Vi khuẩn Gram âm được biết đến là một “nỗi ám ảnh” đối với cả bệnh nhân và bác sĩ, bởi lẽ chúng kháng quá nhiều loại kháng sinh và chiếm vị trí đầu bảng trong danh sách 12 siêu vi khuẩn nguy hiểm nhất theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vậy tại sao nó lại đáng sợ đến vậy?

(Những thông tin trong bài viết dưới đây được chia sẻ từ bác sỹ Hà Thị Huệ)

Trực khuẩn gram âm là gì?Tìm hiểu về cấu tạo của vi khuẩn Gram âmMột số đặc điểm của vi khuẩn Gram âm có thể bạn chưa biếtTrực khuẩn Gram âm – tiềm ẩn những nguy hiểm khó lườngThuốc điều trị vi khuẩn Gram âmThăm khám bệnh ở đâu tại Hà Nội?

Trực khuẩn gram âm là gì?

Bạn có biết vi khuẩn Gram âm là gì? Theo bác sỹ Hà Thị Huệ, trực khuẩn Gram âm là một nhóm các loại vi khuẩn không giữ được tinh thể tím khi cho phản ứng với hoá chất thử nghiệm theo tiêu chuẩn nhuộm Gram. Tiêu chuẩn này được dùng để phân chia vi khuẩn làm hai loại Gram âm và Gram dương – dựa theo khác biệt của vỏ tế bào. Liên quan đến 2 loại vi khuẩn thì nhiều người thắc mắc E Coli là vi khuẩn gram âm hay dương? Câu trả lời là trực khuẩn âm.

Đang xem: Vi khuẩn gram âm gây bệnh gì

*

Vi khuẩn Gram âm là nỗi đáng sợ của bệnh nhân và cả bác sỹ

Vi khuẩn Gram âm gây bệnh gì?

Các vi khuẩn Gram âm thường gặp

Dưới đây là tên các loại vi khuẩn Gram âm xuất hiện phổ biến:

Cầu khuẩn: có thể là não mô cầu (gây bệnh viêm màng não), lậu cầu (gây bệnh lậu), Moracella catarrhalis (gây bệnh viêm đường hô hấp), Acinetobacter (gây bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn tiết niệu,…).Trực khuẩn: Trực khuẩn mủ xanh – Pseudomonas aeruginosa (gây bệnh nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, …), Escherichia coli (Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường niệu và đường máu…),…Vi khuẩn hình cong: Phẩy khuẩn tả, Campylobacter (gây bệnh ỉa chảy), Helicobacter pylori (gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng).Một vài loại khác khác: Treponema pallidum (gây bệnh giang mai), Treponema pertenue (gây bệnh ghẻ cóc), Mycoplasma hominis và ureaplasma urealyticum (vi hệ bình thường, có thể gây viêm tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn, đường tiết niệu sinh dục)….

Tìm hiểu về cấu tạo của vi khuẩn Gram âm

Bác sỹ Huệ cho biết: Thành tế bào vi khuẩn Gram âm được cấu tạo từ peptidoglycan, phức tạp hơn so với vi khuẩn Gram dương. Tuy nhiên, đặc điểm vách của vi khuẩn Gram âm lại là một lớp mỏng duy nhất so với các lớp dày trong các tế bào Gram dương. Lớp mỏng này không giữ lại màu nhuộm tím pha lê ban đầu mà chọn màu hồng của chất đối lập trong quá trình nhuộm Gram.

Trong cấu tạo của vi khuẩn này, nằm giữa màng plasma và lớp peptidoglycan mỏng là một ma trận giống như gel gọi là không gian chu chất. Không giống như ở vi khuẩn gram dương, gram âm có lớp màng ngoài nằm ngoài thành tế bào vách tế bào. Protein màng, lipoprotein murein, gắn màng ngoài vào thành tế bào.

Một số hình ảnh vi khuẩn Gram âm

Việc định danh vi khuẩn sẽ giúp bác sĩ đưa ra những phương án hỗ trợ điều trị phù hợp cho người bệnh.

*

Hình ảnh trực khuẩn gram âm gây bệnh phụ khoa

*

Vi khuẩn gram âm Eco Li phổ biến

Một số đặc điểm của vi khuẩn Gram âm có thể bạn chưa biết

Tìm hiểu về đặc điểm hình thái của vi khuẩn Gram âm

Đa số các trực khuẩn Gram âm có đường kính từ 0,2 – 2,0 µm, chiều dài từ 2,0 – 8,0 µm. Hình dạng chủ yếu của vi khuẩn là: hình cầu, que, dấu phẩy, hình xoắn, hình khối vuông, hình tam giác, hình sao… Mỗi tế bào vi khuẩn rất nhỏ và nhẹ. Ví dụ: trực khuẩn đại tràng (Escherichia coli) có kích thước 0,5 x 2,0 µm, 1 tỷ vi khuẩn này có khối lượng là 1 mg. Cầu khuẩn (Coccus): có kích thước từ 0,5 – 1,0 µm, gồm những vi khuẩn hình cầu, hình bầu dục (Lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoea),…

Vi khuẩn Gram âm bắt màu gì?

Theo nguyên lý nhuộm Gram, dựa trên sự khác nhau về cấu trúc của vách tế bào nên trong quá trình nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương sẽ giữ được phức hợp tím gentians-iod không bị tẩy màu bởi alcohol, loại trực khuẩn này không giữ được phức hợp này. Do vậy, kết quả sau khi nhuộm là vi khuẩn Gram dương vẫn giữ được màu tím của gentians, còn Gram âm bắt màu hồng của fucshin.

Phép thử nội độc tố vi khuẩn dùng để phát hiện hoặc định lượng nội độc tố của vi khuẩn Gram âm có trong mẫu thử cần kiểm tra.

Trực khuẩn Gram âm – tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường

Trực khuẩn Gram âm tác hại như thế nào, nguyên do vì sao nó lại trở thành “nỗi ám ảnh” với người bệnh và bác sĩ?

Gây bệnh phụ khoa

Như đã nêu ở trên, vi khuẩn này thường gây ra các bệnh phụ khoa và có khả năng kháng lại quá nhiều loại kháng sinh, chiếm vị trí đầu bảng trong danh sách 12 siêu vi khuẩn nguy hiểm nhất theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Các bệnh lý phụ khoa do Gram âm gây ra thường rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sức khỏe sinh sản của nữ giới. Nhiều trường hợp dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

Và nhiều bệnh lý khác

Mặt khác, E coli vi khuẩn Gram âm là tên gọi chung của vi khuẩn đại tràng dùng để chỉ các vi khuẩn gram âm đường ruột. Vi khuẩn E.coli được biết đến là thủ phạm gây ra nhiều căn bệnh như:

Tiêu chảy cấp: Biểu hiện đi phân nhày nước kèm theo máu, đau bụng, nôn mửa, sốt cao và mất nước…Viêm đại tràng: Người bệnh sẽ bị rối loạn tiêu hóa, thường là tiêu chảy, đi ngoài ra máu và mất nước nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.Bệnh lý khác: Vi khuẩn E.coli có khả năng di chuyển đến hệ tiết niệu hay xâm nhập vào trong máu và được truyền đi khắp cơ thể gây ra hàng loạt các căn bệnh như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não… Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.

Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, 6 Lưu Ý Phải Nhớ Khi Chăm Sóc Bé Sơ Sinh

Vi khuẩn Gram âm và Gram dương khác nhau thế nào?

Dưới đây là sự khác nhau cơ bản giữa vi khuẩn Gram dương và Gram âm:

Đặc điểm Gram dương Gram âm
Thành tế bào Các lớp peptidoglycan dày Một lớp peptidoglycan mỏng, một màng ngoài với các phân tử lipopolysacarit (LPS) được đính kèm.
Nhuộm Gram Nhuộm màu tím khi tuân theo quy trình nhuộm Gram Nhuộm màu hồng khi tuân theo quy trình nhuộm Gram.
Tạo ra ngoại độc tố Tạo ra ngoại độc tố và nội độc tố.

*

Hình ảnh của cả Gram âm và Gram dương

Thuốc điều trị vi khuẩn Gram âm

Hầu hết kháng sinh hiện nay tiêu diệt vi khuẩn bằng cách làm yếu đi thành tế bào, hoặc ngăn ngừa sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Đối với kháng sinh diệt vi khuẩn Gram âm cũng như vậy.

Tuy nhiên, theo thời gian vi khuẩn sẽ tiến hóa và tìm cách chống lại các cơ chế này. Việc dùng kháng sinh rộng rãi trong bệnh viên cũng như nông nghiệp đã tạo điều kiện cho việc phát sinh các dòng vi khuẩn đề kháng. Việc nhiễm các vi khuẩn này sẽ rất nguy hiểm, vì nó có thể khiến cho bệnh nhân mắc các hội chứng đơn giản và dễ điều trị như viêm họng cấp hay viêm đường tiết niệu có thể đi đến tử vong do kháng thuốc. Bởi vậy, việc tiến hành điều trị trở nên khó khăn.

Thăm khám bệnh ở đâu tại Hà Nội?

Khắc phục vấn đề này, hiện nay, các thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tại Đa khoa Y học Quốc tế đã nghiên cứu và thực hiện hỗ trợ điều trị theo nguyên lý kháng sinh đồ. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết và sau khi nuôi cấy vi khuẩn sẽ chia thành nhiều phần, mỗi phần cho sử dụng 1 loại kháng sinh. Từ đó sẽ có kết quả loại kháng sinh nào có thể trị đc vi khuẩn này hiệu quả nhất.

*

Hình ảnh phòng khám bên trong

Đồng thời, trong quá trình điều trị, các bác sĩ tại Đa khoa Y học Quốc tế cũng kết hợp sử dụng thêm những vị thuốc thảo dược Đông Y nhằm giảm lạm dụng thuốc kháng sinh, khống chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp rút ngắn thời gian điều trị, cân bằng môi trường ở bộ phận sinh dục, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nhờ vậy làm giảm khả năng tái phát.

Xem thêm: Chế Độ Ăn Của Người Cao Huyết Áp Nên Ăn, Người Bệnh Tăng Huyết Áp Nên Ăn Gì

Mô hình y tế xanh của phòng khám 12 Kim Mã

Toàn bộ quy trình thăm khám, xét nghiệm và điều trị này đều được thực hiện theo đúng những quy chuẩn của mô hình Y TẾ XANH theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bởi vậy, tại Đa khoa Y học Quốc tế, đội ngũ y bác sĩ cung chuyên viên y tế đều đuọce thông qua đào tạo và nắm vững về mô hình này. Toàn bộ trang thiết bị y tế, máy móc cùng quy trình thực hiện đều đáp ứng đc yêu cầu của WHO. Đồng thời, môi trường y tế tại phòng khám cũng đảm vệ sinh, vô trùng – vô khuẩn theo WHO về Y tế xanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *