Mướp đắng là loại thực phẩm phổ biến nhưng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Vậy tác dụng của mướp đắng, cách sử dụng và cả tác hại là gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
Mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua, có tên khoa học là Momordica charantia L. Đây là loài thực vật họ Bầu, có vị đắng đặc trưng mà không có loại rau củ nào sánh được. Cây mướp đắng là cây thân leo, thân cây khá nhỏ với đường kính kích thước chỉ khoảng vài milimet. Quả mướp đắng có màu xanh lục, vỏ sần sùi, chiều dài trung bình từ 8-12cm, bề rộng từ 4-7cm.
Đang xem: Uống mướp đắng có tác dụng gì
Mướp đắng hoàn toàn có thể sử dụng rễ, quả và cả hoa để làm thuốc chữa bệnh. Theo như Đông y nghiên cứu, mướp đắng có tác dụng ngăn ngừa sốt xuất huyết, giúp bảo vệ thành tế bào, phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch, điều trị ung thư, tăng cường sức đề kháng và chữa cảm mạo hiệu quả. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu nhờ vào hoạt chất glycosid, nên có hiệu quả trị liệu với bệnh đái tháo đường.
Hình ảnh cây mướp đắng
Mướp đắng xuất hiện nhiều tại các nước trong khu vực vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt, phổ biến nhiều ở châu Á, nhất là tại Việt Nam. Do có họ với bầu, bì, mướp đắng rất dễ nuôi trồng và phát triển, sản lượng hàng năm đạt được không hề nhỏ.
Thông thường, mướp đắng kết quả vào tháng 5 đến tháng 7. Người dân sẽ thu hoạch quả mướp đắng và rễ về để sử dụng. Quả mướp đắng thường được phơi khô để tiện lợi cho quá trình bảo quản và sử dụng.
Thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g mướp đắng như sau:
– Năng lượng: 16 kcal
– Nước: 94,4g
– Protein: 0,9g
– Glucid: 3g
– Chất xơ: 1,1g
– Canxi: 18mg
– Photpho: 29mg
– Sắt: 0,6mg
– Kali: 296mg
– Vitamin C: 84mg
– Vitamin A: 471 IU (16% nhu cầu cơ thể cần hàng ngày)
Ngoài ra mướp đắng còn chứa các hoạt chất vô cùng có lợi cho sức khỏe như: Saponin, alkaloid, beta-carotene, adenine, vitamin nhóm B,…
13 tác dụng của mướp đắng có lợi cho sức khỏe
1. Chữa tiểu đường
Mướp đắng có tác dụng tạo thuận lợi cho cơ thể tiêu hóa đường dễ dàng hơn. Đó là nhờ vào sự ức chế các enzym tham gia phá vỡ disaccharides, và các monosaccharides. Từ đó làm giảm lượng đường glucose hấp thụ vào máu. Cách pha nước ép mướp đắng dùng để chữa tiểu đường:
– Bước 1: Chuẩn bị vài quả mướp đắng, bột nghệ, nước cốt chanh
– Bước 2: Mướp đắng rửa sạch, sau đó bỏ ruột, cắt nhỏ rồi ngâm với bột nghệ hoặc muối. Ngâm khoảng một lúc rồi đem hỗn hợp đi xay nhuyễn cùng với một chút nước lọc, lọc bỏ bã và giữ lại nước cốt.
– Bước 3: Khi uống, thêm vào một chút nước cốt chanh và uống vào buổi sáng khi mới ngủ dậy để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mướp đắng giúp ổn định đường huyết hiệu quả
2. Chữa thấp khớp
Mướp đắng có tác dụng chữa thấp khớp hiệu quả, giảm thiểu tình trạng đau nhức do viêm nhờ vào bài thuốc sau:
– Bước 1: Chuẩn bị lá mướp đắng, cây vòi voi, cây cỏ xước, dây đau xương, cây xấu hổ, cây cối xay mỗi loại 8g; gừng 3g, dây thần thông 5g, quế chi 4g và rễ ngũ trảo 5g.
– Bước 2: Tất cả nguyên liệu hãy đem sắc thành thuốc uống, mỗi ngày một thang thuốc cho đến khi hết đau.
3. Chữa cảm cúm
– Bước 1: Chuẩn bị một ít ruột từ quả mướp đắng
– Bước 2: Đem sắc ruột mướp đắng trong nồi với lửa vừa, sắc tới khi nào nước cô đặc lại thành dạng đặc sệt, bỏ bã rồi sử dụng sẽ giúp giải cảm hiệu quả.
4. Giảm Cholesterol xấu có hại
Mướp đắng chứa rất ít cholesterol nhưng mà lại có hiệu quả cao trong việc giảm thiểu cholesterol xấu gây hại cho cơ thể. Từ đó giúp bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
5. Tăng cường hệ miễn dịch
Tác dụng của mướp đắng rất hiệu quả để cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ vào các vitamin A, C dồi dào cùng với các hoạt chất chống oxy hóa mạnh như alkaloid sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, tiêu diệt gốc tự do.
6. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
Mướp đắng giàu chất xơ và kali, 2 thành phần có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, ngăn ngừa cholesterol xấu gây hại, duy trì nhịp tim ổn định. Từ đó sẽ giúp bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ bệnh về huyết áp, đột quỵ, suy tim…
Tác dụng của mướp đắng có lợi cho sức khỏe
7. Giải độc gan
Mướp đắng giúp làm giảm tình trạng ứ dịch ở gan, loại bỏ các vi khuẩn gây hại, tăng cường chức năng làm việc của gan. Do đó giúp giải độc gan cho cơ thể hiệu quả. Bạn có thể tham khảo cách làm nước uống từ mướp đắng như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị mướp đắng tươi khoảng vài quả
– Bước 2: Rửa sạch, loại bỏ ruột, ướp với đường trắng trong 1 giờ. Sau đó cho vào máy xay để xay nhuyễn, lọc bỏ bã chỉ giữ lại phần nước cốt.
– Bước 3: Rót nước ép ra cốc để sử dụng, bạn có thể cho thêm 2 thìa mật ong hoặc đường vào cho dễ uống.
8. Cung cấp vitamin K dồi dào
Tác dụng của mướp đắng sẽ giúp cung cấp dồi dào lượng vitamin K mà cơ thể cần. Đây là loại vitamin có khả năng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, kháng viêm mạnh và ngăn ngừa chứng đông máu. Trung bình 1 quả mướp đắng sẽ cung cấp đủ lượng vitamin K mà cơ thể cần cho 1 ngày, do đó hãy sử dụng các món ăn từ mướp đắng để bổ sung thêm loại vitamin giàu dưỡng chất này nhé.
9. Giúp làm sáng mắt
Mướp đắng được đánh giá cao trong khả năng cải thiện thị lực và giúp làm sáng mắt. Đó là bởi mướp đắng có thành phần vitamin A và beta-carotene có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ và tăng cường thị lực, giảm thiểu nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể ở mắt.
10. Ngăn ngừa ung thư
Mướp đắng đã được chứng minh là có khả năng chống lại tế bào ung thư ở người. Nó không chỉ chứa các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt gốc tự do hình thành tế bào ung thư, mướp đắng còn giúp bỏ đói tế bào ung thư, khiến chúng không thể phát triển. Mướp đắng thường được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và ung thư vú.
11. Giúp ăn ngon miệng hơn
Nhờ vào hoạt chất alkaloid, mướp đắng có tác dụng giúp tăng cảm giác thèm ăn, cân bằng ổn định lượng pH trong dạ dày, kích thích sản sinh dịch vị tiêu hóa. Từ đó bạn sẽ ăn ngon miệng hơn, hấp thụ được nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hãy thêm mướp đắng vào trong các bữa ăn hàng ngày.
12. Giúp giảm cân
Mướp đắng chứa rất ít calo (chỉ có 16 kcal/100g khẩu phần), tuy nhiên lượng chất xơ và cacbohydrat cao sẽ người dùng no lâu hơn, không bị đói nhanh, giảm đi sự thèm ăn sau khi ăn xong. Từ đó giúp cơ thể giảm cân hiệu quả, an toàn, tự nhiên. Bạn có thể giảm cân bằng mướp đắng và mật ong theo cách làm sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 quả mướp đắng và khoảng 2 thìa mật ong
– Bước 2: Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy để xay nhuyễn, thêm vào một chút nước lọc khi xay.
Xem thêm: Uống Nước Ép Dứa Có Tác Dụng Gì ? Uống Nhiều Có Tốt Không? Uống Nước Ép Dứa Mỗi Ngày
– Bước 3: Lọc bỏ bã, chắt lấy nước cốt, thêm vào mật ong rồi khuấy đều lên là bạn đã có được nước ép mướp đắng mật ong giúp giảm cân hiệu quả.
– Bước 4: Nên uống trước bữa ăn sáng hoặc ăn trưa khoảng 15 phút, sử dụng đều đặn hàng ngày.
Mướp đắng có tác dụng giảm cân nhanh chóng
13. Làm đẹp da và trị mụn
Mướp đắng giàu vitamin C và A, kèm theo đó là các hoạt chất chống oxy và kháng viêm mạnh. Hãy kết hợp mướp đắng và sữa chua để giúp làm đẹp da, trị mụn, cải thiện tình trạng thâm sạm, nhiều tế bào chết trên da chỉ sau một thời gian sử dụng bằng cách làm sau:
– Bước 1: 1 quả mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, sau đó mang đi xay nhuyễn với 2 thìa sữa chua không đường.
– Bước 2: Sử dụng hỗn hợp trên làm mặt nạ đắp lên da trong khoảng 20 phút.
– Bước 3: Hết thời gian, hãy rửa lại làn da mặt bằng nước ấm, sau đó thấm khô.
Cách sử dụng mướp đắng làm các món ăn tốt cho sức khỏe
1. Mướp đắng nhồi thịt
– Chuẩn bị: 3-4 quả mướp đắng (cho 3 người ăn), 300g thịt lợn xay, hành lá, nấm hương, mộc nhĩ.
– Mướp đắng cắt thành nhiều khoanh kích thước 4-5cm, lọc bỏ ruột. Sau đó tiến hành nhồi thịt lợn xay cùng với hành lá, nấm và mộc nhĩ được băm nhuyễn. Cuối cùng cho tất cả mướp đắng vào nồi để nấu canh, nêm gia vị cho phù hợp.
2. Gỏi mướp đắng
– Chuẩn bị: Mướp đắng 2-3 quả, tôm khô, chanh, tỏi, muối, nước mắm, đường.
– Mướp đắng rửa sạch, sau đó đem bào thành sợi giống như món nộm, sau đó đem xóc qua với nước muối loãng. Tôm khô đem xào với tỏi, sau đó trộn đều cùng với mướp đắng đã bào sợi, thêm mắm, muối, đường cho vừa miệng.
3. Nước uống mướp đắng
– Chuẩn bị: Mướp đắng 500g, một nồi nước sạch
– Đem mướp đắng đã rửa sạch, cắt nhỏ vào nồi nước để nấu khoảng 10-15 phút với lửa vừa. Sau đó vớt hết mướp đắng, lấy phần nước trong nồi để sử uống hàng ngày.
Món mướp đắng nhồi thịt vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe
Tác hại của mướp đắng
Bên cạnh các tác dụng của mướp đắng đối với sức, nó vẫn còn tồn tại một số tác hại mà bạn cần biết để không lạm dụng quá mức loại thực phẩm này:
– Sử dụng quá nhiều mướp đắng trong thời gian dài có thể khiến người dùng lâm vào tình trạng nôn mửa, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
– Mướp đắng gây tương tác lớn với các loại thuốc điều trị tiểu đường hiện nay. Do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
– Mướp đắng có chứa một loại chất có tên Vicine có khả năng làm tăng men gan lên cao trong một khoảng thời gian. Nếu Vicine quá nhiều có thể gây hôn mê, chóng mặt, choáng váng cho người sử dụng.
– Mướp đắng giàu canxi cho nên có thể cản trở cơ thể hấp thụ sắt. Do đó người bị thiếu máu sẽ không thể sử dụng được loại quả này.
Những đối tượng nào không nên sử dụng mướp đắng
– Phụ nữ đang mang thai: Mướp đắng khiến cho tử cung bị co bóp liên tục, xuất huyết, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
– Phụ nữ sau sinh: Mướp đắng chứa các chất không có lợi đối với sữa mẹ, khi đó trẻ bú mẹ sẽ dễ gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa.
– Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Trẻ độ tuổi còn ít thì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nếu sử dụng mướp đắng rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, táo bón,…
– Người bị huyết áp thấp: Mướp đắng có chứa nhiều kali có khả năng làm giảm huyết áp nhanh chóng. Vậy nên người bị huyết áp thấp không nên sử dụng kẻo dễ bị ngất xỉu, choáng váng.
Xem thêm: Tinh Trùng Vón Cục Có Chữa Được Không Và Cách Chữa Trị, Cách Khắc Phục
– Người đang mắc bệnh gan: Do mướp đắng có khả năng làm tăng men gan lên cao nếu sử dụng nhiều, do đó không hề có lợi với những người đang mắc bệnh gan.
Nguồn tham khảo: |