Bệnh hở van tim rất thường gặp, có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim cũng như sức khỏe. Vì vậy, cho dù hở van tim nhẹ cũng cần tầm soát và điều trị sớm.

Đang xem: Triệu chứng của bệnh hở van tim

*

Hở van tim còn gọi là suy van là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Khi khởi phát, bệnh có ít hoặc không có triệu chứng, rất khó nhận biết. Ở thể nặng, các triệu chứng rõ rệt hơn, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch và sức khỏe. Vậy, bệnh hở van tim là gì? Triệu chứng nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa bệnh sớm nhất.

1. Bệnh hở van tim là gì?

Hở van tim là bệnh lý ở tim, xảy ra khi các van tim đóng lại không kín dẫn đến dòng máu trào ngược lại trong thời kỳ đóng van. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lại khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược. Tim làm việc “quá tải” là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như phù, rối loạn nhịp tim, suy tim.

*

Bệnh hở van tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

2. Bệnh hở van tim gồm mấy loại?

Cấu trúc một quả tim bình thường gồm có bốn van tim: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Cụ thể:

Van ba lá ngăn giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải.Van hai lá ngăn giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái.Van động mạch phổi ngăn giữa tâm thất phải với động mạch phổi.Van động mạch chủ ngăn giữa tâm thất trái với động mạch chủ.

Mỗi van tim đều có chức năng khác nhau, chỉ đóng lại khi máu đã thực hiện bơm ra khỏi buồng của tim.

Bệnh hở van tim gồm có bốn loại:

Bị hở van tim hai lá: máu trào ngược lại buồng nhĩ trái.Bị hở van tim ba lá: máu trào ngược lại buồng nhĩ phải.Bị hở van động mạch chủ: máu trào ngược lại tâm thất trái.Bị hở van động mạch phổi: máu trào ngược về tâm thất phải.

3. Các triệu chứng hở van tim cần ghi nhớ

Bệnh hở van tim ở giai đoạn đầu vẫn đang ở mức độ nhẹ, các triệu chứng thường không rõ ràng. Vì vậy rất khó phát hiện bệnh. Chỉ khi kiểm tra sức khỏe, người bệnh mới biết mình bị hở van tim. Khi các dấu hiệu hở van tim rõ ràng thì bệnh đã tiến triển nặng, cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu hở van tim:

Khó thở, triệu chứng này tăng rõ rệt khi nằm xuống.Mệt mỏi.Chóng mắt, hoa mặt.Sưng chân, mắt cá chân.Ho khan, nhất là vào ban đêm.

*

Người bị hở van tim thường xuyên xuất hiện các cơn ho khan, nhất là vào ban đêm

4. Nguyên nhân gây hở van tim

Có 2 nguyên nhân chính gây hở van tim:

– Bẩm sinh: dị tật bẩm sinh ở tim ngay từ lúc mới sinh ra.

– Các bệnh lý tim mạch mắc phải:

Bệnh lý van tim do hậu khớp, thấp tim.Các bệnh lý hiếm gặp: Cơ tim giãn nở, viêm nội tâm mạc, phình động mạch chủ, viêm nội tâm mạc.Van tim bị hư, các dây chằng và phần cơ giữ van tim bị đứt, bị giãn.

5. Bệnh hở van tim có chữa được không?

Bệnh hở van tim gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Xem thêm: Hóa Giải Nỗi Lo Bà Bầu Đi Ngoài Uống Thuốc Gì, Tiêu Chảy Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm

Chẩn đoán

Khám lâm sàng:

Ống nghe tim: Hở van tim thường tạo ra âm thanh là tiếng thổi do dòng chảy bất thường của máu.Các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải.Tiền sử gia đình, bệnh lý.

Khám cận lâm sàng:

Chụp X-quang ngực.Siêu âm Doppler tim.Thông tim.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác: Chụp cộng hưởng từ, chụp CT scanner ngực, xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu, chụp cắt lớp đa dãy…

Cách điều trị bệnh hở van tim

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.

Hở van tim ở giai đoạn nhẹ:

Dùng thuốc: Thuốc lợi tiểu (furosemide, hydroclorothiazide, spironolactone), Digitalis, thuốc làm giảm hậu gánh, thuốc giãn mạch nhóm nitrate, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta giao cảm…Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc phù hợp như ăn uống giảm muối, giảm mỡ, hạn chế bia rượu, thuốc lá và không lao động quá sức để sống hòa bình với bệnh.

Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Tránh ngưng sử dụng hoặc sử dụng loại thuốc khác vì có thể ảnh hưởng đến phác đồ điều trị. Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu khác thường, cần tái khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ sớm.

Hở van tim nặng:

Trường hợp van tim bị tổn thương nặng, có nguy cơ suy tim, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị can thiệp:

Phẫu thuật sửa van tim: Bác sĩ dựa vào tình trạng hở van tim mà có cách can thiệp như cắt hoặc khâu để các lá van khép kín với nhau.Phẫu thuật thay van tim: Áp dụng khi phẫu thuật sửa van tim không có hiệu quả. Bác sĩ cắt bỏ van tim và thay thế bằng van tim nhân tạo (van tim cơ học hoặc van tim sinh học).

*

Theo dõi tim mạch thường xuyên giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh lý tim mạch sớm nhất

6. Hở van tim có nguy hiểm không?

Để đánh giá hở van tim có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại van hở, mức độ hở, kích thước buồng tim, các bệnh lý mắc kèm như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tiểu đường…

Quy ước trên siêu âm tính độ hở của van tim gồm có 4 mức là 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Trường hợp van tim chỉ hở từ 2/4 trở xuống thì chưa phải điều trị mà chỉ cần tái khám định kỳ và theo dõi. Trừ trường hợp hở van tim là biến chứng của bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim, thấp tim, thiếu máu cơ tim.

Van tim bị hở từ 2/4 trở lên cần phải kiểm tra sớm để xác định nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khi van tim bị hở 3/4 trở lên phải điều trị tích cực, theo dõi sát sao. Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên, người bệnh phải thực hiện phẫu thuật van tim hoặc thay van tim nhân tạo.

Các biến chứng do hở van tim nặng gây ra:

Suy tim.Hình thành cục máu đông.Rối loạn nhịp tim.Tăng áp động mạch phổi.

7. Cách phòng tránh và cải thiện các triệu chứng hở van tim

Có lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên tập luyện thể dục.Thường xuyên kiểm tra huyết áp và điều trị tốt bệnh huyết áp cao.Không hút thuốc, bia rượu và các chất kích thích, gây nghiện.Cân bằng giữa cuộc sống và công việc để loại bỏ căng thẳng.Tránh lo nghĩ quá nhiều vì có thể ảnh hưởng tới bệnh.Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hằng ngày. Tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nhiều đường, giàu chất béo.Giảm muối trong chế độ ăn uống mỗi ngày để tránh tim làm việc quá sức và giảm hiện tượng tăng huyết áp.

Xem thêm: Ấp Đống Trứng Gà Mái Đẻ Trứng Có Cần Gà Trống Không Có Gà Trống Có Đẻ Được Không

Bệnh hở van tim khó chữa khỏi nhưng người bệnh có thể giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm nếu điều trị đúng cách. Ngoài ra, cần chủ động tầm soát tim mạch định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần để phát hiện bệnh sớm, theo dõi tình trạng bệnh và có biện pháp dự phòng phù hợp.

*

CarePlus là địa chỉ tầm soát tim mạch mà bạn có thể lựa chọn khi muốn kiểm tra sức khỏe trái tim

Hệ thống phòng khám Quốc tế CarePlus là một trong những địa chỉ tầm soát tim mạch đáng tin cậy tại TP.HCM. Chuyên khoa Tim của CarePlus có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch như bệnh tim bẩm sinh trong bào thai, tầm soát bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim…

CarePlus trang bị những thiết bị thế hệ mới, hiện đại giúp chẩn đoán chính xác và sớm nhất các dấu hiệu bệnh lý tim mạch như Holter ECG Bittium Faros, Điện tâm đồ gắng sức, Siêu âm tim Doppler màu… Hiện nay, CarePlus cung cấp các gói tầm soát tim mạch như:

> Holter ECG 24h (1 ngày)

> Holter ECG 72h (3 ngày)

> Holter ECG 7 ngày

> Tầm Soát Tim Mạch Tiêu Chuẩn

> Tầm Soát Tim Mạch Chuyên Sâu

> Tầm Soát Bệnh Loạn Nhịp Tim

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *