*

Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền viêm khớp dạng thấp là 1 dạng chứng tý nghĩa là tình trạng đau nhức khớp do kinh mạch bế tắc, khí huyết không lưu thông được. Bình thường khí huyết lưu thông đều đặn trong các kinh mạch đi nuôi dưỡng cơ thể nên khi khí huyết bế tắc sẽ gây ra chứng tý.

Đang xem: Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân ngoại cảm do 3 thứ tà khí Phong, Hàn, Thấp lẫn lộn đến xâm nhập vào cơ thể. Các tà khí này gây rối loạn sự vận hành khí huyết, làm cho khí huyết bế tắc, lưu thông không điều hòa mà sinh bệnh. Các tà khí này lại bị tắc lưu lại ở kinh lạc hoặc tạng phủ gây sưng, đau, nhức, tê buồn, nặng, mỏi ở một vùng cơ thể hay các khớp xương.Điều kiện để 3 khí tà Phong, Hàn, Thấp gây bệnh được là cơ thể có Vệ khí suy yếu, Khí huyết hư, hoặc tuổi già có Can thận hư suy. Ngoài ra, việc sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với nước, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc mệt nhọc lại bị mưa rét thường xuyên.

*

Viêm khớp dạng thấp điều trị theo y học cổ truyền

Điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Để điều trị chứng bệnh viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền này cần chú trọng sử dụng các vị thuốc bài trừ phong, hàn, thấp đồng thời bồi bổ can thận, cường kiện gân cốt. Tùy thuộc vào giai đoạn viêm khớp dạng thấp mà sử dụng các bài thuốc phù hợp:

+Giai đoạn đầu thì dùng bài thuốc khu phong, tán hàn trừ thấp thông lạc.

+Giai đoạn nặng (có nguy cơ tổn thương biến dạng khớp) thì phải kết hợp bồi bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.

Các vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền là: Hy thiêm, Thổ phục linh, ý dĩ, Bạch thược, Phòng phong, Dây đau xương, Cây sói rừng, Đương quy, Độc hoạt, Tỳ giải, Quế chi…

Một số bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp:

+Bài thuốc Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Ngưu tất 5 chỉ, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Xem thêm: Thực Hư Việc Vô Sinh Vì Uống Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày Có Gây Vô Sinh? ?

+Bài thuốc Thổ phục linh 20g, Hy thiêm 20g, ngạch mễ 20g, Tỳ giải 16g, Kê huyết đằng 16g, Kim ngân hoa 16g, Ý dĩ 12g, Liên kiều 12g, Hoàng bá 12g, Đan sâm 12g, phòng phong 12g, Tang chi 12g, Tri mẫu 12g, Bạch thược 12g, Thương truật 8g, Quế chi 8g. Cam thảo 6g. Sắc với nước ngày uống 2 lần.

+Bài thuốc Đương qui, Thục địa, Hà thủ ô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Hy thiêm, Thổ phục linh, Đẳng sâm, Kê huyết đằng đều 12g, Ngưu tất, Xuyên khung 8g; Kim ngân, Quế chi 6g, Can khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

*

Giải pháp chữa trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Cốt Bách Bổ-Bài thuốc hiệu quả chữa trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Cốt Bách Bổ do 40 chuyên gia y học Đức nghiên cứu và điều chế, bài thuốc giúp điều trị viêm khớp dạng thấp được chiết xuất từ rất nhiều các vị thuốc quý hiếm từ Cao ban long, Hy thiêm cho đến Thổ Phục linh, Dây đau xương, Sói rừng, Hoài sơn…Đây đều là những dược liệu hoàn toàn từ tự nhiên giúp bồi bổ xương khớp, bài trừ phong thấp, độc tố, bồi bổ can thận:

+Hy Thiêm có vị đắng, cay, tính mát quy kinh can thận, công năng hoạt huyết bổ huyết, giảm đau, trừ phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt giải độc thường được dùng để điều trị phong tê thấp, đau lưng mỏi gối, chân tay tê dại, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp…

+Dây đau xương có vị đắng tính mát quy kinh vào can, công năng là khu phong trừ thấp, hoạt huyết, lợi gân cốt. Dây đau xương thường được dùng làm thuốc bổ xương khớp chữa bệnh tê thấp, xương khớp đau nhức, chấn thương tụ máu hay trường hợp sốt rét.

+Thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình quy kinh vào can và vị, công năng là giải độc trừ phong thấp, lợi gân cốt, kiện tỳ vị bổ dạ dày. Thổ phục linh thường được sử dụng điều trị các trường hợp: phong thấp, đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, nhiễm độc thủy ngân, lở ngứa, ung nhọt, sưng đau…

+Sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có công năng kháng khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, tác dụng chống oxy hóa, giải độc mát gan. Cây thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh viêm nhiễm, phong thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng, ngã tổn thương, gãy xương,…

Xem thêm: Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Đến Khi Đầy Tháng, Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh

+Đặc biệt Cao ban long giúp bổ can thận, bổ trung ích khí, cường tinh hoạt huyết, mạnh gân cốt, tăng tuổi thọ sử dụng cho người mới ốm dậy, lao lực mệt mỏi, suy nhược cơ thể, người cao tuổi chân tay đau nhức tê mỏi, trẻ em chậm lớn, còi xương suy dinh dưỡng.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *