Cà gai leo được biết đến là một loại dược liệu chữa các bệnh lý về gan vô cùng hiệu quả. Vậy vị thuốc này có tác dụng thực sự như đã nói hay không và liệu còn những cộng dụng nào khác nữa hay không? Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách dùng của dược liệu này dưới đây.

Đang xem: Uống cà gai leo như thế nào

*

Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì? Cách sử dụng đúng.

Theo bác sĩ Nguyễn Vân Anh, cà gai dây được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt là cà gai leo khô. Điều quan trọng là người dùng cần nắm chắc được công thức thuốc, từ đó tận dụng được toàn bộ dược tính trong thảo dược.

Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ phòng chống ung thư gan: Nguyên liệu cà gai leo 30g; diệp hạ châu, cây dừa cạn, cây an xoa, cây xạ đen, mỗi vị 10g. Đem hỗn hợp đi sao vàng rồi sắc lên uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang, kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc sử dụng cà gai dây phòng bệnh về gan: Nguyên liệu cần có gồm 20g cà gai leo, 20g cây chó đẻ, 20g cây xạ đen, 20g cây an xoa, cùng 1,5 lít nước. Bỏ dược liệu vào sắc cho tới khi trong nồi còn 250ml thì tắt bếp. Chia đều nước cốt ra uống 3 lần mỗi ngày.

*

Bài thuốc chữa rắn cắn: Sử dụng khoảng 30g – 50g cà gai leo tươi sau đó rửa sạch nhiều lần với nước. Rễ giã nhỏ rồi hòa cùng 250ml nước. Người bị rắn cắn uống 2 lần mỗi ngày. Ngày thứ 2 dùng 20g rễ sao vàng rồi sắc với nước uống. Sử dụng khoảng 1 tuần để loại bỏ độc tố của rắn ra khỏi cơ thể.

Bài thuốc chữa phong thấp: Nguyên liệu gồm cà gai dây, vỏ chân chim, rễ đau xương, rễ cỏ xước mỗi thứ 20g; thêm 20g dây mấu, 20g rễ tầm xuân. Đem tất cả nguyên liệu sắc cùng nước rồi sử dụng hết trong ngày.

Bài thuốc chữa ho gà, ho mãn tính: Chuẩn bị 10g rễ cà gai dây và 30g lá chanh tươi. Cho hỗn hợp vào nồi nấu lên để dược chất tan trong nước. Mỗi ngày chia đều uống 2 lần, sử dụng khi ấm để có hiệu quả tốt.

Bài thuốc chữa sưng chân răng: Lấy 4g cà gai dây sao vàng rồi tán nhỏ thành bột. Cho vào chén đồng, thêm 1 ít sáp ong, đốt hỗn hợp lên rồi xông khói vào chân răng. Kiên trì mỗi ngày thực hiện 1 lần sau khoảng 5 ngày sẽ khỏi.

Bài thuốc chữa phong tê thấp, đau nhức mỏi lưng: Nguyên liệu gồm có cà gai leo, thổ phục linh, dây gắm, kê huyết đằng, lá lốt mỗi vị 10g. Đem tất cả vào sắc cùng 750ml nước, sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn 250ml thì tắt bếp. Chia đều uống vào buổi sáng và buổi tối, sử dụng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy có kết quả.

Bài thuốc giải rượu: Để giải rượu dân gian thường dùng 50g cà gai leo khô hãm cùng nước như hãm chè rồi uống thay nước. Phương pháp này vừa giúp giải rượu nhanh lại không gây hại cho gan.

*

Những lưu ý khi uống nước cây cà gai leo

Cà gai leo có nhiều tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh lý, đây là vị thuốc nam tương đối lành tính, rất ít hoặc hầu như không gây ra tác dụng phụ quá nguy hiểm đối với cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng an toàn và hiệu quả:

Các bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu đang dùng thuốc Tây y hoặc dược liệu Đông y nào khác và nên điều trị các bệnh lý kèm theo (nếu có).

Nên dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo của bác sĩ, không được dùng quá nhiều để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc.

Không được tự ý sáng tác bài thuốc, vì điều này có thể gây ra một số phản ứng phụ đối với cơ địa. Nên tham khảo bài thuốc từ những người đã khỏi bệnh.

Nếu trong quá trình sử dụng mà thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên dừng thuốc ngay và báo với bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời.

Dược liệu không phù hợp với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi

Đối với những người thuộc trường hợp đặc biệt như trẻ nhỏ, người đang cho con bú, phụ nữ mang thai cần thận trọng hoặc không nên sử dụng cà gai leo. Tốt nhất nên tìm loại dược liệu khác lành tính hơn mà có tác dụng tương đương để mang lại hiệu quả.

Những đối tượng có thể sử dụng cà gai leo đó là: Người bị rắn cắn, người có bệnh lý về xương khớp. Bệnh nhân bị ho nhiều do hen phế quản. Người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Người có bệnh lý về gan như xơ gan, tăng men gan, viêm gan B.

Tùy thuộc vào cơ địa vốn có của mỗi người, vị thuốc sẽ có thời gian phát huy tác dụng khác nhau. Vì vậy, người bệnh nên kiên trì uống thuốc cũng như xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh để đạt hiệu quả tốt.

Cách nhận biết hình ảnh cây cà gai leo

Những thông tin chia sẻ sau đây sẽ giúp các bạn biết nhận diện, tên gọi cũng như sự phân bố của cây thuốc quen thuộc này. Cà gai leo có tên gọi khoa học là Solanum procumbens, thuộc họ Solanaceae của loài thực vật. Tại Việt Nam, loài cây này còn có nhiều tên gọi khác nhau như cà vạnh, cà gai dây, cà lù, cà quỳnh, cà quạnh, cà Hải Nam,…

Đặc điểm: Cà gai dây có tuổi thọ khá cao với chiều cao trung bình chỉ khoảng 1 mét. Cây thuộc loài thân nhỏ, thân leo có nhiều cành tỏa nhánh rộng. Thân nhẵn có màu nâu, hình tròn, có nhiều lông tơ bao phủ, thân có gai cứng và nhọn. Lá của cà gai dây có hình bầu dục, mọc so le nhau. Mặt trên của lá trơn nhẵn, có màu xanh sẫm, nhưng mặt dưới màu vàng và có nhiều lông bao phủ. Lá có một đường gân chính ở giữa, đầu gân và cuống lá có gai nhọn, sắc.

Hoa mọc theo chùm ở kẽ lá với số lượng khoảng từ 2 – 5 bông, hoa có màu tím. Hoa thường xuất hiện vào đầu mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6 và bắt đầu cho quả từ tháng 7 – 9. Quả tròn, trơn nhẵn, có màu xanh nhưng khi chín chuyển sang màu đỏ. Quả có cuống dài màu xanh.

Phân bố: Cà gai dây thích hợp sống ở những nơi có nhiều ánh sáng, nơi đất ẩm, ít khi chịu được bóng râm. Cây có thể sống ở nơi có nhiều cá thể sinh sống như ở bụi rậm, bờ sông… Chính vì thế, loài cây này thường sống ở vùng trung du, đồng bằng.

Xem thêm: Bạn Nên Nằm Ngủ Theo Hướng Nào Là Tốt Nhất Cho Sức Khỏe? Nằm Ngủ Theo Hướng Nào Là Tốt Nhất Cho Sức Khỏe

Cà gai leo xuất hiện ở nhiều nước châu Á như các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam của Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam…

Tại Việt Nam, cây chủ yếu xuất hiện ở một số tỉnh từ miền trung ra ngoài như Huế, Bình Thuận, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Nội,…

Phân loại cà gai leo

Nhiều người khi nhắc tới cà gai leo thường nghĩ rằng chỉ có một loại duy nhất. Tuy nhiên trên thực tế cây thuốc này có nhiều loại khác nhau.

Dựa theo đặc điểm của hoa thì cà gai dây có 2 loại:

Cà gai leo hoa trắng: Một số đặc điểm nổi bật là dây nhỏ, hoa màu trắng tinh xinh xắn. Loại cây này dùng để làm thuốc, chúng phân bố chủ yếu ở miền núi phía Bắc và dễ trồng.

Cà gai leo tím: Đặc điểm nổi bật chính là màu tím của hoa, thân dây lớn hơn loại cà trắng. Người ta thường dùng cây này để trồng trên hàng rào tăng tính thẩm mỹ cho khung cảnh.

Dựa theo vùng miền người ta phân cà gai leo ra thành:

Cà gai leo miền Trung: Một số đặc điểm nổi bật như: thân cây cằn cỗi, màu nâu và rất cứng cáp phù hợp với khí hậu mưa nắng thất thường của miền Trung.

Cà gai leo miền Bắc và miền Nam: Cà gai dây ở hai miền này có một số đặc điểm nhận dạng như: cà dây leo thường có màu xanh, bụ bẫm và dễ trồng, dễ chăm sóc hơn.

*

Dựa theo đặc điểm tính chất có thể phân loại thành:

Cà gai leo khô: Cây thuốc đã được sơ chế phơi hoặc sấy khô, thường dùng trong các bài thuốc Đông y. Ưu điểm lớn nhất của dạng này là dễ bảo quản, dễ sử dụng mà vẫn giữ được dược tính.

Cà gai leo tươi: Dược liệu vừa mới thu hái, vẫn còn nhiều nước. Nếu sử dụng phải sử dụng luôn, không để được lâu.

*

Tác dụng của cà gai leo – Chuyên gia giải đáp

Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện NC&PT Y dược học cổ truyền dân tộc: Cà gai leo có tính ấm, hơi ngăm đắng nên trong đông y, loài cây này có tác dụng tiêu độc, tán thấp, trừ ho, cầm máu và giảm đau.

Theo y học hiện đại, thành phần của dược liệu này có một số dược tính quan trọng như: flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid,… Trong khi đó, bộ phận lá và rễ cà còn có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như: Solamin A, B, cholesterol, 3beta hydroxy 5 anpha pregan 16 on, dihysrolanosterol,…

Cà gai leo còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng liên quan tới bệnh viêm gan B. Sử dụng dược liệu đúng cách trong thời gian dài sẽ làm giảm nồng độ virus trong máu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cà gai dây có tác dụng hạ men gan hiệu quả chỉ sau 2 tháng sử dụng.

Nhờ những thành phần có được nên cà gai leo mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Có thể kể đến như:

Flavonoid là chất chống oxy hóa cực mạnh, không những giúp chống collagenase phát triển mà còn ức chế sự phát triển của các tế bào lạ ở bệnh ung thư gan, xơ gan… Các hoạt chất có trong cà gai dây khi đi vào cơ thể giúp thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ gan khỏi một số tác nhân gây hại.

Solamin A và Solamin B là hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau, đặc biệt là trong một số bệnh lý về xương khớp.

Bên cạnh công dụng điều trị các bệnh lý về gan, cà gai leo còn là dược liệu góp mặt trong bài thuốc hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả. Ngoài ra khi bị rắn cắn, chúng ta cũng có thể sử dụng vị thuốc này để đào thải độc tố của rắn vào cơ thể.

Một công dụng tiếp theo khi nhắc tới cà gai leo chính là hỗ trợ giải rượu. Các hoạt chất góp mặt trong cây cà gai giúp tăng cường hoạt động của can, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt những người say rượu.

Cách sử dụng cây cà gai leo

Công dụng của cà gai leo được khẳng định không chỉ trong YHCT mà còn được phân tích theo y khoa hiện đại. Có nhiều cách để sử dụng cà gai dây trong chữa bệnh. Các bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Cách pha trà cà gai leo để uống

Một trong những cách dùng loại dược liệu này đơn giản và tiện lợi nhất chính là hãm lấy nước uống. Cách thức thực hiện đơn giản như sau:

Lấy một lượng 50 – 60 gram cà gai leo tươi, các bạn mang rửa sạch rồi cho vào bình giữ nhiệt hoặc ấm trà.

Đổ 1 lít nước sôi vào đậy kín nắp và hãm như hãm nước chè sau khoảng 30 phút là có thể sử dụng.

Với những người khá bận rộn, ít có thời gian rảnh thì có thể sử dụng cách này để tiết kiệm thời gian mà vẫn có hiệu quả điều trị bệnh.

Cách nấu nước cà gai leo

Ngoài hãm lấy nước uống thì cách sắc cà gai leo sẽ giúp các dược chất trong cà tiết ra nước tốt hơn. Vì thế, mang đến hiệu quả trị bệnh cao hơn. Cách thực hiện như sau:

Các bạn lấy khoảng 50 gram cà gai leo rửa sạch với nước nhiều lần. Sau đó cho vào nồi sắc thuốc có sẵn 1 lít nước.

Tiến hành đun cho sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp.

Gạn lấy phần nước thuốc này để uống trong ngày.

Cà gai leo khô mua ở đâu, giá bán bao nhiêu?

Mặc dù cà gai leo được biết tới là loại cây mọc hoang nhưng lại có hàm lượng dược tính cao, có công dụng cực tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Hiện nay dược liệu này được bán rộng rãi trên thị trường với mức giá vô cùng đa dạng.

Giá cà gai leo trên thị trường hiện nay dao động ở mức:

Cà gai leo tươi: Từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Cà gai leo khô: 150.000 – 200.000 đồng/kg. Rễ cà gai leo khô: 300.000 – 500.000 đồng/kg. Trà cà gai leo được bào chế thành phẩm: 170.000 đến 200.000 đồng/gói 500g. Trà cà gai leo túi lọc: 150.000 – 170.000 đồng/túi 20 gói.

Việc tìm tới địa chỉ bán dược liệu uy tín giúp người dùng không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong thời gian sử dụng. Thảo dược An Quốc Thái là thương hiệu bán cà gai leo khô uy tín nhất Việt Nam. Cà gai leo Thảo dược An Quốc Thái được trồng theo quy trình khép kín, phơi khô tự nhiên, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản.

Cây thuốc được chăm sóc tự nhiên, không sử dụng chất hóa học nhằm giữ lại 100% DƯỢC TÍNH VỐN CÓ. Trước khi đưa ra thị trường, cà gai leo khô Thảo dược An Quốc Thái phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, khắt khe của đội ngũ chuyên gia. Sản phẩm có tem mác rõ ràng, đạt chuẩn chất lượng CO – CQ.

Xem thêm: Sử Dụng Bao Cao Su Có An Toàn Không ? Lý Giải Vì Sao Dùng Bao Cao Su Vẫn Có Thai

Hiện cà gai leo khô Thảo dược An Quốc Thái được đóng gói túi zip tiện lợi theo dạng 1kg. Giá bán chỉ: 130.000 đồng/kg. Click để mua ngay dưới đây:

Hoặc mua trực tiếp tại:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THẢO DƯỢC AN QUỐC THÁI

Liên hệ mua : 0926456456

Giá bán: 130.000 đồng/kg

*

Cảm ơn đã xem bài viết: “Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì? Cách sử dụng, lưu ý dùng”, đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *