Thời sự Y học 360 Y học cổ truyền Giới tính Khỏe đẹp ++ Kinh tế xã hội
Y học cổ truyền Giới tính Camera bệnh viện Y học 360 Khỏe đẹp ++ Kinh tế xã hội Thời sự Quốc tế An toàn dùng thuốc Văn hóa – Giải trí Tra cứu sức khỏe

*

namlimquangnam.net – Mắc bệnh ung thư tưởng đã mang án tử, thế nhưng bằng sự tận tâm điều trị của các y bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tối ưu và chính nghị lực phi thường vượt qua bệnh tật của người phụ nữ 38 tuổi đã giúp chị chống chọi với căn bệnh ung thư đại tràng ở giai đoạn 4b. Dưới đây là chia sẻ của chị Đỗ Minh Phương về quá trình chữa trị bệnh ung thư của mình.

Tôi năm nay 38 tuổi, là một bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 4b khi phát hiện ra đã di căn gan và di căn phổi. Sau khi phát hiện đã tiến hành phẫu thuật và điều trị hóa chất nặng 16 lần tại bệnh viện. Vì ở giai đoạn cuối nên tế bào ung thư của tôi đã phát triển rất mạnh, trải qua 16 lần điều trị, tôi đã 2 lần kháng thuốc.

Đang xem: Ung thư đại tràng di căn gan

Tháng 8 năm 2018 tôi cảm thấy mình yếu dần đi, có dấu hiệu khó thở. Tôi cảm thấy sức khỏe của mình không đủ sức truyền hóa chất nữa, tháng 9 năm 2018 tôi xin ra viện. Nhưng về nhà suy nghĩ lại không chấp nhận được việc mình có thể chết trẻ như vậy vì con tôi còn quá nhỏ. Qua tìm hiểu thông tin, tôi quyết định đến Bệnh viện Ung bướu Hà Nội điều trị. Tại phòng khám bệnh, tôi gặp bác sĩ Thân Văn Thịnh, sau khi thăm khám cho tôi bác sĩ Thịnh hỏi: “Bệnh viện có 2 khoa em muốn vào khoa nào?”.

Tôi trả lời: “Sức khỏe em yếu nên anh cho em nằm theo yêu cầu ạ”. Có lẽ vì nhìn vẻ ngoài mong manh yếu ớt của tôi và nghe nguyện vọng của tôi nên bác sĩ Thịnh chuyển tôi vào điều trị ở khoa Chăm sóc đặc biệt. Như một mối nhân duyên, ở đây tôi được phân công bác sĩ Nguyễn Duy Khoa điều trị cho mình.

Những ngày đầu tiên vào điều trị ở đây tôi chưa thực sự tin bác sĩ của mình một phần vì hoang mang sau 2 lần kháng thuốc nên đã mất niềm tin, một phần do cách nghĩ ung thư giai đoạn cuối rồi còn chữa sao được nữa chỉ là kéo dài được ngày nào hay ngày ấy thôi.

Sau khi thực hiện đủ các xét nghiệm máu, siêu âm, chiếu chụp CT, bác sĩ hẹn chồng tôi đến thảo luận phác đồ. Như đọc được suy nghĩ của tôi, bác sĩ Khoa nói: “Chị đi điều trị chị phải tin tưởng bác sĩ”. Câu nói đầy tự tin của một bác sĩ trẻ làm tôi suy ngẫm rất nhiều. Bằng cách thuyết phục nhẹ nhàng nhưng cương quyết và sự tự tin của mình bác sĩ Khoa đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi. Trở lại giường bệnh, thảo luận rất nhanh với chồng không đầy 5 phút sau tôi quyết tâm điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra.

Bác sĩ Khoa thăm khám cho bệnh nhân.

Xem thêm:

Tôi hay quan sát cách bác sĩ Khoa nói chuyện với bệnh nhân trong khoảng thời gian thăm bệnh đầu ngày. Cách nói chuyện của bác sĩ Khoa đối với bệnh nhân rất lễ phép, thân thiện và gần gũi vô cùng, nó xóa đi mọi ranh giới giữa bệnh nhân và bác sĩ. Đặc biệt hơn khi nói chuyện với bệnh nhân, bác sĩ Khoa rất hay cười, một nụ cười hiền từ và ấm áp, chỉ cần nhìn thấy nụ cười ấy lòng tôi đã ấm lại. Tất cả những điều đó giúp tôi thêm nghị lực vượt qua đau đớn và chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.

Khoa là một bác sĩ tận tình với công việc, tận tâm với người bệnh. Với tôi, hơn cả một bác sĩ, Khoa còn là một người em, một người bạn, một chỗ dựa tinh thần vững chắc mà bất kể khi nào tôi mất phương hướng Khoa đều luôn ở bên tôi. Trong những ngày bận rộn vừa đi làm vừa chuẩn bị cho sự kiện trọng đại nhất đời mình Khoa vẫn dành cho tôi một khoảng thời gian để động viên an ủi tôi, giúp cho tôi một hướng giải quyết đúng đắn các vấn đề của mình. Sau những dòng tin nhắn nhắn vội cuối cùng Khoa luôn nhắn cho tôi một câu: “Có gì chị lại nhắn tin cho em nhé!”.

Khi thân nhau hơn một chút hai chị em thỉnh thoảng chia sẻ với nhau về những chuyện đời thường tôi hiểu hơn về cuộc sống của bác sĩ của mình. Tôi được biết Khoa lớn lên trong một gia đình bố mẹ làm nông nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn, để nuôi được 2 anh em Khoa học đại học bố mẹ Khoa cũng vất vả lắm. Nhưng tôi tin rằng Khoa được bố mẹ nuôi dưỡng rất tốt từ bé nên ở Khoa mới có một tâm hồn đẹp nhiều đức tính tốt đến như vậy. Cách cư xử đúng mực nhưng tình cảm của Khoa làm tôi lại càng quý trọng bác sĩ của mình hơn.

Tôi là người thẳng thắn, tôi nghĩ gì nói nấy nên không ngại khen Khoa trước mặt, nhưng mỗi lần tôi khen Khoa đều trả lời rất khiêm tốn: “Chị cứ nói quá lên, đó là trách nhiệm của bác sĩ thôi”. Gặp được những bác sĩ như vậy, những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như tôi chắc chắn sẽ vơi đi nỗi đau cả về tâm hồn lẫn thể xác.

Trải qua 12 lần truyền hóa chất ở Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, được sự chăm sóc tận tình của các y bác sĩ Khoa Nội 3 theo yêu cầu và Khoa Nội 2 theo yêu cầu, bệnh tình của tôi có những chuyển biến tích cực. Hôm nay, sau 1 năm 5 tháng 27 ngày kể từ ngày phát hiện ra mình mắc căn bệnh ung thư quái ác, sau 28 lần điều trị hóa chất nặng bệnh của tôi đã ở giai đoạn ổn định, chất chỉ điểm ung thư đã về bình thường.

Xem thêm: Giới Thiệu Khoa Sinh Học Phân Tử Là Gì? Trung Tâm Đào Tạo Và Chỉ Đạo Tuyến Bạch Mai

Bác sĩ của tôi mừng lắm, báo tin cho tôi chuyển sang phác đồ duy trì. Tôi hiểu rằng bản chất của ung thư là di căn và tái phát, tuy đã ổn định nhưng nó có thể tái phát bất cứ lúc nào nhưng bây giờ tôi không còn lo lắng một ngày kia nó tái phát nữa vì tôi tin bác sĩ của tôi luôn ở bên tôi, cùng sát cánh bên tôi trên mọi mặt trận chiến đấu với căn bệnh ung thư này…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *