Mặc dù kháng sinh có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh, diệt vi khuẩn, nhưng nếu dùng sai cách, kháng sinh chẳng khác gì “con dao hai lưỡi” nguy hiểm với những biến chứng khôn lường, đặc biệt đối với bà bầu và trẻ em. Vậy uống kháng sinh mà không biết mang thai hoặc ở bà bầu, các bé nhỏ uống kháng sinh nhiều có sao không?
Uống kháng sinh mà không biết mang thai có sao không?
Nhiều chị em lần đầu làm mẹ thường không biết mình mang thai trong vài tuần đầu bởi các dấu hiệu chưa hề rõ ràng. Thời điểm này, cơ thể thay đổi thường xuyên mệt mỏi gây ra các bệnh vặt như: hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, nhiều chị em nhầm tưởng là bệnh cảm cúm thông thường nên sử dụng các loại kháng sinh.
Trong khoảng 1 – 4 tuần đầu việc uống thuốc kháng sinh chưa ảnh hưởng đến thai nhi nên các mẹ có thể phần nào yên tâm. Vì lúc này thai còn rất nhỏ, mới hình thành, chưa làm tổ ở cổ tử cung. Theo các chuyên gia, kháng sinh sẽ có ảnh hưởng trong khoảng từ tuần 5 – 10 của thai kỳ, vì đây là quá trình thai nhi đang vào giai đoạn hình thành và phát triển nên rất dễ bị dị tật bẩm sinh.
Đang xem: Uống kháng sinh khi mang thai tháng đầu
Uống kháng sinh mà không biết mang thai có sao không?
Trong giai đoạn này nếu uống kháng sinh mà không biết mang thai, mẹ bầu có thể sẽ gặp một vài tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé. Việc sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là việc chấm dứt thai kỳ.
Tùy vào bệnh, mỗi loại kháng sinh với những thành phần, tác dụng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ bầu theo nhiều cách khác biệt. Nếu lỡ uống kháng sinh mà không biết mang thai, đừng quá lo lắng, chị em nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn. Bạn cũng nên nói rõ và quá trình sử dụng và nhớ mang theo loại thuốc kháng sinh đã dùng để bác sĩ có thêm căn cứ phân tích cũng như chẩn đoán chính xác. Tùy vào mức độ sử dụng kháng sinh, loại kháng sinh và tình trạng phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ được ra phương pháp xử lý phù hợp.
Uống kháng sinh 3, 5 ngày có được không?
Kháng sinh có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh, nhưng nhiều người đang dùng sai cách dẫn đến những tác hại khôn lường. Trong đó, nhiều trường hợp tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm về triệu chứng nhưng không biết rằng nguyên nhân của vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Trên thực tế, để kháng sinh phát huy hiệu quả tối đa nhất, bác sĩ thường kê một liều kháng sinh trong khoảng 7 – 10 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn, tùy vào tình trạng, mức độ và sự tiến triển của bệnh. Bởi nếu dùng không đủ liều, đủ thời gian, vi khuẩn sẽ không bị tiêu diệt hết, vẫn khu trú và chờ cơ hội để trỗi dậy và phát triển thành chủng vi khuẩn đề kháng kháng lại tác dụng của thuốc cũ. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc không dùng kháng sinh đủ liều, nhiều người còn có thói quen, dùng lại đơn thuốc cũ khi thấy những dấu hiệu quen của bệnh trở lại sau một thời gian, điều này là phản tác dụng, phản khoa học.. Bởi lẽ, một toa thuốc chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong một điều kiện nhất định.
Xem thêm: Cách Bôi Kem Dưỡng Da Đúng Cách, Cách Thoa Kem Dưỡng Da Mặt Đúng Cách
Khi tái phát, bệnh có thể không còn ở tình trạng cũ mà có thể đã diễn tiến phức tạp, khi đó đơn thuốc cũ không còn thích hợp nữa. Do đó, bạn cần đi khám lại, dựa trên tình trạng bệnh hiện tại, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả điều trị tốt và nhanh hơn.
Bé uống kháng sinh nhiều có sao không?
Nhiều bậc cha mẹ đang cho con uống thuốc kháng sinh không đúng cách, lạm dụng thuốc, không có sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc, lâu ngày việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và mất thời gian.
Một số sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi sử dụng thuốc như: thấy con sốt, viêm ngay lập tức cho con uống thuốc, khi các triệu chứng giảm, hết bệnh và dừng thuốc đột ngột mà không theo liều lượng đã được chỉ định; giảm liều lượng của người lớn để cho trẻ em dùng.
Bé uống kháng sinh nhiều có tốt không?
Việc sử dụng thuốc quá nhiều, lạm dụng bừa bãi kháng sinh không chỉ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh mà còn loại bỏ luôn cả những khuẩn có lợi, làm cơ thể bé giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh nhiều hơn. Các loại vị khuẩn này sẽ liên kết lại với nhau tạo nên chủng vi khuẩn mới mà các loại kháng sinh cũ không còn khả năng tiêu diệt.
Một số trẻ nhỏ có thể trạng dễ bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần của thuốc kháng sinh. Để tìm ra loại thuốc phù hợp, bác sĩ nhiều khi phải thử test kháng sinh trước khi cho bệnh nhân sử dụng. Việc lạm dụng kháng sinh chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh. Nếu sau này cơ thể có bệnh, cần phải dùng thuốc thì thuốc cũ sẽ không còn tác dụng nữa, khiến bệnh nặng hơn và tăng nguy cơ tử vong.
Bầu 7, 8 tháng uống kháng sinh có sao không?
Tháng 7, 8 của thai kỳ, khi cơ thể bệnh, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi thời điểm này bé đã thành hình và dần có hệ miễn dịch để kháng bệnh. Tuy nhiên nếu phát hiện thấy triệu chứng bất thường như: sốt cao, ho có đờm, ho khạc ra máu đỏ… thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị bởi chuyên gia.
Một số nhóm thuốc kháng sinh mà bà bầu cần lưu ý:
Nhóm có thể dùng: gồm có betalactam (như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…) dùng trong điều trị các bệnh răng miệng, viêm đường hô hấp trên, viêm màng não…; macrolid (như: erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…) để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan…), nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phế quản, viêm xoang… Đây là nhóm kháng sinh tương đối an toàn đối với thai nghén, lượng thuốc đi qua rau thai tương đối ít so với các kháng sinh khác nên nồng độ thuốc trong máu thai nhi sẽ thấp hơn.Nhóm không thể dùng là các loại kháng sinh có thành phần: tetracyclin (doxycyclin, minocyclin…) có nguy cơ làm hỏng men răng của trẻ; Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…) ảnh hưởng đến tai trong của em bé, thậm chí là điếc không phục hồi; Nhóm quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin…) tăng nguy cơ gây ra rối loạn sự phát triển xương khớp trẻ em. Nhóm thuốc dùng thận trọng: Rifamycin không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ; nitrofuran, acid nalidixic không nên dùng cuối thai kỳ; metronidazol, trimethoprim, sulfamid không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.
Xem thêm: Ko Có Cảm Giác Khi Quan Hệ Có Nguyên Nhân Là Do Đâu? 9 Nguyên Nhân Chính
Bên cạnh lưu ý về việc sử dụng thuốc, mẹ bầu cũng cần phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi, bổ sung các loại canxi, sắt, magie, các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để tăng sức đề kháng, bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ.
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống kháng sinh mà không biết mang thai hoặc bà bầu, các bé uống nhiều có sao không? Hy vọng đã mang lại những thông tin thực sự cần thiết và hữu ích để mẹ và bé khỏe trong suốt thai kỳ.