Đại tràng co thắt là căn bệnh còn xa lạ đối với nhiều người, thường chúng ta quen thuộc với bệnh viêm đại tràng hơn. Chính vì vậy khi được chẩn đoán là đại tràng co thắt, người bệnh khá hoang mang. Ít ai biết rằng nó càng ngày càng phổ biến, còn hơn cả viêm đại tràng.

Đang xem: Viêm đại tràng co thắt là gì

1. Đại tràng co thắt là gì?

2. Triệu chứng đại tràng co thắt

3. Chẩn đoán đại tràng co thắt

4. Đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

5. Nguyên nhân gây đại tràng co thắt

6. Điều trị đại tràng co thắt

7. Chia sẻ của người bệnh Đại tràng co thắt

8. Chế độ ăn uống hợp lý

ĐẠI TRÀNG CO THẮT LÀ GÌ

Đại tràng co thắt có rất nhiều tên gọi, có thể gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng kích thích.

》 Đây là bệnh rối loạn chức năng tại đại tràng, cơ đại tràng co thắt bất thường, bệnh tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa. Nội soi sẽ thấy hình ảnh niêm mạc đại tràng hoàn toàn bình thường. Không như viêm đại tràng, nội soi sẽ thấy rõ vết tổn thương viêm loét.

*

Đại tràng co thắt là bệnh lý tiêu hóa phổ biến

TRIỆU CHỨNG ĐẠI TRÀNG CO THẮT LÀ GÌ?

Tùy từng tình trạng bệnh và thời gian mắc bệnh mà có thể gây ra những triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng điển hình của đại tràng co thắt như:

Đau bụng

Đau bụng có thể có hoặc không phụ thuộc vào mức độ co thắt của đại tràng và ngưỡng chịu đau của từng người. Ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau, cùng một mức độ đại tràng bị co thắt có người sẽ cảm thấy đau, nhưng có người sẽ cảm thấy không đau.

Mức độ co thắt nhẹ thì người bệnh đau ít, đau âm ỉ, nếu co thắt mạnh người bệnh sẽ thấy đau quặn, nhiều khi sờ thấy nổi gò cục. Đau thường đi kèm với triệu chứng đi ngoài, đi ngoài xong bụng đỡ đau hơn.

Đi ngoàibất thường

Người bệnh có thể táo bón, tiêu chảy hoặc táo lỏng thất thường. Nếu cơ đại tràng co thắt chậm, phân di chuyển bên trong đại tràng chậm, nước bị tái hấp thu quá mức, làm phân khô cứng khó đi, 1 tuần chỉ đi ngoài 1-2 lần.

Tương tự nếu cơ đại tràng co thắt nhanh, phân di chuyển nhanh làm đại tràng chưa kịp thực hiện chức năng hấp thu nước, nước theo phân ra khỏi cơ thể dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân nát, lỏng. Phần lớn hay bị buồn đi ngoài vào buổi sáng mà nhiều khi có buồn đi nhưng không đi được hoặc đi được ít một, cảm giác đi ngoài không hết phân; ăn sáng xong hay bị đi ngoài mà ăn sáng đồ nước như bún, phở…đi ngoài nhiều lần hơn ăn sáng đồ khô.

Ăn uống đồ ăn kích thích như bia rượu, đồ lạ, đồ sống…hay bị đau bụng đi ngoài. Thường thấy nhất là bia rượu hay bị đi ngoài nhưng uống bia dễ bị hơn rượu, một số người uống rượu vào còn thấy đi ngoài phân khuôn như bình thường. Nhiều người còn có triệu chứng ăn rau có tính chất nhuận tràng như rau sống, rau cải, rau muống và rau ngót hay bị đi ngoài phân sống, đi ngoài ra rau.

Đại tràng co thắt làm tăng tiết chất nhầy hơn bên trong đại tràng, nên đi ngoài hay bị đi ngoài có nhầy như nhầy mũi.

Khoảng 60-70% người bệnh có triệu chứng lo lắng, căng thẳng hay suy nghĩ nhiều, buổi tối có mất ngủ cảm giác triệu chứng có nặng lên. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh đại tràng co thắt, có triệu chứng này chắc chắn là có mắc bệnh.

》 Đây là bệnh mà cơ đại tràng co thắt bất thường do đó nhiều khi triệu chứng khá bất thường, lúc thế này lúc thế kia. Khác với viêm đại tràng, triệu chứng của nó thường liên quan đến ăn uống.

Lưu ý rằng: trong một số trường hợp triệu chứng của chúng rất giống nhau và không thể phân biệt được dựa vào triệu chứng lâm sàng, mà phải dựa vào nội soi. Và một trường hợp khác chúng ta cần quan tâm nữa đấy chính là viêm đại tràng co thắt.

》 Để xác định được chính xác tình trạng bệnh của mình là viêm đại tràng hay đại tràng co thắt thì chúng ta tiến hành như sau:

CHẨN ĐOÁN ĐẠI TRÀNG CO THẮT

》 Đại tràng co thắt được chẩn đoán theo cách đặc biệt. Vì đây là bệnh không có tổn thương thực thể nào được biết đến, do đó chẩn đoán theo phương pháp loại trừ, tức là phải loại bỏ những bệnh gây triệu chứng tương tự trước rồi mới có thể chẩn đoán đại tràng co thắt.

》 Những bệnh có triệu chứng tương tự ảnh hưởng đến đau bụng, đi ngoài bao gồm: bệnh gan, bệnh mật, viêm tụy, viêm đại tràng, polyp, ung thư, túi thừa, viêm ruột thừa, bệnh celiac, không dung nạp lactose.

》 Việc loại trừ sẽ được thực hiện dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Thường thì dựa vào triệu chứng lâm sàng là chưa đủ mà còn cần thiết dựa vào cận lâm sàng. Các xét nghiệm này bao gồm các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nghiên cứu hình ảnh (như chụp CT hoặc X-quang ổ bụng), nội soi. Cụ thể:

Áp dụng chế độ ăn kiêng nhất định hoặc cắt bỏ các nhóm thực phẩm cụ thể trong một thời gian để loại trừ nguyên nhân do dị ứng thực phẩm.Xét nghiệm không dung nạp Lactose. Lactase là một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa đường có trong các sản phẩm sữa. Nếu cơ thể không sản xuất lactase, chúng ta có thể gặp vấn đề đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra hơi thở hoặc yêu cầu loại bỏ sữa và các sản phẩm sữa khỏi chế độ ăn uống trong vài tuần để xem xét. Nếu chỉ ăn uống sữa và các sản phẩm từ sữa mới có triệu chứng thì đấy là do không dung nạp lactose.Xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu và loại trừ bệnh celiac. Bệnh celiac là một rối loạn tiêu hóa gây ra bởi một phản ứng miễn dịch bất thường với gluten. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen…Không dung nạp gluten được đặc trưng bởi cơ thể không có khả năng tiêu hóa hoặc phá vỡ gluten, gây triệu chứng đau bụng đi ngoài.Xét nghiệm phân: phân được kiểm tra vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, hoặc chất lỏng tiêu hóa được sản xuất trong gan (axit mật) để loại từ nguyên nhân do vi sinh vật và gan, mật, tụy.X-quang hoặc CT scan, hoặc siêu âm tạo ra hình ảnh của bụng và xương chậu có thể cho phép bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng, đặc biệt là trong trường hợp đau bụng. Chúng cũng có thể sơ bộ giúp xem được hình ảnh đại tràng, nhưng không chính xác được bằng nội soi.Nội soi được thực hiện nếu bác sỹ nghi ngờ rằng các triệu chứng là do viêm đại tràng, bệnh viêm ruột hoặc ung thư. Nội soi sử dụng một ống mềm có gắn camera nhỏ ở đầu, đi vào đại tràng và truyền hình ảnh về máy. Nội soi nhìn được trực tiếp hình ảnh bên trong đại tràng, do đó nội soi là phương pháp chính xác nhất phân biệt các bệnh đại tràng.

》 Tùy từng triệu chứng mà người bệnh được chỉ định những xét nghiệm khác nhau. Thông thường mỗi bệnh đều có một triệu chứng đặc trưng nên thường được loại trừ dựa vào triệu chứng lâm sàng.

》 Phần lớn chỉ cần nội soi là có thể xác định được tình trạng bệnh, ít khi phải thực hiện toàn bộ những xét nghiệm trên. Hình ảnh nội soi niêm mạc đại tràng hoàn toàn bình thường thì được kết luận là đại tràng co thắt.

