Chúng ta vẫn biết mục đích của giáo dục mầm non đó là phát triển toàn diện tâm sinh lý cho các bé ở độ tuổi măng non. Chính vì thế, trong môi trường nhà trẻ, bên cạnh các hoạt động rèn luyện về tri thức sẽ không thể thiếu sự góp mặt của những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị. Đây không đơn thuần chỉ là những hoạt động vui chơi giúp các em giải trí. Mà quan trọng hơn, nó giúp các bé tăng cường sức khỏe và tạo sự gắn kết trong môi trường lớp học.
Đang xem: Trò chơi trẻ em mẫu giáo
Ngày hôm nay, chúng ta cùng điểm qua một số trò chơi tập thể cho trẻ mầm non được đánh giá thú vị và bổ ích nhất nhé. Hi vọng, đó sẽ là gợi ý cho những thầy cô đang băn khoăn không biết nên xây dựng hoạt động gì cho các bé trong buổi học sắp tới.
Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay nhất được chọn lọc
1 . Trò chơi đập bóng
Mục đích: Rèn luyện sức bật, tác phong khẩn trương, sự nhanh nhẹn, hoạt bát cho trẻ
Chuẩn bị:
Các bé tham gia chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội có số người bằng nhau. Mỗi đội sẽ xếp hàng dọc trên sân trường. Sau đó cử ra một người đứng cách đội mình khoảng 5 – 10m quay mặt lại phía đồng đội, tay cầm một chiếc gậy có buộc 1 quả bóng. Chú ý chiều cao treo bóng vừa phải để các bé có thể nhảy lên chạm tay được vào bóng.
Cách chơi:
Ngay khi có hiệu lệnh của người điều khiển trò chơi. Các bé đứng đầu hàng sẽ nhanh chóng chạy về phía bạn cầm gậy treo bóng. Sau đó nhảy lên sao cho chạm được tay vào bóng. Kế đó chạy vòng quay bạn đó rồi trở về vị trí của mình, đập tay vào bạn tiếp theo. Bạn được đập tay sẽ tiếp tục chạy lên và thực hiện như bạn đầu hàng. Cứ như vậy cho đến khi đội nào hoàn thành trò chơi trước thì được công nhận thắng cuộc.
Yêu cầu:
+ Khi nhảy lên phải cho tay chạm được vào bóng. Nếu chưa chạm được thì chưa thể về hàng để bạn kế tiếp lên.
+ Bạn cầm gậy treo bóng phải luôn giữ nguyên ở một độ cao nhất định.
+ Các bé tự giác, thực hiện đúng quy tắc trò chơi đưa ra.
Hình ảnh trò chơi đập bóng
Video trò chơi đập bóng https://www.youtube.com/watch?v=uxrHkW0YsW4
2 . Trò chơi truyền tin
Mục đích: Giúp rèn luyện trí nhớ và hình thành khả năng phối hợp cho các bé. Đây là một trong những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non khá bổ ích và thú vị được nhiều nhà trường tổ chức.
Chuẩn bị: Các bé chia thành nhóm nhỏ, khoảng 2 – 3 nhóm và xếp hàng dọc ngay ngắn.
Cách chơi:
Cô phụ trách sẽ gọi 1 bạn của từng nhóm lên, sau đó nói thầm vào tai bé cùng 1 câu nói. Bé nghe xong sẽ đi về hàng ghé tai nói thầm cho bạn bên cạnh. Cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng thì nói to lên để cho cô và các bạn khác cùng nghe xem có chính xác không. Nhóm nào truyền tin nhanh nhất, và đúng nhất sẽ chiến thắng.
Yêu cầu:
Luật chơi áp dụng là nói thầm. Các bé tự giác và ý thức tuân thủ theo luật chơi đề ra.
Hình ảnh trò chơi truyền tin
Video trò chơi truyền tin
3 . Trò chơi cướp cờ
Mục đích: Trò chơi này giúp luyện khả năng nhận biết các chữ cái mà bé đã học. Bên cạnh đó cũng giúp rèn luyện tính kỷ luật và sự nhanh nhẹn cho bé.
Chuẩn bị:
+ Khoảng 5, 6 lá cờ có gắn các chữ cái không trùng nhau
+ 1 ống dùng cắm cờ
Cách chơi:
+ Chia các bé thành 2 đội nhỏ số người bằng nhau
+ Cô sẽ vẽ 1 vòng tròn đường kính 30cm, đặt ống cắm cờ vào giữa rồi cắm các lá cờ đã chuẩn bị vào đó.
+ Kẻ 1 vạch mốc cách vòng tròn khoảng 3 – 4m ở 2 đầu sân
+ Cô phát hiệu lệnh để các bé chạy lên cướp cờ theo hiệu lệnh. Ví dụ cô hô: Chuẩn bị. Cướp cờ chữ A. Hai bé của 2 đội sẽ chạy lên, bé nào lấy được cờ rồi chạy về đội của mình trước là thắng.
+ Tiếp tục chơi với các bạn tiếp theo cho đến khi hết cờ. Đội nào có nhiều cờ hơn là đội thắng cuộc.
Yêu cầu:
Khi các bé cướp cờ không được chạm người vào nhau
Hình ảnh trò chơi cướp cờ
Video trò chơi cướp cờ
4 . Trò chơi chạy tiếp sức
Mục đích: Rèn luyện khả năng vận động và sự phối hợp của các bé
Chuẩn bị:
+ Sân bãi bằng phẳng, an toàn phù hợp để tổ chức trò chơi tập thể cho trẻ mầm non
+ Kẻ 2 vạch mức song song cách nhau chừng 10m. Mỗi vạch dài khoảng 4m
+ Chuẩn bị gậy nhỏ số lượng bằng số hàng của 1 bên vạch mức (2, 3, 4 gậy)
Cách chơi:
+ Chia các bé thành những đội nhỏ, xếp theo hàng dọc đứng ở vị trí 2 bên vạch xuất phát
+ Bé đầu hàng bên trái cầm 1 cây gậy nhỏ
+ Ngay khi có hiệu lệnh bắt đầu, các bé cầm gậy ở hàng trên trái chạy nhanh sang đưa gậy cho bé đầu hàng bên phải. Sau khi đưa gậy, bé chạy đến xếp ở cuối hàng bên phải. Bạn vừa nhận được gậy sẽ chạy đến đưa cho bạn thứ 2 hàng bên trái rồi lại chạy đến cuối hàng đó đứng.
+ Tiếp tục theo quy luật này cho đến khi hết hàng. Đội nào hết trước, hàng ngũ ngay ngắn thì thắng cuộc.
Yêu cầu:
Cho các bé chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi.
Hình ảnh trò chơi chạy tiếp sức
Video trò chơi chạy tiếp sức
5 . Trò chơi chuyền bóng
Mục đích: Rèn luyện thể chất, phản xạ nhanh nhẹn, khả năng ngôn ngữ và tinh thần đồng đội cho bé
Chuẩn bị:
+ Các bé xếp thành vòng tròn, nếu lớp đông thì có thể chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm xếp 1 vòng tròn.
+ 2 – 3 quả bóng
Cách chơi:
Cứ 10 bé thì có 1 bé cầm bóng. Ngay khi cô hô khẩu hiệu bắt đầu, người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền cho bạn bên cạnh. Cứ lần lượt như vậy theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền bóng các bé vừa hát theo nhịp:
“ Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào”
Các bé có thể chia nhóm để chơi và đua với nhanh xem nhóm nào ít rơi bóng thì sẽ thắng cuộc.
Yêu cầu:
+ Vừa chuyền bóng vừa hát đúng nhịp bài hát
+ Không được làm rơi bóng khi chuyền
Hình ảnh trò chơi chuyền bóng
Video trò chơi chuyền bóng
6 . Trò chơi giờ ăn tối của sói
Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn và khả năng ngôn ngữ cho bé.
Chuẩn bị:
Vẽ 1 vòng tròn trên nền nhà mô phỏng mặt đồng hồ. Các bé đứng quanh vòng tròn vào vị trí của từng giờ.
Cách chơi:
1 bé ngồi giữa vòng tròn đóng vai con sói. Các bé khác đứng xung quanh hét to: “sói muốn mấy giờ?”.
Bạn đóng vai con sói trả lời giờ mình muốn. Ví dụ như 5h00. Lúc này bé đứng ở vị trí 5h sẽ bước về phía con sói 1 bước. Cứ tiếp tục chơi như vậy cho đến khi các bạn đến đủ gần. Bé đóng vai sói sẽ nói: “đến giờ ăn tối rồi”. Nói xong sẽ đuổi theo để bắt được 1 bạn nào đó. Bạn nào bị bắt sẽ thay vai con sói.
Yêu cầu:
Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này thường áp dụng cho các bé đã biết xem đồng hồ.
Hình ảnh trò chơi giờ ăn tối của sói
7 . Trò chơi kéo co
Mục đích: rèn luyện sức bền và tinh thần đồng đội cho bé.
Chuẩn bị:
1 sợi dây thừng hoặc dây vải dài, chắc chắn, thắt nút mỗi đầu. Chính giữa sợi dây cột 1 dải duy băng.
Cách chơi:
Chia các bé thành 2 nhóm đều nhau về quân số. Mỗi nhóm giữ một đầu dây, đoạn ruy băng sẽ ở giữa vạch ranh giới.
Khi cô giáo hô “kéo”, 2 nhóm sẽ ra sức kéo sợi dây về phía mình. Khi nào sợi ruy băng được kéo hẳn 1 bên mà đội kia không kéo lại được thì trò chơi kết thúc. Đội kéo được ruy băng sẽ chiến thắng.
Yêu cầu:
Chọn các bé đồng đều về dáng dấp thể lực để trò chơi cân bằng hơn.
Hình ảnh trò chơi kéo co
Video
8 . Trò chơi mèo đuổi chuột
Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, phản xạ giúp bé thấy thú vị hơn trong những giờ giải lao
Chuẩn bị:
Các bé xếp thành vòng tròn. Một bạn sẽ đóng vai mèo 1 bạn đóng vai chuột. Hai bạn sẽ đứng giữa vòng tròn mà các bé khác đang vây quanh.
Cách chơi:
Cô giáo phát hiệu lệnh “ bắt đầu”. Mèo sẽ bắt đầu đuổi bắt chuột trong khoảng 3 – 4 phút. Mèo bắt được chuột sẽ được khen thưởng, nếu không bắt được sẽ được cô động viên. Sau đó, thay đổi người đóng vai mèo và chuột là 2 bạn khác thực hiện.
Hình ảnh mèo đuổi chuột
Video trò chơi mèo đuổi chuột
9 . Trò chơi bịt mắt bắt dê
Mục đích: Rèn luyện phản xạ thính giác của bé
Cách chơi:
Đầu tiên, tập trung các bé lại để chơi trò “tay trắng tay đen” loại ra 2 bạn. 2 bé này sẽ oẳn tù tì xem bạn nào thua thì bị bịt mắt, bạn thắng làm dê. Các bạn còn lại nắm tay nhau xếp thành vòng tròn vây quanh. Bạn làm dê phải liên tục kêu “be be” để bạn bịt mắt tìm. Bạn đóng vai dê chỉ được chạy trong vòng tròn. Nếu ra ngoài sẽ phạm luật và phải bịt mắt. Khi nào bắt được dê, đổi 2 bạn khác thay vai.
Yêu cầu:
Các bé chơi trong phạm vi vòng tròn do các bạn nắm tay vây lại.
Hình ảnh trò chơi bịt mắt bắt dê
Video trò chơi bịt mắt bắt dê
10 . Trò chơi tay cầm tay
Mục đích: Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này giúp rèn luyện phản xạ và tinh thần đoàn kết giữa các bé. Đi cùng đó là giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Cách chơi:
Trò chơi này là trò tập thể cho cả lớp. Các bé đứng tự do thành nhóm nhỏ trong phòng. Cô hô “ tay cầm tay”, các bé vừa cầm tay nhau (theo nhóm 2 – 3 người) vừa nhắc lại câu cô vừa nói. Cô nói tiếp “ đầu chạm đầu”, từng nhóm một sẽ chạm đầu nhau và cùng nhắc lại câu của cô. Cô giáo có thể nói một số câu khác cho bé thực hiện như: lưng tựa lưng, mũi chạm mũi, vai kề vai,…
Hình ảnh trò chơi tay cầm tay
11 . Trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
Mục đích: Giúp bé phát triển thể chất và thư giãn, rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội
Chuẩn bị:
+ Các cây cột cắm vào chậu xếp thành hàng dọc
+ Kẻ vạch xuất phát ở đầu hàng
+ Chuẩn bị bóng cho các bé tham gia trò chơi
Cách chơi:
Chia các bé thành 2 đội đứng trước vạch xuất phát. Bé đầu tiên bắt đầu lăn bóng theo đường dích dắc qua các cây cột về đích. Sau đó ôm bóng chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng rồi chạy về cuối hàng. Bạn nhận được bóng sẽ tiếp tục lăn bóng làm như trên.
Hình ảnh trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
Video trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
12 . Trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân
Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo và tinh thần đồng đội
Chuẩn bị:
+ Thảm trải sàn
+ Bóng nhỏ 3 – 4 quả
Cách chơi:
Chia bé thành 3 nhóm nhỏ xếp theo hàng dọc. Mỗi bạn cách nhau chừng nửa mét. Khi cô phát hiệu lệnh, bạn đầu tiên sẽ dùng 2 chân cắp lấy quả bóng rồi nằm gập chân xuống trước chuyền bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Bạn phía sau dùng chân giữ bóng và lại chuyển tiếp xuống dưới cho đến hết hàng. Đội nào làm xong trước thì thắng cuộc.
Yêu cầu:
Bóng chuyền bằng chân và không được làm rớt xuống sàn.
Hình ảnh trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân
13 . Trò chơi đua rết
Mục đích: Rèn luyện thể lực, sự khéo léo và tinh thần đồng đội cho các bé
Chuẩn bị:
Thảm trải sàn cho các bé chơi
Cách chơi:
Xếp các bé thành 2 hàng dọc. Bạn ở phía trước đưa tay trái ra phía sau vịn vào chân trái của bạn phía sau co lên. Bạn phía sau vịn tay phải lên vai bạn ở phía trước, đồng thời tay trái lại đưa ra vịn chân trái của bạn đằng sau. Cả hàng đều giữ theo tư thế như vậy. Khi cô phát hiệu lệnh “bắt đầu”. 2 đội xe nhảy nhanh về đích, đội nào đến đích trước thì thắng.
Yêu cầu:
Khi đua các bé phải giữ chặt nhau không được rời hàng.
Hình ảnh trò chơi đua rết
Video trò chơi đua rết
14 . Trò chơi ném bóng vào rổ
Mục đích: rèn luyện sự khéo léo và hỗ trợ giúp bé phát triển chiều cao
Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị bóng ném rổ
+ Rổ đựng bóng
Cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội số lượng bằng nhau xếp thành hàng dọc. Bạn đứng đầu hàng sẽ chạy lên cầm bóng ném vào rổ rồi chạy về đập tay với bạn phía sau. Sau đó chạy về cuối hàng đứng. Bạn kế tiếp lại tiếp tục chạy lên cầm bóng ném vào rổ. Cứ tiếp tục như vậy đến khi hết hàng. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ hơn thì chiến thắng. Có thể bố trí thêm chướng ngại vật để trò chơi thêm thú vị.
Yêu cầu:
Bé đứng ở một khoảng cách giới hạn để ném bóng.
Hình ảnh trò chơi ném bóng vào rổ
Video trò chơi ném bóng vào rổ
15 . Trò chơi cáo và thỏ
Mục đích: rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, sự khéo léo cho các bé mầm non. Phát triển khả năng ngôn ngữ, rèn luyện thể chất và tạo sự kết nối tập thể.
Cách chơi:
Một bạn sẽ đóng vai cáo ngồi ở 1 góc rình mồi. Một nhóm các bạn thì đóng vai thỏ đi kiếm ăn. Các bạn còn lại trong lớp đóng vai cái hang để thỏ trở về. Số hang bằng với số thỏ. Khi cô hô “bắt đầu”, các bé thỏ sẽ đi kiếm ăn, tay giơ lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ. Vừa đi vừa hát bài hát sau:
“Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất”
Khi hát hết bài, cáo sẽ xuất hiện đuổi bắt thỏ. Các bé thỏ chạy nhanh về chuồng. Bạn nào bị bắt sẽ bị loại khỏi trò chơi. Sau đó, các bạn có thể đổi vai cho nhau.
Yêu cầu:
Các bé phải nhớ đúng hang của mình để chạy về khi bị cáo đuổi. Các bạn đóng vai hang sẽ giang tay đón thỏ khi chạy đến.
Xem thêm: ” Áo Phao Lông Vũ Nữ Có Mũ Lông Vũ” Giá Tốt Tháng 10, 2021, Áo Phao Lông Vũ Cao Cấp Chính Hãng
Hình ảnh trò chơi cáo và thỏ
Video trò chơi cáo và thỏ
https://www.youtube.com/watch?v=z6IzZfGu4kM
Tóm lại
Trên đây là một số trò chơi tập thể cho trẻ mầm non được đánh giá bổ ích, thú vị phù hợp cho tâm lý và sở thích của độ tuổi các bé 2 – 5 tuổi. Hi vọng, với những gợi ý này, các thầy cô và nhà trường sẽ có thể lên được phương án tổ chức các chương trình vui chơi thật sự hấp dẫn dành cho bé mỗi ngày.