Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một loại quả được mọi người ưa chuộng, được sử dụng dùng nhiều trong các món ăn bởi hương vị đặc trưng. Bên cạnh đó khổ qua còn giúp thanh nhiệt, giải độc. Hiện nay có rất nhiều cách chế biến khổ qua mà mới mẻ nhất la nước ép khổ qua. Vậy uống nước khổ qua nhiều có tốt không? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!
Khổ qua là gì?
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, thuộc họ bầu bí, là loài cây sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, quả có vị đắng đặc trưng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong khổ qua có nhiều vitamin và khoáng chất như protein, lipit, carbonhydrat, canxi, kali, magie, sắt…Có thể ăn tươi trực tiếp, nấu thành các món ăn như canh khổ qua, xào khổ qua, gỏi khổ qua,… hoặc cũng có thể ép thành nước uống, thái lát phơi khô,… để bảo quản dùng dần.
Đang xem: Uống nước khổ qua nhiều có tốt không và uống bao nhiêu là đủ
uống nước khổ qua nhiều có tốt không
Uống nước khổ qua có công dụng gì?
Cải thiện chứng biếng ăn: Nước khổ qua làm tăng tiết dịch tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn. Đùng nước ép khô qua thường xuyên sẽ cải thiện chưng biếng ăn và ăn ngon miệng hơn.Kiểm soát lượng đường huyết tốt: Khổ qua được ví như một thiết bị lọc máu tự nhiên nhờ tác dụng giải độc và ngăn chặn các gốc tự do gây bệnh nhờ đó kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
Xem thêm: Giá Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Loại 1 Viên Mifepristone, Mifepristone
Làm đẹp da: Mướp đắng có tác dụng làm giảm mụn trứng cá, làm sạch cơ thể từ bên trong, góp phần giải độc máu, cải thiện và ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng da và máu khác như nhọt, ghẻ lở, bệnh nấm…Trong khổ qua chứa nhiều beta-carotene (tiền chất vitamin A) và vitamin A giúp cải thiện chức năng của thị giác.
Xem thêm: Thế Nào Là Ô Nhiễm Tiếng Ồn Là Gì? Các Biện Pháp Chống Ô Nhiễm Tiếng Ồn?
Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy: Các hợp chất chống ung thư có trong khổ qua ngăn chặn khả năng các tế bào ung thư tuyến tụy chuyển hóa glucose, làm tế bào không được cung cấp năng lượng và sẽ tự chết. Vì vậy uống nước khổ qua mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy.Sử dụng trà hay nước ép khổ qua hàng ngày có thể đạt hiệu quả trong việc giảm cân, làm giảm các loại mỡ máu không có lợi, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Đồng thời, nước ép khổ qua giúp cơ thể ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm sự lão hóa, hạn chế các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh…Ngoài những tác dụng trên, trong trái khổ qua còn có chứa hàm lượng vitamin C phong phú, sử dụng hàng ngày có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút, chống lại tế bào ung thư, hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng tia xạ.
Uống nước ép khổ qua nhiều có tốt không?
Nước ép khổ qua là một loại thức uống mát, có tác dụng chữa bệnh, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người. Vì lẽ đó mà nhiều người lạm dụng, uống rất nhiều, uống không kiểm soát gây ra vấn đề lo lắng là uống nước khổ qua nhiều có tốt không?
Theo người xưa thì cái gì cũng nên sử dụng vừa phải, đúng mục đích thì mới có hiệu quả. Tuy khổ qua có nhiều chứng năng hữu ích nhưng cũng chỉ nên sử dụng đúng liều lượng thì nó mới có thể phát huy được những công dụng một cách tốt nhất, an toàn nhất. Nếu quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều nước ép khổ qua trong một thời gian dài và dùng quá nhiều thì sẽ có thể gây nên các tác dụng phụ như:
Giảm khả năng thụ thai và dễ gây sảy thai do loại trái này có chứa một số thành phần gần giống như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh.Hạ đường huyết:người có huyết áp thấp mà ăn khổ qua, nhẹ có thể say xẩm chóng mặt, nặng có thể dẫn đến hôn mê do hạ glucose huyết. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glucozer huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây tình trạng thiếu năng lượng cho cơ thể, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều cơ quan khác.Tăng men gan:nước mướp đắng gây hại cho tế bào gan ở thú vật, làm enzym gan tăng cao. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.Theo Đông y thì Khổ qua có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.