》 Vậy đại tràng co thắt có nguy hiểm như viêm đại tràng không, đây là câu hỏi được quan tâm hàng đầu khi mắc bệnh? Đây là điều đặc biệt ở bệnh đại tràng co thắt.

ĐẠI TRÀNG CO THẮT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

》 Bản thân bệnh đại tràng co thắt là bệnh không gây biến chứng nguy hiểm. Bởi đây là bệnh mà niêm mạc đại tràng hoàn toàn bình thường, không có tổn thương viêm loét gì cả.

》 Viêm đại tràng vì có tổn thương viêm, từ vết viêm này nó có thể lan sâu và rộng hơn, tế bào xung quanh vết viêm dễ bị loạn sản mới dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như ung thư.

Xem thêm: Những Loại Thực Phẩm Giúp Giảm Cân, Giảm Cân Nên Ăn Gì

》 Triệu chứng của viêm đại tràng, ung thư, polyp nhiều khi phát triển trên nền triệu chứng đại tràng co thắt làm người bệnh khó nhận biết rõ ràng. Do đó nếu thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong triệu chứng khác với trước đây, người bệnh nên đi khám để biết mức độ tiến triển của bệnh, và có phải đang mắc thêm căn bệnh đại tràng nào khác không.

》 Tuy không gây biến chứng nguy hiểm, nhưng điều trị đại tràng co thắt bao giờ cũng khó khăn hơn, triệu chứng để càng lâu càng nặng. Do đó những bất tiện do bệnh gây ra khó chịu gấp nhiều lần so với viêm đại tràng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân bệnh ngay dưới đây để biết hướng điều trị.

NGUYÊN NHÂN ĐẠI TRÀNG CO THẮT LÀ GÌ?

》 Nguyên nhân đại tràng co thắt vẫn chưa được biết đến rõ ràng, nó có thể là hệ quả do nhiều nguyên nhân gây ra. Đồng thời, cũng có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến mức độ bệnh.

Bệnh nhân có thể tham khảo các nguyên nhân có thể xảy ra dưới đây:

Viêm đường ruột: Viêm đường ruột thường là do thực phẩm bẩn, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh gây ra. Chúng tạo điền kiện cho các loại vi trùng, vi khuẩn, vi rút kiết lị, amip xâm nhập vào đường ruột, dẫn tới viêm đường ruột sau một thời gian dài. Niêm mạc đại tràng cũng theo đó mà bị kích ứng, sau chuyển thành đại tràng co thắt.Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ cay nóng, chiên rán: Đây là những loại thực phẩm gây hại cho đường tiêu hóa mà nhiều người thường hay sử dụng. Chúng sẽ gây áp lực lên dạ dày và đại tràng, buộc hai bộ phận này phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa. Nó là nhân tố tiềm ẩn gây đại tràng co thắt.Rối loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh: 4-6 tháng là thời gian để thuốc kháng sinh được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể con người. Loại thuốc này diệt vi khuẩn gây hại, nhưng đồng thời cũng làm mất đi lượng lớn vi khuẩn có ích. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chứng rối loạn khuẩn đường ruột, sau một thời gian có thể gây bệnh.Stress: Stress kéo dài có thể khiến đường ruột sản sinh hoạt chất Serotonin, cản trở quá trình điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, yếu tố thuộc về tâm lý này không chỉ là tác nhân gây đại tràng co thắt, mà còn có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.Stress kéo dài là một nguyên nhân tiềm ẩn gây nên bệnh viêm đại tràng co thắt.

*

Rối loạn nhu động ruột: Chứng bệnh này thường là hệ quả từ rối loạn tiêu hóa, đường ruột xuất hiện u lành tính, táo bón… Hoạt động của nhu động ruột lúc này sẽ bị rối loạn, tạo điều kiện cho đại tràng co thắt hành hạ người bệnh.Sau một đợt chấn thương tâm lý: Ít ai biết rằng, cơ đại tràng co thắt chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật. Do đó sau một đợt chấn thương tâm lý, hay bị rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng dễ dẫn đến bệnh.Hormon: Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh gấp 2 lần nam giới.

》 Tuy nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng chúng ta có thể biết được cơ chế gây bệnh của nó là do đại tràng tăng tính nhạy cảm, làm nó dễ bị kích thích hơn, ăn uống dễ đi ngoài. Thứ hai là làm giảm khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một số đoạn ruột, vì vậy khuyến cáo người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn ra. Thứ ba đấy là rối loạn nhu động ruột tức là đại tràng co thắt bất thường, tăng nhu động gây đi ngoài phân nát, giảm nhu động gây táo bón.

Vậy điều trị đại tràng co thắt như thế nào?

ĐIỀU TRỊ ĐẠI TRÀNG CO THẮT

Hiện nay, có 2 phương pháp chính được áp dụng để người bệnh điều trị: Theo Tây y và Theo Đông y. Mỗi phương pháp đều cho những ưu/nhược điểm riêng.

THUỐC TÂY ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Sử dụng thuốc Tây có thể giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bênh. Hiện nay, Tây y chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh, các thuốc hiện dùng chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh gây ra chứ không giúp giải quyết tận gốc bệnh. Sau khi ngừng thuốc, bệnh thường hay tái phát.

Đặc biệt, do hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý mãn tính, nên cần thời gian điều trị kéo dài. Việc sử dụng thuốc Tây y dài ngày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Một số thuốc Tây y thường dùng như:

Thuốc giảm co thắt đại tràng: dicyclomine (Bemote, Bentyl , Di-Spaz) và hyoscyamine ( Levsin , Levbid , NuLev)Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid, Smecta,…Thuốc chống táo bón: bisacodyl

Thảo dược hỗ trợ điều trị đại tràng co thắt hiệu quả

Cây ngải tiên có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đại tràng như viêm đại tràng, đại tràng co thắt. Giúp bệnh nhân cảm thấy cải thiện bệnh ngay trong tuần đầu sử dụng. Rất lành tính và không có độc. Đã có tài liệu như tài liệu của GS.TS Đỗ Tất Lợi, TS. Võ Văn Chi, Dược điển Việt Nam,…nói về tác dụng của loài cây này.

TPBVSK Phương Đông Đại Tràng

*

Phương Đông đại tràng

Phương Đông đại trànglà TPBVSK chứa thành phần chính là Ngải tiên, Hoài sơn, Ý dĩ, Bòn bọt, Actiso, Bạch thược:

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường tiêu hóaHỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mãn tính, viêm đại tràng đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đau bụng đi ngoài nhiều lần

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG SINH HOẠT DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH ĐẠI TRÀNG CO THẮT

*

》Ăn uống khoa học là chìa khóa hỗ trợ đắc lực trong việc phòng tránh và chữa đại tràng co thắt

》 Để đại tràng co thắt không trở nên trầm trọng hơn, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đại tràng co thắt nên ăn gì và đại tràng co thắt nên kiêng ăn gì là câu hỏi thường trực của nhiều bệnh nhân.

Người bệnh nên hạn chế những đồ ăn kích thích với cơ thể. Tùy cơ địa từng người mà đồ ăn kích thích với cơ thể khác nhau, đồ ăn nào mà ăn uống vào hay kích thích triệu chứng như bia rượu, thuốc lá, đồ lạ, đồ lạnh…thì cần hạn chế. Đồ ăn nào mà ăn uống được bình thường thì cứ ăn uống bình thường. Tránh kiêng khem quá mức làm cơ thể thiếu chất hay mệt mỏi.Bên cạnh đó luôn phải chú ý đến vệ sinh thực phẩm từ khâu mua sắm, chế biến, bảo quản. Hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ sống, đồ tái vì chúng có thể làm tăng áp lực tiêu hóa lên đại tràng. Ăn thêm rau xanh, hoa quả để giúp hệ tiêu hóa vận thành thuận lợi luôn.

Xem thêm: Đục Thủy Tinh Thể Ở Trẻ Em, Bệnh Đục Thủy Tinh Thể Bẩm Sinh

》 Để đạt hiệu quả điều trị tối đa, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hằng ngày như sau:

Luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Điều này có ích cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể linh hoạt, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giúp giảm đau và táo bón.Tạo thói quen không ăn quá no vì nó có thể khiến các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, mật độ cũng dày hơn.Chú ý không thức quá khuya.Kiểm soát stress, giữ tinh thần thoải mái

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh đại tràng co thắt mà Dược sĩ củaPhương Đông Đại Tràng mang Tới cho bạn. Hy vọng chúng có thể giúp ích cho bạn và người thân hiểu biết và điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *