Rối loạn phóng noãn thường dẫn đến vô sinh, có đến 40% các trường hợp vô sinh nữ do rối loạn phóng noãn gây ra. Bình thường mỗi tháng sẽ có một nang trứng trong buồng trứng của người phụ nữ phát triển đến kích cỡ nhất định chín và sau đó rụng hay còn gọi là phóng noãn. Rối loạn phóng noãn là hiện tượng trứng rụng không đều đặn, gây cản trở quá trình thụ thai tự nhiên.

Đang xem: Trứng không phát triển phải làm sao

Bình thường ở cuối mỗi chu kỳ kinh nguyệt do tác động của hormon FSH và LH làm cho các nang nguyên thủy ở buồng trứng phát triển (khoảng 6-7 nang), sau vài ngày dưới tác động của hormon các nang trứng này sẽ tăng kích thước.

Sau khoảng 7-8 ngày phát triển, có một số nang trứng sẽ phát triển nhanh lên và một số còn lại sẽ thoái triển dần. Tại các nang trứng phát triển nhanh, kích thước nang phát triển nhanh và lượng estrogen được bài tiết từ các nang trứng này cũng tăng lên đáng kể. Ở cuối giai đoạn tăng sinh nang trứng do lượng estrogen tăng cao gây tác dụng điều hòa ngược dương tính đối với hormon tuyến yên là FSH và LH làm cho tuyến yên tăng bài tiết hai hormon này.

Dưới tác động của FSH và LH thì làm cho nang trứng phát triển mạnh đạt đến kích thước khoảng 1,8-2,3 cm thì gọi là nang trứng chín.

Trước ngày phóng noãn lượng hormon LH và FSH do tuyến yên bài tiết tăng đột ngột, do tác động của 2 hormone này làm cho nang trứng bị căng phồng trong khi thành nang lại mỏng, yếu vì vậy nang trứng sẽ vỡ ra và phóng noãn ra khỏi nang trứng. Hiện tượng phóng noãn này thường xảy ra vào thời điểm trước khi có kinh nguyệt khoảng 13-14 ngày.

Rối loạn phóng noãn là tình trạng gây ra bởi nhiều nguyên nhân kết quả dẫn đến hiện tượng noãn không được phóng ra theo chu kỳ nhất định, rụng không đều đặn từ đó gây ra rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh nữ.

Việc điều trị rối loạn phóng noãn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn phóng noãn. Đa số các trường hợp rối loạn phóng noãn việc điều trị là phục hồi chức năng phóng noãn của buồng trứng, trong đó phải sử dụng các loại thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn buồng trứng. Thông thường, tỷ lệ có thai đạt được sau mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng khoảng 30%. Kích thích buồng trứng thường không làm quá nhiều lần trên một bệnh nhân nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bà bầu
Thông thường, tỷ lệ có thai đạt được sau mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng khoảng 30%

2. Nguyên nhân gây rối loạn phóng noãn

Do bất thường hệ thống nội tiết vùng dưới đồi tuyến yên

Như đã biết sự phóng noãn liên quan chặt chẽ tới 2 hormon LH và FSH do tuyến yên tiết ra, việc tiết 2 hormon này lại do hormon GnRH của vùng dưới đồi chi phối, nên một nguyên nhân nào đó dẫn đến việc hormone GnRH bị ức chế ảnh hưởng trực tiếp đến sự phóng noãn

Trong đó có trường hợp do hormon prolactin tăng cao trong máu dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở pha hoàng thể, đến không phóng noãn và cuối cùng vô kinh do GnRH bị ức chế hoàn toàn.

Bất thường việc điều hòa ngược

Ngoài việc chịu sự chi phối của hormon GnRH thì FSH và LH chịu sự tác động ngược của hormon estrogen. Estrogen liên quan tới điều hòa ngược âm tính và điều hòa ngược dương tính đối với 2 hormon này.

Điều hòa ngược âm tính tức là ở giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt lượng estrogen giảm đột ngột, gây kích thích tuyến yên tăng tiết LHFSH với mục định làm tăng lượng estrogen. Nếu thời điểm này estrogen không giảm sẽ không có hiện tượng điều hòa ngược, không tiến FSH và LH đồng nghĩa với nang trứng không phát triển được.

Đến giai đoạn phóng noãn bình thường estrogen sẽ tăng cao gây hiện tượng điều hòa ngược dương tính (tức là dù hormon estrogen đang ở ngưỡng cao nhưng vẫn kích thích tiết thêm FSH và LH) từ đó mới gây ra hiện tượng phóng noãn. Nếu ở giai đoạn này estrogen không đủ cao thì không đủ để tạo phản hồi ngược.

Xem thêm: Nhà Tiên Tri Mù Vanga Dự Đoán Của Nhà Tiên Tri Mù Vanga Về Năm 2021

Bất thường tại buồng trứng

Như mắc bệnh buồng trứng đa nang, u buồng trứng, sau phẫu thuật bóc tách buồng trứng

3. Những hậu quả của rối loạn phóng noãn

Vợ chồng
Rối loạn phóng noãn có thể làm suy giảm ham muốn tình dục

Rối loạn phóng noãn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn.Gây hiện tượng béo phì ở nữSuy giảm ham muốn tình dục ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng.Biến chứng muộn có thể dẫn đến ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú.

4. Chẩn đoán rối loạn phóng noãn như thế nào

Ở những người rối loạn phóng noãn có thể có một số triệu chứng như: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, không có kinh nguyệt trong thời gian dài, độ nhầy tử cung có sự thay đổi bất thường, suy giảm ham muốn tình dục, béo phì, rậm lông… Nhưng biểu hiện này có thể không gặp ở một số người để chẩn đoán chính xác cần dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng.

4.1 Siêu âm

Siêu âm giúp theo dõi sự phát triển nang noãn. Đặc biệt là siêu âm đầu dò âm đạo là công cụ hữu hiệu giúp đánh giá chức năng, sinh lý, bệnh lý của buồng trứng. Việc siêu âm theo dõi nang noãn cần được tiến hành nhiều lần trong một chu kì. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, không gây phiền hà, đau đớn cho bệnh nhân. Hiện nay siêu âm được ứng dụng khá rộng rãi và mang lại hiệu quả cao.

4.2 Xét nghiệm nội tiết tố

Xét nghiệm này được làm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.

Nồng độ estrogen tăng dần trong máu ở giai đoạn nang noãn, đạt đến nồng độ đỉnh ngay trước khởi phát đỉnh LH và 36 giờ trước phóng noãn. Là hormon sinh dục nữ có vai trò rất quan trọng và được sản xuất trong buồng trứng. Các nang trứng trong buồng trứng tiết ra estrogen kích hoạt các chu kỳ sinh sản.

Định lượng progesterone là phương pháp được ứng dụng rộng rãi nhất để chẩn đoán phóng noãn. Khi nồng độ progesterone trong máu lớn hơn 10 ng/ml có nhiều khả năng chu kỳ có hiện tượng phóng noãn. Tuy nhiên còn nhiều tranh cãi trong việc định lượng 1 lần hay nhiều lần và thời điểm định lượng progesterone. Ngoài ra có thể định lượng chất chuyển hóa của progesterone trong nước tiểu.

LH

LH thường được làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi bất thường của nồng độ LH cũng như thay đổi của đỉnh LH ở giữa chu kỳ có thể gợi ý nguyên nhân bất thường của giai đoạn hoàng thể.

FSH

Là hormon chịu trách nhiệm chính cho việc kích thích sản xuất trứng. Nếu nồng độ FSH cao thì khả năng dự trữ buồng trứng thấp, nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Prolactin

Prolactin ức chế hormon sinh sản, cụ thể là hormon kích thích nang (FSH) và hormone bài tiết gonadotropin (GnRH) vì vậy hiện tượng tăng prolactin cũng gây ra rối loạn phóng noãn.

Rối loạn buồng trứng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hiện tượng khó có thai, còn có thể gây ra biến chứng ung thư niêm mạc tử cung hoặc ung thư buồng trứng. Nên ngay khi phát hiện thấy có những bất thường, nữ giới nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vẫn và điều trị kịp thời.

Xem thêm: 7 Phương Pháp Tự Nhiên Chống Lão Hóa Da Bằng Thiên Nhiên &Ndash; Thefaceshop

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net cung cấp cho khách hàng Gói khám sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp phát hiện bệnh cả khi chưa có triệu chứng và điều trị các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, các nguy cơ gây ung thư buồng trứng theo phác đồ phù hợp nhất với tình trạng bệnh, nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *