Thận là một cơ quan trên cơ thể có kích thước khá nhỏ (9-11cm) nhưng lại đảm nhiệm một số chức năng vô cùng quan trọng trên cơ thể người. Nó hoạt động như một máy lọc tự nhiên, lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu.

Đang xem: Vị trí của thận trong cơ thể

Có thể nói 1 điều rằng, cơ thể chúng ta được hình thành từ sự liên kết mật thiết của các cơ quan. Chúng ta nên chăm sóc và bảo vệ chúng khỏi nguy cơ bị tổn thương. Bên cạnh đó, Rất nhiều bạn thắc mắc thận nằm ở vị trí nào trên cơ thể và cấu tạo của thận như thế nào . Vậy bạn hãy nên đọc bài viết sau đây để biết thêm chi tiết nhé!

Thận nằm ở vị trí nào trên cơ thể

Thận được biết đến với vai trò lọc máu và nước tiểu trong cơ thể, là một bộ phận quan trong trong hệ tiết niệu, có hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt sống ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận phải nằm hơi thấp hơn so với thận trái khoảng 1 đốt sống, mặt trước của thận nhẵn bóng, mặt sau sần sùi, có một bờ lồi, một bờ lõm. Mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng khoảng 170g.

*

Hình ảnh về thận nằm trên cơ thể con người

Như bạn đã thấy qua hình ảnh thì cả 2 quả thận không nằm ngang nhau. Thận nằm phía sau phúc mạc ở bụng, thận bên trái nằm cao hơn thận bên phải một đốt sống.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tùy từng người, vị trí thận của họ tương đối khác nhau. Để xác định vị trí của cơ quan này, bạn có thể dựa vào tuổi tác hoặc giới tính của mỗi người nam hay nữ . Thông thường, vị trí thận ở nữ giới sẽ thấp hơn so với nam giới, vị trí thận của trẻ nhỏ cũng sẽ nằm thấp hơn so với những người trưởng thành.

Xem thêm: Bệnh Hen Suyễn Có Chữa Được Không ? Chuyên Gia Giải Đáp Bệnh Hen Suyễn Có Chữa Được Không

Cấu tạo của thận

*

Hình ảnh cấu tạo của thận

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ hơn một triệu đơn vị thận. Đơn vị thận vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng.

Giải phẫu theo chiều dọc của quả thận, người ta quan sát được ở chính giữa thận là bể thận, bên trong chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh. Xung quanh thận gồm lớp ngoài cùng là vỏ xơ có màu đỏ xẩm do chứa rất nhiều mạch máu, cùng với cầu thận có cấu trúc dạng hạt. Thêm một lớp nữa là lớp tủy với màu sắc nhạt hơn.

Thận cơ bản được cấu thành từ 10 đến 18 tháp thận. Mỗi tháp thận sẽ hướng về đáy về vỏ thận, đỉnh hướng vào xoang thận. Ngoài ra, ở mỗi quả thận, chúng lại được cấu thành từ nhiều đơn vị thận nhỏ khác. Mỗi đơn vị sẽ bao gồm 2 bộ phận là cầu thận và ống thận. Trong đó:

Cầu thận:Gồm một túi bọc quản cầu (Malpighi) và nang (Bowman) với nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu sẽ bao gồm khoảng 50 mao mạch máu nằm song song với nhau tạo thành một khối có hình cầu. Nằm ngăn cách giữa các nang và mao mạch sẽ là một màng lọc mỏng. Nhiệm vụ của màng lọc này là giúp lọc các chất từ mao mạch chuyển sang các nang.

Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Đái Dầm Ở Người Lớn : Nguyên Nhân Và Cách Trị

*

Hình ảnh cấu tạo về cầu thận

Ống thận:Trong ống thận sẽ được phân theo các đoạn ống lượn gần, quai henle, ống lượn xa. Theo đó, khi dịch lọc được đưa từ cầu thận xuống sẽ di chuyển vào ống lượn gần rồi chuyển đến quai henle, dạng như một ống hình chữ U. Đầu còn lại của quai henle được gắn với ống lượn xa, đây cũng là một đoạn có cấu tạo uốn khúc. Tiếp đó, dịch sẽ lại tiếp tục di chuyển và đổ vào ống góp. Nơi đây có vai trò dự trữ dịch lọc rồi chuyển vào bể thận. Dịch lọc sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu giữ lại hay thải ra ngoài cơ thể.

*

Hình ảnh cấu tạo về ống thận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *