Nhân sâm được coi là “thần dược” của các loại thảo dược và tác dụng chống lão hóa, tăng cường sinh lực, trí lực, cải thiện sức khỏe tình dục… Nhưng nguy kịch đến tính mạng nếu dùng Nhân sâm sai cách
Nhân sâm là loại thuốc bổ khí đầu vị, là loại dược liệu được y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng từ hơn 2000 năm trước, rất quí hiếm vì rất khó trồng . Trong cuốn “Thần nông bản thảo”, loại dược liệu này được gọi là thần dược.
Đang xem: Uống nước sâm có tác dụng gì
Vậy cụ thể nhân sâm là cây gì? Chúng có mấy loại? Tác dụng của loại dược liệu này là gì? Thành phần chính là gì? Quốc gia nào có nhiêu nhân sâm? Công dụng nhân sâm là gì? Cách phân biệt sâm thật giả ra sao?
Nhân sâm là cây gì?
Nhân sâm (Panax ginseng) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng. Loài này được C.A.Mey. mô tả khoa học đầu tiên năm 1842.
Nhân Sâm có mấy loại:
Nhân sâm có bốn loại thuốc quý: Sâm – Nhung – Quế – Phụ của Đông Y từ hàng ngàn năm trước. Năng lượng và sức khỏe dồi dào khi bạn sở hữu một hộp hồng sâm quý trong nhà. Hiện nay Y học với máy móc hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác thực tác dụng quý giá của Nhân Sâm.
Thành phần chính của Nhân sâm:
Thành phần chính của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có hơn 30 saponin khác nhau.
Theo y học cổ truyền Nhân Sâm có 5 tác dụng:
1. Nhân sâm có tác dụng chống lão hóa, duy trì thanh xuân, tăng đề kháng, sức bền, năng lượng và phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau khi vận động mạnh.
2. Nhân sâm giúp kháng bệnh và chữa bệnh: dạ dày, ung thư, tiểu đường, tim mạch, huyến áp, phòng xơ cứng động mạnh. Cài thiện tuần hoàn máu, hồng cầu, chống thiếu máu. Chống suy giảm thần kinh mỗi khi stress, tăng cường sinh lực, trí lực, giúp bạn tăng sự tập trung.
3. Nhân sâm giúp bạn ngủ ngon hơn, sức khỏe tình dục ở nam giới được cải thiện hơn. Ích trí, bổ khí huyết, định thần.
4. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể mệt mỏi thường xuyên, đoản hơi, đoản khí, chân tay tê lạnh, mạch yếu, trẻ em gầy yếu, chậm lớn, lười ăn, cơ thể mới ốm dậy, trí nhớ thiếu minh mẫn.
5. Giải độc, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm tiêu chảy, táo bón, thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống lao và suyễn, giúp cơ thể phòng chống được các bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất độc hại)…
Uống nhân sâm có tác dụng gì?
2 bài cổ phương quý của Nhân sâm:
Bài Tứ quân tử thang: Kết hợp nhân sâm, bạch linh, bạch truật, mỗi vị 5g, cam thảo 3g. Ngày uống một thang dưới dạng sắc hoặc làm hoàn.
Tác dụng: bổ chân khí cho những người sức khỏe yếu hay mệt mỏi, kém ăn.
Bài Bát trân thang: Kết hợp bài Tứ quân tử thang thêm các vị: xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa, mỗi vị 5g. Ngày 1 thang dưới dạng sắc hay thuốc hoàn.
Tác dụng: trị chứng cả khí và huyết đều suy, mệt mỏi, vô lực chân tay, đoản hơi, thiếu máu, da xanh xao, gầy còm, kém ăn.
Nhân sâm hàn quốc nhập khẩu giá rẻ tại Tphcm
Ngậm và ăn nhân sâm có công dụng gì?
Tham khảo một số bài thuốc với nhân sâm:
– Độc sâm thang (đơn thuốc có một vị nhân sâm) chữa cơ thể quá suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược: nhân sâm 40 g, nước 400 ml, sắc còn 200 ml, cho uống từng ít một, không kể thời gian. Cần nằm yên sau khi uống xong.
– Sâm phụ thang: chữa những trường hợp mạch suy, kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh, chân sâm 40 g (có thể 20 g), chế phụ tử 20 g (có thể dùng 10 g), sinh khương 3 nhát, táo đen 3 quả, nước 3 bát (600 ml) sắc còn 200 ml (1 bát) chia làm nhiều lần uống trong ngày.
– Sâm thái mỏng, cho vào miệng ngậm và nhấm từng ít một, nuốt nước và cả bã.
– Thái mỏng, cho vào ấm hay chén sứ, thêm một ít nước đậy nắp, đun cách thủy, uống nước. Sau đó lại thêm nước và đun cách thủy tiếp tục uống, làm cho đến khi hết mùi vị mới thôi. Ngày dùng 2-6 g.
– Hoặc ngâm rượu: 50g nhân sâm thái mỏng ngâm rượu 3 lần. Lần đầu ngâm với 600ml rượu 35-40 độ, ngâm 1 tháng; lần kế tiếp ngâm 500ml trong 3 tuần; lần 3 ngâm với 400ml rượu trong 2 tuần. Sau gộp dịch chiết 3 lần. Ngày uống 20-30ml.
Cao hồng sâm hàn quốc chính hãng stick 10ML
7 lợi ích từ nhân sâm gói
1. Phòng bệnh ung thư
Từ nghiên cứu của các nhà khoa học, có hơn 34 dưỡng chất có từ Saponin (Ginsenoside Rh2 và Rg3) trong hồng, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triền và đồng thời chuyển hóa chúng trở thành các tế bào bình thường.
2. Giảm bệnh đái tháo đường
Trong hồng sâm thành phần saponin có tác dụng loại bỏ chất Alloxan và chất Streptozotocin là tác nhân gây tăng đường huyết. Ngoài ra, giúp cơ thể phục hồi nhanh thể lực, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
3. Điều hòa huyết áp
Nhờ saponin có trong nước hồng sâm có công dụng làm hạ cholesterol và triglycerid trong máu nên ổn định cho người bị cao huyết áp và huyết áp thấp.
4. Phát triển trí não, tăng trí nhớ
Tăng cường phát triển chí nhớ do hồng Sâm bổ sung canxi và kích thích não hoạt động.
5. Giải độc gan
Đối với những người hay uống rượu vì tính chất công việc, nên ngậm một chút hồng sâm sẽ tốt hơn. Tốt nhất không nên uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe.
6. Giảm căng thẳng
Nước hồng sâm giúp ngăn chặn ức chế thiếu máu cục bộ, là nguyên nhân gây ra stress.
7. Phòng chống đột quỵ
Sâm giúp điều hòa cholesterol, giúp phòng chống các bệnh về đột quỵ, tim mạch.
Nhân sâm có ở nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), Đài loan, nhưng đặc biệt vẫn là Sâm Hàn Quốc và Triều Tiên.
Trồng Nhân sâm tại Hàn Quốc
Tác dụng của Nhân sâm sẽ làm bệnh nặng thêm, gây ngộ độc, thậm chí gây chết người, nếu như sử dụng sai.
Phổ biến trên thị trường Sâm hiện nay có: bạch sâm, hồng sâm, rượu sâm, trà sâm, các loại mỹ phẩm có sâm…
Đa phần mọi người luôn nghĩ Nhân sâm lúc nào cũng tốt cho sức khỏe, nên mọi người thường hãm nhân sâm uống thay nước hàng ngày, ăn Nhân sâm như kẹo cao su.. Lạm dụng quá nhiều vào Nhân sâm có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là lời cảnh báo của bác sĩ đông y Nguyễn Xuân Hướng (Hội Đông y Việt Nam).
Xem thêm: Thai Lưu 8 Tuần: Dấu Hiệu Phôi Thai Ngừng Phát Triển Và Cách Xử Trí An Toàn
Nhân sâm tác dụng nguy hiểm cho các loại bệnh sau (Không nên và cẩn trọng):
Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được.
– Người bụng thường xuyên sôi bụng, đầy hơi, căng tức, đau bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị tiêu chảy cấp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi dùng Nhân sâm.
– Không dùng cho người bị huyết áp cao, thường nôn mửa, trào ngược. Vì ban đầu Sâm có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Như vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
– Phụ nữ có thai hoặc có khả năng mang thai, sau sinh, trong và sau kỳ kinh nguyệt,
– Sức khỏe yếu và mất ngủ mà muốn dùng sâm, nên dùng liều lượng thấp vào buổi sáng. Lưu ý không nên dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
– Trẻ em chậm phát triển cơ thể, thể lực, kém ăn và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm. Không dùng Nhân sâm cho trẻ em dưới 4 tuổi.
– Người bị tiểu đường, mỡ máu, bệnh gút… đặc biết đối với bệnh nhân đang điều trị liệu pháp đặc biệt.
Mua sâm tươi Bố Chính giá sỉ tại đây giá từ 290k/kg
Nguy kịch vì dùng nhân sâm sai cách
Theo lời kể của một số bác sĩ tại các Bệnh Viện ở HN, gần đây có một số trường hợp vào Bệnh Viện cấp cứu trong tình trạng khá nguy kịch do dùng nhân sâm không đúng cách. Điển hình là trường hợp anh V.M (36 tuổi, ở Hòa Bình) bị xơ gan kèm chảy máu đường ruột vào Bệnh Viện Bạch Mai điều trị. Sau khi ra viện 2 tuần, người vẫn yếu, nghĩ sâm có thể giúp người phục hồi sức khỏe nhanh, anh đã uống liền một lúc 30 g sâm. Sau 2 ngày, bệnh trở nên nguy cấp, bệnh nhân tiếp tục chảy máu đường ruột, đưa vào Bệnh Viện tỉnh cấp cứu nhưng do mất máu khá nhiều nên lại chuyển về Bệnh Viện Bạch Mai. Mặc dù được truyền máu, nhưng BN vẫn không qua khỏi do tình trạng chảy máu không cầm.
Chị H.N.H.V (46 tuổi, ở HN) thấy người mệt mỏi, gầy rộc do công việc bận rộn vào dịp trước Tết. Sau tết hơn một tháng, thấy người vẫn uể oải, chị liền mua thuốc bổ có nhân sâm về uống. Mỗi ngày uống đều đặn 2 viên. Tới chu kỳ “đèn đỏ”, chị ngạc nhiên thấy huyết màu đỏ tươi, kéo dài tới 7 ngày không hết. Kỳ kinh kéo dài đến 12 ngày cùng với triệu chứng đau bụng ngâm ngẩm, chị đi khám. Bác sĩ chuyên khoa sản đã chẩn đoán, chị bị băng huyết nhưng không rõ nguyên nhân, vì các xét nghiệm, siêu âm đều ổn. Khi bác sĩ hỏi thời gian gần đây chị có uống thuốc gì không, chị cho biết đang uống thuốc bổ có nhân sâm, bác sĩ liền kết luận, chính nhân sâm là nguyên nhân gây chảy máu tử cung, rong kinh và băng huyết.
Sâm gây hại cho sức khỏe nếu dùng sai
Một đôi vợ chồng trẻ mệt mỏi sau tuần trăng mật, để lấy lại sức, đã mua một củ hồng sâm (khoảng một lạng) đem đun sắc lấy 800 ml nước rồi chia nhau uống hết. Nghĩ là bổ nên ăn luôn cả bã sâm. Khoảng 10 phút sau, cả hai vợ chồng thấy nhức đầu, chân tay rã rời, tim đập mạnh, người nóng bức, nhìn vật không rõ, đôi lúc không tự chủ được hành động… Sau 2 giờ, đầu óc họ không còn minh mẫn, miệng khô nẻ, yết hầu tụ máu, đồng tử giãn… Nhờ gọi điện cho bố mẹ đến đưa đi cấp cứu kịp thời nên đôi vợ chồng trẻ đã thoát khỏi bàn tay tử thần.
Bi hài hơn là trường hợp một quý ông gặp trục trặc trong chuyện chăn gối với vợ, do xấu hổ nên không đi khám mà tự tìm thuốc uống. Được cô bán thuốc gợi ý nhân sâm có tác dụng trợ dương, tăng khoái cảm, anh chồng đã mạnh dạn mua một hộp thuốc có chứa nhân sâm hàm lượng cao về uống. Một tháng sau, thuốc uống hết song anh càng hoảng loạn hơn vì khả năng “chiến đấu” trở về “mo”. Lúc đến khám bác sĩ nam khoa, anh mới biết mình đã cầm chắc căn bệnh liệt dương do uống nhân sâm quá liều. Một số trường hợp sau khi uống nhân sâm tùy tiện còn có biểu hiện tâm thần bất thường như bực bội, lo lắng và mất ngủ nặng…, một số người khác bị tăng huyết áp, mẩn ngứa, phù thũng, tiêu chảy…
Uống sâm, cần tham khảo kiến bác sĩ
Bác sĩ đông y Nguyễn Xuân Hướng – Hội Đông y Việt Nam – cho biết, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ nhân sâm, như thuốc viên ngậm, tinh bột, xắt lát tẩm mật ong, siro, nước uống, chè, cao sâm… rất tiện dùng. Các sản phẩm thuốc bổ có sâm đều khuyến cáo trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Tuy nhiên, người dân sử dụng sâm rất tùy tiện. Cứ thấy người mệt mỏi, sau ốm dậy… là mua sâm về uống mà không biết rằng, những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo BS Hướng, trong các hướng dẫn sử dụng thuốc bổ có sâm ghi rõ: Có thể gặp đa kinh hoặc kinh nguyệt khi dùng thuốc. Nếu tình trạng này kéo dài, cần đi khám. Nhiều phụ nữ đã không để ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tự ý uống nên bổ đâu không thấy, lại rước họa vào thân. Không chỉ gây chảy máu cho phụ nữ, mà cả những người ốm yếu, sốt ruột phục hồi sức khỏe, những người sắp phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc đang bị chảy máu bên trong nội tạng mà uống thuốc bổ có sâm quá nhiều có thể làm bệnh trở nên nguy cấp, đã có trường hợp tử vong.
Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo, các loại thuốc có nhân sâm, phụ nữ uống trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt (nhất là với phụ nữ ở tuổi sắp mãn kinh) rất dễ bị rong kinh, băng huyết không cầm máu được. Thậm chí, có người phải cắt cả tử cung mà máu vẫn không cầm. Khi bị rong kinh, băng huyết kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cả tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Nhân sâm là một vị thuốc quý nhưng nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Kết hợp nhân sâm với thuốc Tây có thể gây tử vong
Nhân sâm có thể trở thành “kẻ hủy diệt” nguy hiểm nếu sử dụng với một số loại thuốc tây sau:
1. Thuốc chống đông máu: Đối với bệnh nhân bị nhồi máu não (do đột quỵ não gây ra) thường sử dụng các loại thuốc chống đông máu (như aspirin, ticlopidin, warfarin…) nếu dùng thêm nhân sâm sẽ chuyển thành tình trạng “ưa chảy máu”.
2. Thuốc điều trị tăng huyết áp: Trong khi người bệnh phải sử dụng thuốc để hạ huyết áp thì nhân sâm lại làm tăng huyết áp của bệnh nhân. Thực nghiệm cho thấy, sử dụng dịch chiết nhân sâm sẽ làm tăng huyết áp, tim co bóp khỏe hơn và mạnh hơn. Dùng nhân sâm khi đang uống thuốc hạ áp sẽ khiến điều trị trở nên vô dụng. Về lâu dài có thể dẫn đến tăng huyết áp kịch phát và tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân.
3. Thuốc trị tiểu đường: Nhân sâm làm tăng chuyển hóa đường, tăng khả năng xâm nhập đường vào trong tế bào và dự trữ đường trong gan, vì thế có tác dụng hạ đường máu rất mạnh. Nếu kết hợp với các loại thuốc có tác dụng làm hạ đường máu thì lại sinh ra tình trạng quá liều.
Câu hỏi thường gặp:
1. Sâm Mỹ và Sâm Cao Ly khác nhau và giống nhau như thế nào?
Cả 2 đều có thành phần: Saponin nhân sâm – ginseng saponins (ginsenosides) , polysaccharides, peptides, polyacetylenic và acid béo.
Khác nhau về đặc thù sinh trưởng, làm cho tính chất Sâm thay đổi và ảnh hưởng lên cơ thể mỗi người khác nhau. Sâm Cao Ly không dùng cho người cao huyết ám, Sâm Mỹ giúp thần kinh thư giản, dễ ngủ.
2. Bao nhiêu tuổi thì uống được sâm? Thanh niên có nên nhân sâm?
Trẻ em (trên 14 tuổi): dùng khi có tư vấn và chỉ dẫn từ bác sỉ. Trẻ em, dưới 14 tuổi không nên dùng vì có thể phát dục sớm hoặc tiêu hóa yếu.
Độ tuổi thanh niên (20 tuổi – trên 30 tuổi): dùng khi trong trường hợp suy nhược thể lực, vận động cường độ cao, hay bệnh lâu ngày chưa khỏi. Nhưng lưu ý, việc dùng nhân sâm ở độ tuổi này là rất hạn chế.
Độ tuổi trung niên (40 tuổi – 60 tuổi): Dùng liều lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn kể cả khi qua tuổi 60.
3. Sâm hành là gì?
Sâm hành hay còn gọi là sâm đại hành chứa các thành phần chính: izoeleutherin, eleutherin, eleutherola. Có tác động sinh cơ, tiêu độc, an thần, bổ huyết, thông huyết. Điều trị bệnh phong thấp, ho phế quản, tứ huyết, tiêu hóa kém.
4. Sâm đỏ là gì?
Sâm đỏ hay còn gọi hồng sâm (Red ginseng) được làm từ nhân sâm tươi, Sau khi phơi khô hoặc hấp sấy màu sắc của củ sâm thay đổi thành màu đỏ, vàng nâu tùy vào số lần hấp sấy, phơi khô.
5. Sâm Bố Chính là gì?
Sâm Bố Chính là một loại nhân sâm quý, từng được người dân châu Bố Chính ( tức hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày nay ) dùng làm sản vật tiến Vua thời phong kiến. Sâm Bố Chính có khoảng thời gian dài ( Khoảng 300 năm ) gần như biến mất khỏi Quảng Bình, và mới chính thức được di thực và khôi phục thành công năm 2019.
6. Sâm ô linh có tác dụng gì?
Sâm ô linh tác động tốt cho gan, dạ dầy, an thần, trị mất ngủ, cầm máu, giảm huyết áp cao và trị bỏng.
7. Ăn kẹo sâm có tốt không?
5 lợi ích từ kẹo sâm hàn quốc
1. Tăng cường sức khỏe
2. Bồi bổ trí não, tăng cường sự tập trung
3. Xoa dịu tinh thần, giảm stress
4. Ngăn ngừa sự lão hóa
5. Cải thiện chức năng sinh lý
Nhiều thí nghiệm khoa học, trong thành phần của hồng sâm có chứa hơn 30 loại ginsenoside, panaxin, panacen, ginseng essence,… Trong kẹo hồng sâm được chiết xuất từ tinh chất hồng sâm, trong liều lượng cho phép của bác sĩ, có thể dùng cho người bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường .
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng. Nên chọn loại kẹo có thương hiệu uy tín để đảm bảo hàm lượng hồng sâm cũng như tốt cho sức khỏe và an toàn sử dụng dài lâu.
8 – Hiện nay có mấy loại nhân sâm?
Dựa trên môi trường sống có 2 loại: Jaebaesam (Trồng tại nông trang) và Jangnoesam (Trồng trong môi trường hoang dã).
Xem thêm: Thực Hư Bệnh Viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên Đang Thiếu Hụt Thuốc, Vật Tư Y Tế
Dựa trên phương thức chế biến có 5 loại: Saengsam (Nhân sâm tươi), Baeksam (Bạch sâm), Aegeuksam (Sâm Taegeuksam), Hongsam (Hồng sâm – sâm khô), Hắc sâm.
Tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhân_sâm
http://soha.vn/song-khoe/dung-nhan-sam-rat-nguy-hiem-voi-nguoi-mang-5-loai-benh-sau-20140112002103831.htm
https://news.zing.vn/uong-sam-tuong-bo-hoa-kho-post527551.html
http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhan-sam-khong-phai-ai-dung-cung-tot-1060
https://amp.thaythuoccuaban.com/vithuoc/nhansam.htm
Sở Y Tế Nam Định: http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhan-sam-khong-phai-ai-dung-cung-tot-1060