Hiến máu nhân đạo không những không ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có một số tác dụng bất ngờ nếu người tham gia hiến máu thực hiện đúng quy trình mà các tình nguyện viên và nhân viên ý tế hướng dẫn.

Đang xem: Trước khi hiến máu cần làm gì

Nội dung bài viết

2. Điều kiện tham gia hiến máu nhân đạo3. Quy trình hiến máu nhân đạo4. Quyền lợi của người đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo5. Một số lưu ý trước và sau khi hiến máu

*
*
*
*

Người hiến máu nhân đạo sẽ được cấp giấy xác nhận và tặng những phần quà lưu niệm

4. Quyền lợi của người đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo

4.1. Được khám và tư vấn sức khỏe

Được khám, tư vấn sức khoẻ, được kiểm tra các xét nghiệm: huyết sắc tố, viêm gan B ngay trước khi hiến máu.

4.2. Được bồi dưỡng trực tiếp

Theo Thông tư 20/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ Y tế, người hiến máu thành công sẽ được bồi dưỡng trực tiếp bằng một suất ăn nhẹ và tiền mặt trị giá:

Phục vụ ăn uống tại chỗ: 30.000 đồng.Hỗ trợ chi phí đi lại: 50.000 đồng.

4.3. Được nhận quà tặng hoặc gói xét nghiệm

Lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng gói xét nghiệm có giá trị như sau:

Đối với hiến máu toàn phần tình nguyện:

– Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

– Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

– Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

Đối với hiến tiểu cần tình nguyện:

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

Xem thêm: Chế Độ Ăn Sau Khi Mổ Có Được Ăn Thịt Bò Không, Sinh Mổ Có Được Ăn Thịt Bò Không

4.4. Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện

Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

4.5. Được xét nghiệm nhóm máu và các bệnh truyền nhiễm

Được xét nghiệm nhóm máu (hệ ABO và hệ Rh), xét nghiệm các virut lây qua đường truyền máu: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai và sốt rét. Kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo cho người hiến máu qua tin nhắn.

5. Một số lưu ý trước và sau khi hiến máu

5.1. Trước hiến máu

Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya (ngủ ít nhất 6 tiếng).Nên ăn nhẹ, không ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ.Không uống rượu, bia.Chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái.Mang theo giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.Uống nhiều nước

5.2. Sau hiến máu

Uống nhiều nước, chỉ rời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái.Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.Trong 3 ngày sau hiến máu: Tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao…; không thức quá khuya, không uống rượu bia.

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, Tâm Bình hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe đối với người bệnh cũng như sự cần thiết của những chế phẩm máu. Chỉ cần một đơn vị máu, bạn đã có thể chia sẻ sự sống đối với người bệnh đồng thời kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mình.

Xem thêm: Các Tác Dụng Phụ Của Thuốc Tăng Cân “Xách Tay”, Lợi Và Hại Khi Sử Dụng Thuốc Tăng Cân

Với tấm lòng nhân ái vì cuộc sống của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng, các CBNV của Dược phẩm Tâm Bình đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện. Đây không chỉ là hành động ý nghĩa, giúp đỡ những người bệnh đang cần cần máu, mà còn lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Hiến máu tình nguyện là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi chương trình thiện nguyện được Tâm Bình tổ chức hằng năm. Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại, đó là nghĩa cử cao đẹp mà cán bộ, nhân viên Tâm Bình luôn nhận thức sâu sắc; lan tỏa sự sẻ chia đến với cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *