Khi bị tức ngực nhiều người thường hay liên tưởng ngay đến bệnh lý về tim. Tuy nhiên, thực tế hiện tượng này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những bệnh lý tương đối nguy hại mà mọi người không nên chủ quan. Vậy tức ngực là bệnh gì, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để tìm ra câu trả lời.

Đang xem: Tức ngực là triệu chứng của bệnh gì

1. Bị đau tức ngực là bệnh gì?

– Bệnh mạch vành

Do các mảng xơ vữa trong lòng động mạch gây khó khăn cho việc lưu thông máu, tế bào cơ tim bị thiếu oxy dẫn đến tình trạng đau nhói ở tim và đau thắt ngực. Vì thế người bị bệnh mạch vành hay cảm thấy vùng ngực bị đè nén, đau tức, khó thở và tim như bị thắt lại. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi vận động quá sức hoặc trải qua trạng thái tâm lý căng thẳng, tức giận,…

*

Bệnh mạch vành có thể gây nên những cơn đau tức ngực, khó thở

Nhồi máu cơ tim là một dạng nguy hiểm của bệnh mạch vành, nó xảy ra khi có sự cản trở của huyết khối làm mạch máu bị tắc đột ngột dẫn đến thiếu máu cơ tim. Người bị nhồi máu cơ tim sẽ có những cơn đau tức ngực bên trái rất dữ dội kèm theo cảm giác hoảng loạn, sợ hãi.

– Bóc tách động mạch chủ

Động mạch chủ đóng vai trò là cầu nối cung cấp máu đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Khi lớp nội mạc động mạch chủ bị rách, máu sẽ len lỏi vào trong và gây thiếu máu cục bộ khiến cho động mạch chủ bị vỡ. Người mắc bệnh này sẽ cảm thấy, khó thở, choáng váng, tức ngực hoặc có thể ngất xỉu. Vì thế khi băn khoăn đau tức ngực là bệnh gì thì có thể nghi ngờ đến bệnh bóc tách động mạch chủ.

– Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi xảy ra khi có cục máu đông trong động mạch phổi, nó ngăn chặn lưu lượng máu đến mô phổi từ đó sinh ra đau tức ngực.

– Viêm phổi

Phổi bị viêm gây ra tình trạng ngực đau nhói ở một điểm, nhất là khi ho hoặc hít vào.

– Chấn thương ngực

Xảy ra chấn thương ở ngực làm tổn thương mô mềm ở cơ ngực, xương sườn hoặc thành ngực cũng có thể gây nên cơn đau âm ỉ hoặc đau tức ở ngực trái. Đối với những cơn đau do chấn thương, chỉ cần hít thở sâu hoặc cử động, di chuyển cơ ngực cũng sẽ gây ra cảm giác đau tức ngực.

– Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh khiến cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và kích thích các sợi thần kinh nằm ở biểu mô thực quản nên sinh ra cảm giác đau tức ở vùng ức. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn, nôn do các chất bị trào ngược lên thực quản ngoài hơi và axit dạ dày còn có cả thức ăn đang tiêu hóa nữa.

– Viêm loét dạ dày tá tràng

Khi có một vết loét ở ruột non hoặc niêm mạc dạ dày người bệnh có thể bị đau tức ngực, đầy hơi, đau dạ dày, ợ nóng, buồn nôn,…

2. Làm cách nào để chẩn đoán chính xác tức ngực là bệnh gì?

2.1. Thăm khám bác sĩ

Hầu hết mọi người không thể biết được mình bị đau tức ngực là bệnh gì nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa được xem là giải pháp tối ưu để có được câu trả lời chính xác. Việc làm này nên được thực hiện sớm hoặc khi có những triệu chứng dưới đây:

*

Thăm khám bác sĩ giúp tìm ra triệu chứng đau tức ngực là bệnh gì

– Bỗng nhiên có cảm giác vùng ngực phải chịu một áp lực vô hình nào đó.

– Cơn đau tức ngực lan ra sau lưng, xuống cánh tay hoặc lên hàm.

– Có những cơn đau tức ngực đột ngột kèm theo khó thở khi không tham gia bất kỳ hoạt động quá sức nào.

– Tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, thở gấp, đổ mồ hôi quá nhiều dù không vận động.

Xem thêm: Những Tác Dụng Tuyệt Vời Từ Trứng Gà Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp

– Nhịp tim hoặc huyết áp rất thấp.

2.2. Phương pháp chẩn đoán

Khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa người bệnh sẽ được thăm hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh, do nhịp tim và huyết áp. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng sẽ tiến hành các biện pháp kiểm tra sự bóc tách động mạch chủ hoặc vấn đề về phổi.

Các kiểm tra có thể được chỉ định để tìm nguyên nhân đau tức ngực là bệnh gì gồm:

– Điện tâm đồ

Thông qua các điện cực gắn liền với da phương pháp này giúp ghi lại hoạt động điện của tim. Nhịp điệu của tim sẽ được hiển thị trên màn hình hoặc trên giấy. Trường hợp có tổn thương ở tim thì cơ tim sẽ không thực hiện xung điện bình thường, thông qua điện tâm đồ có thể cho thấy sự xuất hiện của cơn đau tim. Đây là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán được các vấn đề về tim.

– Xét nghiệm máu

Mục đích của xét nghiệm này nhằm kiểm tra mức độ gia tăng một số enzyme thường có trong cơ tim. Có thể thấy các enzym ở máu nếu có cơn đau tim.

– X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực

Đây là phương pháp có thể giúp kiểm tra tình trạng của phổi, hình dạng cũng như kích thước của tim và các mạch máu lớn. Ngoài ra, nó còn được dùng để kiểm tra khối u ở ngực và các vấn đề về phổi có thể gây ra đau tức ngực.

– Nghiệm pháp gắng sức

Nếu nghiệm pháp gắng sức đáp ứng với biện pháp kiểm tra tim và mạch máu thì cơn đau tức ngực có thể liên quan đến tim. Các loại nghiệm pháp gắng sức thường được dùng gồm: đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp kết hợp với máy điện tim đồ; tiêm thuốc vào tĩnh mạch để kích thích tim,…

– Siêu âm tim

Bằng cách sử dụng sóng âm để tạo ra video của tim sẽ giúp bác sĩ tìm ra triệu chứng đau tức ngực là bệnh gì, có liên quan đến vấn đề về tim hay không.

*

Siêu âm tim giúp bác sĩ tìm ra vấn đề bất thường ở tim

– Đặt ống thông mạch vành

Mục đích của việc làm này nhằm xác định tình trạng thu hẹp hay bít tắc của các động mạch cấp máu cho cơ tim.

– Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành

Đây là phương pháp được dùng để tìm các dấu hiệu của canxi, kiểm tra động mạch tim, chỉ ra mảng xơ vữa động mạch được tích lũy và chặn tắc động mạch cấp máu cho tim.

– Chụp cộng hưởng từ

Trong trường hợp cần thiết, chụp cộng hưởng từ được thực hiện để tìm bằng chứng viêm cơ tim hoặc vấn đề khác về tim mà các phương pháp khác không đáp ứng.

– Nội soi

Thông qua một dụng cụ gắn liền với một máy ảnh được đưa xuống cổ họng, bác sĩ sẽ kiểm tra được thực quản và dạ dày để phát hiện các vấn đề có thể gây đau tức ngực là bệnh gì.

Như vậy có thể thấy đau tức ngực là triệu chứng liên quan đến khá nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra thoáng qua, không có sự tái diễn trong nhiều ngày thì không đáng lo; nhưng khi nó đã lặp lại với cường độ lớn dần thì có thể do bệnh lý.

Xem thêm: Lợi Đủ Đường Khi Nào Cho Bé Ăn Sữa Chua ? Bé Mấy Tháng Ăn Được Sữa Chua

Muốn xác định chính xác đau tức ngực là bệnh gì, thay vì đoán mò, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có sự thăm khám, thực hiện kiểm tra cần thiết. Đâu cũng là cách giúp bạn tìm ra hướng điều trị đúng để ngăn chặn những hệ lụy không tốt cho sức khỏe do triệu chứng này gây ra. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp về các bệnh lý liên quan đến triệu chứng đau tức ngực, đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa namlimquangnam.net cung cấp những thông tin bổ ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *