Đánh giá thực trạng và tư vấn phát triển chuyên ngành Chống độctại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang

Lê Tuấn và cộng sự

Đáp ứng nhu cầu đề xuất của lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang về việc mong muốn phát triển chuyên ngành Cấp cứu nói chung và khoa Hồi sức tích cực – chống độc nói riêng. Đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai do Ths. Nguyễn Đăng Đức – Giảng viên của Trung tâm Chống độc làm trưởng đoàn đã tới đơn vị với mục đích khảo sát, đánh giá thực trạng và tư vấn phát triển chuyên ngành Chống độc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong thời gian 3 năm tới.

Thực trạng của khoa Hồi sức tích cực – chống độc của đơn vị

1. Giới thiệu khoa:

– Tổng số: 22

– Biên chế giường bệnh:15 giường

– Giường thực kê: 22

– Trong đó: 05 phòng điều trị; 01 phòng cấp cứu tổng hợp; 04 phòng điều trị thường.

Đang xem: Trung tâm chống độc bệnh viện bạch mai

– Trang thiết bị: Hệ thống Oxy trung tâm, hệ thống máy thở, máy Monitoring theo dõi HA- nhịp tim – mạch,máy lọc máu liên tục, bơm tiêm điện, máy siêu âm…2. Chức năng, nhiệm vụ

*Công tác chuyên môn:

1.Khoa Hồi sức tích cực là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của khoa Cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.

2. Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.

3. Phối hợp cùng với khoa Cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.

4. Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.

5. Khoa hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt– Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến;

– Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh;– Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực.

– Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới.

Xem thêm: Bà Bầu Có Nên Ăn Thịt Chó Có Tốt Cho Bà Bầu Không?, Osaka Biotech Limited

-Thực hiện công tác khám bệnh, điều trị cho tất cả các trường hợp bệnh nhân nặng nguy kịch như: bệnh nhân sau phẫu thuật nặng cần phải hồi sức tích cực, bệnh nhân có suy hô hấp, suy tuần hoàn như các trường hợp Shock : sốc tim,sốc nhiễm khuẩn, sốc giảm thể tích…, các trường hợp suy hô hấp (Phù phổi cấp,Hen phế quản,đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi nặng), bệnh nhân đuối nước, ngạt khí CO, ngộ độc các loại hóa chất trừ sâu, ngộ độc thực phẩm…

– Thực hiên công tác chỉ đạo tuyến luân phiên cán bộ tăng cường trình độ chuyên môn cho tuyến dưới.

*Công tác khác:Tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao của ngành, ủng hộ các quỹ vì người nghèo, ủng hộ các vùng bị thiên tai…

*

Tập thể cán bộ khoa Hồi sức tích cực – chống độc

3. Các kĩ thuật đã phát triển tại khoa

– Năm2000: triển khai thở máy (thông khí nhân tạo) cho bệnh nhân suy hô hấp cấp, đến nay đã thành kỹ thuật thường qui, hàng ngày có từ 5 – 12 bệnh nhân thở máy.

– Năm 2007: triển khai kỹ thuật lọc máu cấp cứu cho bệnh nhân suy thận cấp và lọc máu chu kỳ cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

– Năm 2016: triển khai kỹ thuật đo huyết áp động mạch liên tục cho những bệnh nhân sốc tụt HA.

– Năm 2019: khoa đã thực hiện kỹ thuật lọc máu liên tục giúp điều trị cho các bệnh nhân nhiễm trùng nặng, shock nhiễm khuẩn, viêm tụy cấp, các bệnh lí thần kinh cơ, các trường hợp vàng da tăng Bilirubin…

– Đến nay các kỹ thuật thường quy được triển khai tại khoa: Cấp cứu ngừng tuần hoàn, sốc điện cấp cứu, thông khí nhân tạo dài ngày, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim, màng phổi, màng bụng.

– Chăm sóc bệnh nhân toàn diện: Cho ăn qua sonde, hút đờm dãi, thay đổi tư thế phòng chống loét, vỗ rung… trên những bệnh nhân nặng thở máy, nằm dài ngày.

Xem thêm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Em

4. Những thành tích đã đạt được:

5. Định hướng phát triển khoa phòng

*Trang thiết bị, máy móc:Đápứng tốt nhu cầuđiều trị của người bệnh

* Chuyên môn:Tiếp tục cử các Bác sỹ đi đào tạo sau đại học (Bs CKII, Thạc sỹ, Bs CK I), cử điều dưỡng đi họcCử Nhân đại học và học nâng cao các lớp cấp cứu ngắn hạn tại các bệnh viện tuyến trung ương.

*

*

Đoàn công tác thăm quan tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc

Thông qua một ngày khảo sát đánh giá trực trạng trang thiết bị và cơ sở vật chất của khoa Hồi sức tích cực – chống độc của Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, TS. Nguyễn Đăng Đức và đoàn công tác nhận thấy rằng:

Cần phải lưu ý rất cần thận về tình trạng kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh nhân trong khoa HSTC – chống độcNhân lực điều dưỡng đủ tuy nhiên bác sỹ vẫn còn thiếu khá nhiềuCần cử thêm cán bộ đi học tập để nâng cao trau dồi kiến thức về chuyên ngành chống độcNên cải tạo lại khoa/phòng hoặc có thể chuyển sang một khu mới đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh

*

Đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai tư vấn phát triển chuyên ngành Chống độc cho BVĐK tỉnh Tuyên Quang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *