Thuốc hạ sốt là cụm từ rất quen thuộc trong đời sống. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu? Thuốc có tác dụng trong bao lâu sau khi uống? Bài viết dưới đây cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin hữu ích liên quan tới loại thuốc này, đừng bỏ lỡ nhé!
Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu?
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao (hay sốt) trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt để cơ thể trở về trạng thái khỏe mạnh. Vậy thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu để vừa hiệu quả, vừa không gây hại tới sức khỏe?
Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt đúng thời gian
Thực tế có nhiều loại thuốc hạ sốt và thời gian sử dụng chúng cũng không giống nhau. Thời gian phát huy tác dụng của mỗi loại thuốc hạ sốt là khác nhau. Vì thế tùy theo loại thuốc hạ sốt bạn sử dụng, thời gian uống chúng có thể thay đổi theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thông tin trên bao bì dược phẩm.
Đang xem: Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng
Hướng dẫn uống các loại thuốc hạ sốt chi tiết như sau:
Acetaminophen (Paracetamol)
Lượng thuốc dùng cho người lớn và trẻ em: 10-15mg/kg cân nặng/lần. Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 – 6 giờ.
Ibuprofen
Người lớn: Thuốc dùng mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ. Trẻ em: Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc là 6 – 8 giờ.
Aspirin
Người lớn: Mỗi lần sử dụng thuốc cách nhau 4 giờ. Trẻ em: Thuốc không được phép tự ý sử dụng cho trẻ nhỏ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu người bệnh bị sốt trong quá trình điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ thì tuyệt đối không được phép tự ý dùng thuốc hạ sốt. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?
Rất nhiều người lầm tưởng việc uống thuốc hạ sốt sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể ngay lập tức, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thế nhưng đây lại là nhận định vô căn cứ và có phần không chính xác. Thuốc hạ sổ chỉ có thể giúp hạ nhiệt xuống, cơ thể sẽ không cảm thấy khó chịu nữa nhưng chưa thể làm dứt điểm cơn sốt. Do đó, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần theo dõi nhiệt độ cơ thể sau đó.
Thường thì thuốc hạ sốt sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 20-30 phút và kéo dài trong khoảng 120 phút tiếp theo. Để tăng thêm hiệu quả sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp chườm mát để làm dịu nhiệt độ nhanh hơn.
Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không?
Bất kỳ loại thuốc nào dù tốt tới đâu và được đánh giá có độ an toàn cao thì vẫn có thể xảy ra những rủi ro nhất định khi sử dụng, trong đó bao gồm cả thuốc hạ sốt. Nếu khi sử dụng, người bệnh không đọc kỹ hướng dẫn hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc sẽ dẫn tới những hậu quả không mong muốn.
Xem thêm: Sử Dụng Vitamin E Như Thế Nào Cho Đạt Hiệu Quả Cao Nhất? Có Nên Uống Vitamin E Trước Khi Đi Ngủ
Thêm vào đó, sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Do đó không phải cứ lúc nào cơ thể bị sốt là bạn cần uống thuốc ngay. Các chuyên khuyến cáo rằng chỉ khi sốt trên 38 độ thì người bệnh mới nên sử dụng thuốc để tránh bị ngộ độc, đặc biệt là Paracetamol. Đây là loại thuốc chuyên dùng để hạ sốt, chữa cảm cúm và giảm đau. Khi dùng quá nhiều có thể khiến gan bị ngộ độc. Bởi vì khi thuốc chuyển hóa ở gan sẽ phá hủy các tế bào tại cơ quan này gây vàng da, rối loạn đông máu, xuất huyết,…
Nhìn chung, tùy theo từng độ tuổi và liều lượng dùng thuốc hạ sốt những triệu chứng ngộ độc, quá liều cũng sẽ khác nhau. Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc hạ sốt quá 5 ngày nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Riêng với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh không được phép cho bé uống quá 5 liều hạ sốt trong vòng 24 giờ.
Trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có nên uống lại?
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu, đồng thời khả năng nuốt của bé cũng hạn chế nên rất dễ gặp phải tình trạng trớ, sặc khi uống thuốc. Hơn nữa nếu thuốc hạ sốt có vị đắng càng khiến trẻ cảm thấy khó uống và gây buồn nôn.
Khi gặp trường hợp này, nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ uống lại thuốc không? Theo ý kiến của các bác sĩ, nếu bé nôn ít thì mẹ không cần cho bé dùng thuốc tiếp. Trường hợp bé nôn ra quá nhiều thì mẹ có thể đợi 30 – 40 phút sau và cho bé uống liều khác. Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé, bạn có thể đặt viên hạ sốt tại hậu môn của bé, đây cũng là phương pháp hạ sốt hiệu quả.
Xem thêm: Làm Cách Nào Để Nhanh Có Thai, Cách Canh Ngày Để Có Thai Nhanh Và Hiệu Quả Nhất
Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ Thuốc chỉ được phép sử dụng trong tình huống cần thiết và ngưng dùng ngay khi thân nhiệt của trẻ đã trở về trạng thái ban đầu. Lạm dụng thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm. Bạn nên nhớ tuyệt đối không được tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt vì sẽ dẫn tới quá liều, phản tác dụng. Liều lượng sử dụng của một số loại thuốc tính theo cân nặng, không tính theo tuổi tác, nhất là Acetaminophen và Ibuprofen. Không nên dùng Aspirin để hạ sốt cho bé vì có thể dẫn tới tình trạng sưng phù ở gan và não. Nếu mẹ thấy bé sốt hơn 1 ngày, nhiệt độ cơ thể luôn ở ngưỡng 39 độ C trở lên và đã dùng thuốc không thuyên giảm thì bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay lập tức. Khi bé bị sốt, bạn có thể dùng khăn ẩm đắp lên trán bé để hỗ trợ hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ xuống.
Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu rồi nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới hotline của chúng tôi để được giải đáp chi tiết. Hẹn gặp lại bạn trong những bài tin tiếp theo!
namlimquangnam.net Sức khỏe
namlimquangnam.net là trang tin chia sẻ kiến thức về các bệnh lý: Da liễu, xương khớp, nam khoa, phụ khoa, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang, bệnh thận, sinh lý nữ,… được cung cấp thông tin từ những chuyên gia y tế, bác sĩ
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.