Viêm mao mạch dị ứng gây tổn thương nhiều cơ quan như khớp, da, tim mạch, đường tiêu hóa…Việc phát hiện và điều trị sớm viêm mao mạch dị ứng giúp giảm bớt triệu chứng, tránh biến chứng.

Đang xem: Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không

Viêm mao mạch dị ứng còn có nhiều tên gọi khác như hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng phản vệ, ban xuất huyết dạng thấp… là bệnh liên quan tới hệ thống miễn dịch, gây ra tình trạng dị ứng có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch tại nhiều cơ quan khác nhau thường gặp chủ yếu là khớp, tổn thương trên da, thận, ruột…

Bệnh gặp phải nhiều hơn ở trẻ em với tỷ lệ mắc trước 5 tuổi là khoảng 50%, 3–10 tuổi là 75%. Tỷ lệ mắc theo giới tính, chủ yếu gặp ở nam, tỷ lệ mắc cao hơn gấp 2 lần so với nữ.

Cơ chế bệnh sinh:

Thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng, khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên sau đó xảy ra phản ứng kháng nguyên và kháng thể. Do có sự phản ứng miễn dịch giữa kháng nguyên và kháng thể diễn ra trên lớp nội mạc mạch (chủ yếu là các mao mạch). Mà phản ứng kháng nguyên và kháng thể này sẽ giải phóng ra các chất trung gian hóa học và xuất hiện sự lắng đọng của phức hợp miễn dịch tại lớp niêm mạc của mao mạch. Chất trung gian hóa học và phức hợp miễn dịch này sẽ gây ra tổn thương, tăng tính thấm thành mao mạch dẫn đến hiện tượng xuất huyết, xuất huyết có thể gặp trên da hoặc trên các cơ quan khác.

Nguyên nhân gây bệnh chưa xác định rõ. Những một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh như:

Tiêm phòng viêm gan B
Một số người bệnh xuất hiện viêm mao mạch dị ứng sau khi tiêm phòng vắc-xin

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mao mạch dị ứng

Dấu hiệu bệnh viêm mao mạch dị ứng xuất hiện trên nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể:

Biểu hiện tại khớp: Triệu chứng này thường gặp ở khoảng 75% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng như ban xuất huyết ở cổ chân, gối, khuỷu, hiếm khí ở cổ tay và bàn tay. Xuất huyết gây ra đau tại các vị trí này, hạn chế vận động, phù quanh khớp kèm theo đau gân phối hợp, viêm khớp…Tổn thương thận: Thường có thể xảy ra ở giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân có triệu chứng tiểu ra máu đại thể hoặc vi thể, có sự xuất hiện của protein niệu.
Đau bụng sau khi hút thai lưu
Triệu chứng như đau bụng quanh rốn có thể gặp ở bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng

Ngoài ra còn một số biểu hiện ít gặp hơn nhưng có một số biến chứng nguy hiểm như:

Tim mạch: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim sung huyết do viêm mao mạch dị ứng.

Xem thêm: Ổi Có Tốt Cho Bà Bầu Không, Quả Ổi Và Lợi Ích Ít Biết Với Bà Bầu

Phổi: Biểu hiện trên phổi là xuất huyết trong các phế nang. Đây là biến chứng rất hiếm trong viêm mao mạch dị ứng, nhưng rất nặng. Mà biểu hiện.Thần kinh trung ương: Có thể chỉ gây ra đau đầu, có khi gây xuất huyết màng não chèn ép vào thần kinh trung ương gây ra liệt vận động, rối loạn hành vi, hôn mê…Mắt: Viêm võng mạc xuất huyết đáy mắt, có gặp ở một số ít bệnh nhân.

3. Bệnh viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Bệnh viêm mao mạch dị ứng là bệnh hiện nay chưa có biện pháp nào để điều trị đặc hiệu, chính vì vậy việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị các triệu chứng xuất huyết và từ đó phòng những biến chứng xuất huyết nguy hiểm.

Phương pháp điều trị chủ yếu bệnh viêm mao mạch dị ứng chủ yếu dựa vào nội khoa bằng các loại thuốc:

Chống dị ứng: Sử dụng các loại thuốc kháng histamin, làm giảm hiện tượng viêm tại mao mạch.Bảo vệ thành mạch.Thuốc giảm đau chống viêm: Với những bệnh nhân có triệu chứng đau nhẹ có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc chống viêm steroid cho bệnh nhân, trong những trường hợp bệnh nhân bị tổn thương thận nặng.Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu của nhiễm khuẩn thì kết hợp sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.Trường hợp nếu xuất huyết nhiều gây thiếu máu nặng sẽ có chỉ định truyền khối hồng cầu.Thuốc ức chế miễn dịch: Được sử trong bệnh nhân có tổn thương thận nặng.
Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Sử dụng thuốc trong điều trị viêm mao mạch dị ứng cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa

Ngoài ra cần thực hiện các biện pháp chăm sóc như:

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng và tăng vững bền thành mạch.Người bệnh hạn chế đi lại, nên nghỉ ngơi từ 1 đến 2 tháng.

Xem thêm: Làm Gì Để Tinh Trùng Khỏe Mạnh, Màu Mỡ, Kiểm Tra 7 Bước Để Tinh Trùng Khỏe Mạnh, Màu Mỡ

Tóm lại, bệnh viêm mao mạch dị ứng chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên bệnh được điều trị và kiểm soát bằng các phương pháp điều trị triệu chứng. Việc điều trị triệu chứng giúp hạn chế những biến chứng nặng có thể xảy ra. Chính vì vậy khi có các biểu hiện của bệnh tương tự cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *