Uống nước cây ngải cứu tươi, khô có tác dụng chữa bệnh gì? Nó vừa là rau ăn, vừa dùng làm thuốc uống có công dụng trị rong kinh, thiếu máu, cơ thể suy nhược.
Đang xem: Uống nước ngải cứu có tác dụng gì
Uống nước cây ngải cứu tươi, khô có tác dụng chữa bệnh gì? Nó vừa là rau ăn, vừa dùng làm thuốc uống có công dụng trị rong kinh, thiếu máu, cơ thể suy nhược,đặc biệt là sơ cứu vết thương rất hiệu quả và những giá trị đó vẫn vẹn nguyên cho tới ngày hôm nay.
Vậy lá ngãi cứu có tác dụng gì? Sau đây, namlimquangnam.net và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu để cụ thể hóa những công dụng mà ngải cứu mang lại cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả nhé!
ngải cứu
Ngải cứu là gì?
Ngải cứu cótên khoa học là Artemisia Vulgaris, là một loài thực vật thân cỏ thuộc họ nhà Cúc. Tên gọi kháclà ngải điệp, cây thuốc cứu đây vốn dĩ là loại cây rất quen thuộc với mỗi người dân thôn quê Việt Nam.
Người ta thường dùng nólàm nguyên liệu để chế biến các món ăn giúp bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, loại thảo dược này còn được sử dụng rất rộng rãi trong y học cổ truyền với vai trò là một vị thuốc chữa bệnh thần kỳ.
Ngải cứu miền Nam gọi là gì?
Ngải cứu không chỉ được biết đến là một vị thuốc mà nó còn được biết đến như một loại rau, người ta thường gọi là rau ngải cứu. Ở miền Nam, chúngđược biết đến với những cái tên như thuốc cứu, lángải và rất được nhiều người tin dùng.
Mô tả ngải cứu
Ngải cứu là loài cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 0.5 – 1,2 m. Toàn bộ thân, cành và hai mặt lá đều có lông nhỏ, màu trắng tro bao phủ.
Lá cây mọc so le với phiến lá xẻ nhìn giống lông chim, các phiến lá men theo thân mọc đến tận gốc, mặt trên lá có màu xanh sẫm và mặt dưới có màu trắng xám.
Hoa ngải cứu mọc thành từng chùm kép ở đầu cành với các cụm hoa hình đầu nhỏ, có màu vàng lục nhạt và thường nở vào mùa hè. Quả nhỏ và không có lông.
Nhận biết cây ngải cứu khô và tươi
Nólà loại rau ăn rất gần gũi, mọc phổ biến trong tự nhiên, thường được các bà, các mẹ trong gia đình khuyên dùng. Bởi nó đem lại nhiều tác dụng tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt và làm đẹp da.
Ngải cứu khô có màu vàng nâu, cây tươi có màu xanh, lá xẻ sâu, càng già màu xanh càng đậm, hầu như chỉ có lá, không có hoa. Mùi rất nồng dễ nhận biết, nếu ngửi không quen sẽ dễ gây cảm giác khó chịu. Nhưng nếu đã ăn quen thì thấy rất ngon.
Phơi khôđể càng lâu năm thì công dụng sẽ càng cao, chủ yếu dùng trong các bài thuốc chữa bệnh.
Rau ngải cứu khô
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Cây ngải cứu không những được dùng làm món ăn mà uống nước từ ngải cứu tươi còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rối loạn kinh nguyết, đau thần kinh tọa, xương khớp, viêm họng và cảm cúm.
Nước ngải cứu có vị rất đắng, mùi nồng nên sẽ hơi khó uống nhưng lại có khả năng điều trị bệnh vô cùng hiệu quả. Vì vậy, bạn nhớ uốngnước ngải cứu thường xuyên khi bị bệnh nhé.
Ngải cứu mọc ở đâu?
Đâylà loại cây cỏ lâu năm, rất dễ sinh trưởng, vì vậy nó thường mọc hoang ở khắp mọi nơi trên cả nước, đặc biệt là ở Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên. Ngày nay, nhu cầu sử dụng cây thuốcngày càng nhiều nên loại thảo dược này cũng được gieo trồng rất nhiều xung quanh vườn nhà.
Bộ phận dùng và cách thu hái ngải cứu
Bộ phận dùng: Có thể dùng toàn thânđể làm thuốc chữa bệnh còn nếu dùng trong món ăn thì chỉ nên dùng phần lá và ngọnngải cứu.
Thu hái: Thời điểm tốt nhất để thu háilà trước lúc hoa nở, tức tầm từ tháng 6-7 hàng năm. Bởi vì đây là lúc cây chứa lượng tinh dầu lớn nhất có lợi cho sức khỏe. Khi thu hoạch, người ta thường nhổ cả cây hoặc chí hái phần lá và ngọn.
Cách chế biến ngải cứu thành thuốc
Sau khi thu hái, rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, rác lẫn lộn.Sau đó, cắt nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô.Cho vào túi nilon để bảo quản sử dụng dần hoặc đem bán.
Tính vị của ngải cứu
Theo Đông y, rau ngải cứu là một loại thảo dược tính ấm, vị đắng, đặc biệt có mùi rất hăng nồng có công dụng giúp cơ thể, điều hòa khí huyết, lợi tiểu, kháng khuẩn và giảm đau nhức hiệu quả.
Thành phần hóa học của ngải cứu
Theo y học hiện đại, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về loài cây này nhưng có một số nhà khoa học đã tìm ra được trong thảo dượccó chứa hàm lượng lớn tinh dầu, hoạt chất flavonoid và các acid amin như cholin, adenin. Ngoài ra, nó còn một số thành phần hoạt tính là artabsin, anabsinthin, absinthin và nhựa.
Công dụng của ngải cứu
Ngải cứu có rất nhiều công dụng vô cùng hữu ích cho con người mang lại cho con người sức khỏe dồi dào và trong dân gian được biết đến với 2 phương pháp chữa trị bệnh như sau:
Công dụng của ngải cứu theo y học cổ truyền
Đối với y học cổ truyền, cây thuốc nàyđược nghiên cứu và biết đến với cách làm như sau:
Khi thu hoạch lá, đemđi phơi khô vàtán nhỏ chúng. Sau đó rây lấy phần ngải nhung (phần lông trắng, tơi). Dùng để kích thích huyệt trong quá trình châm cứu.
Nócó vị cay, mùi thơm và vị hơi đắng có tác dụng chữa trị một số bệnh như thổ huyết, rối loạn kinh nguyệt,…
Công dụng của ngải cứu theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, nó được biết đến với rất nhiều công dụng chữa trị bệnh lý như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đa dây thần kinh,… Ngày nay, lá ngải cứu như là một người bạn đồng hành bên cạnh bạn xua tan đi những bệnh tật và giúp cho người bệnh có sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.
hình ảnh cây ngải cứu
Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Ngải cứu là một trong những vị thuốc quý vừa có công dụng trong chữa bệnh, vừa là nguyên liệu tạo nên những món ăn ngon cho gia đình, giúp tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy mà tác dụng của nóngày càngđược ứng dụng rộng rãi, rất nhiều người tìm kiếm và tin dùng vị thuốc này.
Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về từng công dụng chữa bệnh mà ngải cứu mang lại để hiểu hơn về vị thuốc đa năng này nhé.
Cây ngải cứu có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt
Điều hòa kinh nguyệt là một trong những tác dụng nổi bật nhất của nó. Trong dân gian, người ta thường dùng nó đểsắc nước uống hoặc nấu canh ngải cứu ăn để giúp chữa đau bụng kinh đồng thời chữa trị rối loạn kinh nguyệt.
Khi chế biến thành các món ăn sẽ giảm bớt mùi hăng của cây thuốc và dễ dàng sử dụng hơn. Tuy nhiên, nếu dùng ở dạng thuần túy thì công hiệu sẽ cao hơn rất nhiều, giúp điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
Ngải cứu có tác dụng giúp điều trị mụn nhọt
Có thể bạn chưa biết, dược liệucó tác dụng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả, làm cho làn da trở nên trắng sáng, mịn màng. Bởi vì chiết xuất từ rau ngải cứu có khả năng kháng khuẩn vượt trội, giúp loại bỏ các khuẩn ẩn sâu dưới da và các tác nhân gây mụn, làm sạch da mà không gây mẩn ngứa.
Để giải quyết vấn đề mụn nhọt tốt nhất, bạn nên đắp mặt nạ ngải cứu 2-3 lần/ tuần bằng cách giã nhuyễn látươi rồi đắp lên da tầm 20-30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
Lá ngải cứu có tác dụng giúp an thai
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngải cứu là một loại thảo dược lành tính, có tác dụng an thai, an toàn đối với các bà bầu. Ra máu, đau bụng là tình trạng thường gặp ở những người mang thai khiến nhiều người bất an dẫn đến ảnh hưởng xấu cho thai nhi.
Tác dụng của lá ngải cứu giúp an thai
Tuy nhiên, thật tốt vì tác dụng của cây ngải cứu có thể giải quyết được các triệu chứng này, giúp an thai và cải thiện sức khỏe cho thai phụ.
Tác dụngcủa lángải cứu giúp lưu thông máu lên não
Bạn đã bao giờ thử kết hợp ngải cứu và trứng gà để tạo thành một món ăn bổ dưỡng chưa? Nếu chưa thì hãy chế biến ngay và dùng trong bữa ăn nhé. Cả haiđều là những thực phẩm giàu protein, cholin, andenin.
Khi hòa quyện với nhau tạo nên món trứng chiên ngải cứu vừa có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, vừa tăng cường máu lên não, đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả.
Tác dụngcủangải cứu giúpcầm máu, giảm đau
Bên trong lá thuốccó hàm lượng lớn các acid amin có lợi cùng một số hoạt chất có tác dụng cầm máu và giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, các chất này còn giúp quá trình chuyển hóa và trao đổi chất diễn ra trôi chảy, giảm thiểu các triệu chứng đau lưng, đau đầu thường gặp do làm việc việc quá sức, stress.
Tác dụngcủa cây ngải cứu điều trị đau nhức xương khớp
Đau thần kinh tọa, đau nhức xương khớp là tình trạng hay bắt gặp ở những người cao tuổi, gây cảm giác đau, khó chịu, đi lại khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, dân gian thường dùng cả câygiã nát ra rồi vắt lấy nước cốt.
Sau đó thêm vào 2 muỗng nhỏ mật ong để giảm bớt vị đắng, hăngrồi uống 2 lần/ngày cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Công dụng của ngải cứu chữa suy nhược cơ thể
Ngải cứu là vị thuốc có khả năng tăng cường việc hấp thu chất dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, trị bệnhsuy nhược cơ thể, giúp ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn. Những người kém ăn, cơ thể suy nhược hay ngủ không được ngon thì nên dùng lá thuốchầm với gà ri hoặc gà ác để tẩm bổ ngay nhé.
Công dụng của ngải cứu giúpgiảm mỡ bụng
Không chỉ là nguyên liệu tạo nên những món ăn bổ dưỡng hay vị thuốc quý chữa nhiều loại bệnh mà nócòn có tác dụng làm giảm mỡ bụng, đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh, trả lại vòng 2 thon gọn, quyến rũ.
Ngoài ra, các hoạt chất bên trong lácòn giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị các bệnh phụ khoa.
Ngải cứu trịbệnh gì?
Công dụng mà ngải cứu mang lại đối với sức khỏe con người là vô tận. Đây là loại thảo dược quen thuộc đối với rất nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng chúngtrong các bài thuốc để chữa bệnh hiệu quả.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá ngải cứu được dân gian tin dùng và lưu truyền từ xưa đến nay mà bạn nên biết.
Bài thuốcngải cứu trịbệnh rối loạn tiền đình
Chuẩn bị: 300g ngải cứu, 100g lá tía tô, 100g tần dầy lá, 50g cây sả
Cách làm: rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi nấu cùng 500ml nước lọc, đun sôi, để nguội, uống trong ngày vào những lúc khát. Kiên trì dùng mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Dinh Dưỡng Và Ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi, Những Chú Ý Dinh Dưỡng Cho Trẻ Từ 7 Tháng Tuổi
Bài thuốcngải cứu trịbệnh đau lưng
Chuẩn bị: 300g ngải cứu, 2 muỗng mật ong.
Cách làm: rửa sạch ngải cứu rồi giã nát, lọc lấy nước cốt cho vào ly, sau đó cho mật ong vào, trộn đều, chia uống 2 lần/ ngày vào buổi trưa và buổi chiều.
Tác dụng của cây ngải cứu chữa đau lưng
Bài thuốcngải cứu trịbệnh đau đầu
Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu, 100g lá bưởi, 100g lá khuynh diệp.
Cách làm: rửa sạch nguyên liệu, nấu các thảo dược trên cùng 2 lít nước trong vòng 20 phút rồi tắt bếp, đổ hỗn hợp ra chậu nhỏ, trùm chăn xông ngay. Lúc này, mồ hôi độc sẽ toát hết ra ngoài, giúp giảm các triệu chứng đau đầu, ho, sốt, cảm cúm.
Bài thuốcngải cứu trị mụn
Chuẩn bị: 200g ngải cứu
Cách làm: rửa sạch lá thuốc, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị mụn, đợi 15-30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.
Tác dụng của ngải cứu với da
Ngải cứu chữa bệnh suy nhược cơ thể
Chuẩn bị: 200g ngải cứu, 20g kỷ tử, 1 con gà ác hoặc gà ri nhỏ, 1 quả lê.
Cách làm: làm sạch các nguyên liệu trên, cho vào nồi hầm cùng 1 lít nước rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau khi sôi thì hạ lửa nhỏ, hầm đến khi còn 500 ml là được, chia ra dùng trong ngày.
Ngải cứu làm thuốc điều kinh
Kinh nguyệt không đều là nỗi lo lắng và là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ quan tâm.Do đó, bài thuốc của ngải cứu sau đây sẽ giúp cho chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều hơn hạn chế trễ kinh và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.
Trước chu kỳ kinh nguyệt 1 tuần thì sử dụng bài thuốc như sau:
Đối với chu kỳ kinh nguyệt không đều:
Cách làm: Lấy khoảng 10g lá ngải cứu khô đem sắc với 200ml nước cho đến khi còn lại 100ml thì dùng dễ uống hơn nếu bạn cho thêm ít đường và uống mỗi ngày 2 lần.
Ngải cứu giúp an thai
Đối với chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai gặp phải trường hợp đau bụng và ra máu thì sử dụng bài thuốc dưới đây để tốt cho em bé và hạn chế những trường hợp xấu xảy ra nhé!
Cách làm: Chuẩn bị lá ngải cứu và lá tía tô, mỗi loại 16g đem sắc cùng với600ml nước lọc sắt cho đến khi còn lại 100ml nước thì dùng uống và chia đều uống từ 3 đến 4 lần trong một ngày.
Ngải cứu giúp cầm máu, sơ cứu vết thương
Lá ngải cứu có công dụng chữa trị lành vết thương, cầm máu nhanh rất hiệu quả và đặc biệt hơn là sẽ không để lại sẹo lành tính và an tâm khi lựa chọn sử dụng.
Cách làm như sau: Lấy một lượng lá đủdùng, giã nát sau đó cho thêm vào một ít thìa cà phê kèm theo muối thoa đều lên các vết thương.
Ngải cứu trị mụn, làm đẹp
Mụn là một nỗi lo lắng của rất nhiều người và được nhiều người quan tâm về cách chữa trị vì thế ngải cứu có tác dụng điều trị mụn hoặc da bị mẩn ngứa rất tốt sử dụng thường xuyên sẽ mang lại làn da trẻ và đẹp hạn chế nổi mẩn ngứa cho da.
Cách làm: Lấy một lượng lá ngải cứu vừa đủ dùng giã nát sau đó thoa đều lên mặt trong vòng 20 phút và rửa sạch lại với nước. Sử dụng thường xuyên mỗi ngày bạn sẽ có làn da trắng hồng và mịn.
Đối với trẻ em, những người bị rôm sảy thì lấy ngải cứu xay nát sau đó lọc sạch và dùng nước đã được lọc tắm mỗi ngày.
Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương
Đối với những người bị đau thần kinh tọa, nhức mỏi, đau đầu hoa mắt sử dụng bài thuốc như sau:
Cách làm: Lấy lá ngải cứu khoảng 300g rửa sạch sau đó giã nát thêm vào 2 thìa mật ong lọc và dùng lấy nước uống mỗi ngày 2 lần trưa và chiều.
Dùng khi đau mỏi bạn sẽ xua tan đi những cơn đau mệt mỏi do bệnh gây ra.
Ngải cứu giúp lưu thông tuần hoàn máu lên não
Thiếu máu não sẽ dễ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm vì thế sử dụng bài thuốc dưới đây sẽ giúp cho bạn lưu thông máu trong cơ thể đều hơn hoạt động tốt hơn và sức khỏe ổn định.
Cách làm: Tháinhỏ lá ngải cứu và đánh tan quả trứng gà, cho thêm hạt nêm và một ít gia vị vừa miệng sau đó cho vào chảo chiên chín và dùng.
Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau dây thần kinh.
Đối với những người bị ho, cảm cúm sử dụng bài thuốc dưới đây sẽ giảm bớt tình trạng mệt mỏi do những cơn ho, đau cổ họng, đau đầu gây ra.
Cách làm: Chuẩn bị lá bưởi, lá khuynh diệp (lá chanh, hoặc quýt) mỗi loại 100g,lá ngải cứu 100g nấu với 2 lít nước lọc sạch trong vòng 20 phút sau đó xông trong vòng 15 phút.
Cách dùng ngải cứu
Ngoài việc dùng kết hợp nóvới các vị thuốc khác như trong các bài thuốc trên thì cũng còn rất nhiều cách dùng khác giúp hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Dưới đây là một vài cách dùng ngải cứu được sử dụng khá phổ biến hiện nay, mời các bạn tham khảo:
Sắc ngải cứu uống
Lấy khoảng 30 – 50g ngải cứu khô, rửa qua bằng nước sạch.Sau đó, sao vàng hạ thổ rồi sắc với 1 lít nướcSắc với lửa nhỏ đến khi cạn còn 500ml thì tắt bếp rồi chia ra sử dụng trong ngày, uống đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngải cứu rang muối
Ngải cứu rang muối là phương pháp thường được dùng để giảm mỡ bụng, cải thiện vòng 2. Đầu tiên, rang muối hột cùng ngải cứu cho đến khi có mùi thơm. Sau đó cho hỗn hợp này vào túi vải rồi chườm lên bụng, thực hiện 2 lần/ ngày. Kiên trì thực hiện cho đến khi vòng eo được cải thiện.
Cách làm trứng chiên ngải cứu
Trứng chiên ngải cứu là món ăn khá phổ biến trong dân gian, dùng để bổi bổ cơ thể, lưu thông máu lên não. Đầu tiên, trộn hỗn hợp gồm 2 quả trứng gà cùng 100g ngải cứu cắt nhỏ, sau đó cho gia vị vừa ăn vào đánh đều hỗn hợp. Tiếp đến cho dầu vào chảo nóng rồi đổ hỗn hợp trên vào, đợi chín là được.
trứng ngải cứu
Đối tượng nên sử dụng ngải cứu
Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.Người bị mụn nhọt.Người bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa.Người bị suy nhược cơ thể, kém ăn.Người bị cảm cúm, mỡ bụng nhiều.Phụ nữ có thai nên sử dụng 1 – 2 lần mỗi tuần, 2 – 4 ngọn nhỏ.
Lưu ý khi sử dụng ngải cứu
Người bị viêm gan, rối loạn đường ruột không nên cân nhắc khi sử dụng.Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có thể dùng ngải cứu để an thai, tuy nhiên, giai đoạn sau nên hạn chế.Không nên quá lạm dụng vị thuốc này, dùng vừa đủ liều lượng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.Khi dùng chữa bệnh bạn nên kiên trì dùng mỗi ngày để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Tìm hiểu thêm về Qủa Mâm Xôi, Trinh Nữ hoàng cung, Măng Tây có tác dụng điều hòa kinh nguyệt rất tốt
Ngải cứu mua ở đâu?
namlimquangnam.net là địa chỉ bán Ngải Cứu lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều Nhà thuốc, Nhà hàng, khách sạn và người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay. Sản phẩmNgải Cứu tại namlimquangnam.net có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Xem thêm: Ăn Bột Nghệ Có Tác Dụng Gì, Uống Tinh Bột Nghệ Vàng Có Tác Dụng Gì
Giá bán Ngải Cứu: 120.000/1kg
Giá bánchưa bao gồm phí vận chuyển.
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Hy vọng qua đây, bạn đọc đã biết đượclá ngãi cứu có tác dụng gì, cũng như công dụng, cách dùng uống nước chữa bệnh. Cảm ơn độc giả đã xem bài viết!