bệnh
Trạm Y tế xã Luận Thành được thành lập năm 1983, hiện có 7 cán bộ biên chế, trong đó có 1 bác sĩ, 3 y sĩ, 1 nữ hộ sinh trung học, 2 điều dưỡng và 1 cán bộ hợp đồng. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cơ sở vật chất của trạm y tế đã được đầu tư tu sửa, nâng cấp với 11 phòng chức năng, được trang cấp các thiết bị y tế cơ bản phục vụ cho công tác KCB, như máy xét nghiệm nước tiểu, nọi soi cổ tử cung phát hiện ung thư sớm, bộ tiểu phẫu, máy khí dung, máy ly tâm nước tiểu… Từ năm 2014, từ nguồn XHH, trạm đã đầu tư máy siêu âm hơn 680 triệu đồng và máy xét nghiệm… để phục vụ cho chẩn đoán điều trị cho người bệnh. Xem thêm: Người Từng Đau Mắt Đỏ Có Bị Lại Không ? Hỏi Đáp: Đau Mắt Đỏ Bị Mấy Lần Trong Đời Ngoài việc nâng cao kỹ thuật, chất lượng phục vụ người bệnh, trạm luôn thực hiện tốt và xử trí ban đầu đúng các trường hợp đến khám tại trạm, không để tai biến và sai sót chuyên môn, chuyển tuyến kịp thời những ca ngoài khả năng của trạm… Không chỉ làm tốt công tác KCB cho người dân trên địa bàn, trạm luôn bám sát chỉ tiêu trên giao để thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Hằng năm có trên 90% trẻ dưới 1 tuổi trên địa bàn xã được tiêm chủng, trẻ em dưới 5 tuổi được uống Vitamin A, tư vấn dinh dưỡng, chính vì vậy mà tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm xuống qua từng năm. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm; phụ nữ mang thai được quản lý thai nghén, khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván sơ sinh, uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu. Hàng năm, trạm lập danh sách theo dõi người già 60 tuổi trở lên, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các cụ từ 80 tuổi trở lên, qua đó phát hiện kịp thời các bệnh tật cũng như tư vấn phòng bệnh, cấp thuốc điều trị. Đến nay có 100% người cao tuổi trên địa bàn xã đã có sổ khám sức khỏe. Là xã xa trung tâm, nhu cầu KCB của người dân trên địa bàn đã cao hơn nhiều so với trước, nhờ có các trang thiết bị máy móc hiện đại như máy siêu âm đã góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, vì thế số lượng người dân đến KCB tại trạm ngày một đông, trung bình mỗi tháng có hơn 500 lượt người đến KCB. Trạm không chỉ thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân địa phương mà cả các xã lân cận của huyện Như Xuân, Thọ Xuân. |