Say xe là một phản ứng bình thường của cơ thể với sự thay đổi bất thường. Mức độ say xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có việc mang thai. Một số phụ nữ chỉ bị say xe trong thai kỳ hoặc một số đã từng say xe trước đó thì tình trạng say xe trở nên trầm trọng hơn trong khi mang thai.

Đang xem: Uống thuốc say xe khi mang thai

Phụ nữ có thai là đối tượng đặc biệt, cần hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc do thuốc có thể qua nhau thai và tác động lên thai nhi. Để giảm bớt tình trạng say xe ở phụ nữ mang thai có thể áp dụng một số “mẹo không dùng thuốc” sau đây:

Nên nhìn xa vào đường chân trời hoặc vật thể đứng yên ở xaNên trò chuyện với những người xung quanh hoặc nghe nhạcSử dụng gối cổ chữ U hoặc gối tựa đầu để tránh các chuyển động không cần thiết cho phần đầu của trẻGhế ngồi nên để ở trạng thái ngả càng nhiều càng tốt. Chọn chỗ ngồi phù hợp:Nếu đi ô tô, nên ngồi ở phía trước của xe hoặc các hàng ghế phía trên thay vì ngồi ở các hàng ghế dướiNếu đi máy bay, nên ngồi ở khu vực ghế gần cánh máy bay để giảm sự rung lắcNếu đi thuyền, nên lựa chọn vị trí ngồi ở boong dưới hoặc cabinNên bố trí không gian thoáng mát (mở cửa sổ hoặc sử dụng điều hòa), tránh mùi mạnh, tránh nóng bứcNếu có dấu hiệu say xe trong khi di chuyển, nếu có thể nên dừng xe, ra ngoài và đi dạo xung quanh ít phútTránh đọc sách, xem phim hoặc tập trung vào màn hình điện thoại khi di chuyểnTránh những bữa ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc ăn no trước khi đi
Say xe

2. Phụ nữ có thể dùng được thuốc chống say xe loại nào? Lưu ý khi sử dụng thuốc say xe cho phụ nữ có thai để đảm bảo an toàn?

Một số phụ nữ có thai dù áp dụng các mẹo ở trên thì tình trạng say xe vẫn không cải thiện nhiều. Có một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa và điều trị chứng say tàu xe như Dimenhydrinate, Meclizine, Diphenhydramine, Scopolamine, Promethazine.

Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc trên đều an toàn với phụ nữ có thai. Dưới đây là một số thuốc có thể xem xét sử dụng cho phụ nữ có thai:

Say xe bà bầu
Phân loại mức độ an toàn mức độ B theo tiêu chuẩn của FDA – Hoa Kỳ (nghiên cứu trên động vật không thấy có nguy cơ đối với thai nhi và chưa có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai)

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của hầu hết các thuốc chống say tàu xe ở trên là gây buồn ngủ khi sử dụng do đó không nên sử dụng khi lái xe.

Xem thêm: Triệu Chứng Đi Ngoài Phân Sống Ở Người Lớn Và Cách Chữa Trị, {Sos} Đi Ngoài Phân Sống Do Đâu

Ngoài ra, để giảm bớt tình trạng buồn nôn và nôn (triệu chứng phổ biến nhất của chứng say xe), phụ nữ có thai có thể sử dụng thêm vitamin B6 (pyridoxine): Uống 10-25mg/lần x 3-4 lần/ngày.

Vitamin B6

Với các thuốc cần kê đơn, bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ mới sử dụng. Với các thuốc không kê đơn (OTC), cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm để chắc chắn không có chống chỉ định, liều dùng và các tác dụng không mong muốn có thể gặp.

Xem thêm: Bài Thuốc Từ Cây Náng Hoa Trắng Chữa Bệnh Gì, Chữa Bệnh Gì Và Cách Sử Dụng

Trong quá trình mang thai, người mẹ luôn cần theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi qua việc khám thai đầy đủ và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Trong việc sử dụng các chế phẩm thuốc cũng cơ thể mẹ đang mắc bệnh thì cần có sự tư vấn, thăm khám chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa Sản tránh để những tác động xấu từ bệnh tật cũng như các sản phẩm thuốc ảnh hưởng đến thai kỳ. Khi có bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào xảy ra, sản phụ cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm để giảm thiểu hậu quả không đáng có.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mynamlimquangnam.net để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *