(HBĐT) – Liên tiếp bệnh nhân ở các lứa tuổi, ngành nghề, từ thành thị đến nông thôn trong tỉnh phải nhập viện vì uống thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc an thần tự tử đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nguyên nhân dẫn đến hành động đó cũng đa dạng, từ mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc, cuộc sống, đến người có bệnh lý nền tâm thần… Thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để bớt đi những trường hợp đau lòng.
Đang xem: Uống thuốc diệt cỏ bao lâu thì chết
Khi chúng tôi có mặt tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) ngày 27/5, cũng là ngày thứ 10, anh Ng.V.C., 45 tuổi, ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) nằm bất động vì ngộ độc thuốc trừ sâu. Người nhà bệnh nhân chia sẻ: Vào buổi tối cách đó 10 ngày, thấy liên tiếp cuộc gọi từ anh C. nhưng khi bật nghe thì không nói gì. Đoán chuyện chẳng lành, đến nhà đã thấy anh C. nằm sấp nôn mửa, bên cạnh là chai thuốc trừ sâu mùi nồng nặc, vội đưa đến Trung tâm Y tế huyện sơ cứu, rồi chuyển ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Tiếp đó, ngày 28/5, các bác sỹ lại tất bật cấp cứu cho bệnh nhân B.T.T., 30 tuổi, ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đang nuôi con nhỏ cũng uống thuốc trừ sâu phải nhập viện. Ngay bên cạnh giường anh C. là trường hợp một nam thanh niên mới 17 tuổi, học sinh lớp 11 ở huyện Tân Lạc, cũng tìm đến cái chết bằng thuốc trừ sâu. Được người nhà phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời, bác sỹ cứu chữa theo phác đồ, may mắn em thoát cửa tử và được xuất viện.
Xem thêm: Tràn Dịch Màng Tim Có Nguy Hiểm Không ? Cấy Dịch Màng Tim Có Nguy Hiểm Hay Không
Tiến sĩ, bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc cho biết: Trước đây, hầu hết bệnh nhân ngộ độc đều phải chuyển lên tuyến T.Ư, nay đã có thể điều trị tại tỉnh. Từ ngày 18/3 – 28/5, Khoa đã tiếp nhận và điều trị cho 25 bệnh nhân ngộ độc nói chung; trong đó, 16 bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc an thần. Một bệnh nhân uống thuốc diệt cỏ Paraquat đã tử vong. Bệnh nhân ở các lứa tuổi, từ thanh niên mới 17 tuổi, đến cụ già 76 tuổi, nhiều nhất là tại huyện Cao Phong, Lạc Sơn. Nguyên nhân dẫn đến hành động tự tử cũng đa dạng, từ mâu thuẫn gia đình, căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống, trầm cảm sau sinh, đến người có bệnh lý nền là tâm thần.
Trong 3 loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc an thần, tùy liều lượng uống, thời gian được đưa đi cấp cứu, tình trạng nặng và tiên lượng tử vong của bệnh nhân sẽ khác nhau. Trong đó, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu rất nguy hiểm; đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật, phải thở máy dài ngày. Đặc biệt, thuốc diệt cỏ Paraquat có độc tính cao, rất khó cứu chữa, bệnh nhân đã uống lượng lớn thì tử vong 100%. Nếu cứu được mạng sống tức thời cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần về sau, chi phí điều trị cũng rất cao, trở thành gánh nặng cho gia đình.
Xem thêm: Bị Ngộ Độc Thực Phẩm Nên Làm Gì, Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả
Thực tế trên đặt ra nhiều vấn đề về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), việc bán thuốc theo đơn bác sỹ, cân bằng cuộc sống trước áp lực, căng thẳng, giải quyết mâu thuẫn gia đình, quản lý người tâm thần trong cộng đồng. Việc cấp cứu cho bệnh nhân tại bệnh viện chỉ là chữa “phần ngọn”, nên cần những giải pháp từ “gốc” vấn đề. Tiến sĩ, bác sỹ Hoàng Công Tình cho rằng, đa số người bệnh tâm thần luôn có ý nghĩ tiêu cực là làm hại cho bản thân. Do đó, nhóm bệnh nhân này cần được quản lý, sử dụng thuốc ngoại trú, tái khám chuyên khoa tâm thần định kỳ, để tránh những tình huống đáng tiếc. Tuân thủ việc mua, bán thuốc theo đơn. Giáo dục sức khỏe cộng đồng về cân bằng tâm lý, cuộc sống. Kiểm soát chặt chẽ các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, đặc biệt nên loại bỏ triệt để việc sử dụng thuốc diệt cỏ Paraquat trong nông nghiệp. Với tính chất là thuốc trừ cỏ cháy nhanh cực độc, ngoài những người cố tình uống thuốc này để tự tử, nếu sử dụng tràn lan trong nông nghiệp sẽ rất nguy hiểm cho con người khi vô ý tiếp xúc.