Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, có tới gần một phần ba người bệnh tiểu đường không biết rằng mình đang mắc bệnh. Trong đó, có tới 90% số người mắc bệnh tiểu đường type 2. Thời gian đầu, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khá mờ nhạt, khiến bạn dễ bỏ qua. Chính sự chậm trễ này tạo cơ hội các biến chứng của tiểu đường phát triển và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Đang xem: 11 dấu hiệu cảnh báo tiểu đường type 2

Phát hiện sớm tiểu đường là điều rất quan trọng để giúp bạn kiểm soát tốt bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là 11 dấu hiệu cảnh báo giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh tiểu đường type 2:

1. Đi tiểu thường xuyên

Khi có quá nhiều glucose trong máu, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh bằng cách kích thích thận tăng đào thải glucose ra ngoài qua đường nước tiểu. Bởi vậy, nếu bạn thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường, hãy sớm đến gặp bác sỹ để được kiểm tra lượng đường trong máu.

2. Tăng khát nước

Việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất. Điều này sẽ khiến bạn luôn cảm thấy khát và phải uống nước nhiều hơn.

3. Sút cân không rõ nguyên nhân

 

*

Sút cân không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường

4. Mệt mỏi thường xuyên

Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Khi các tế bào không hấp thu được đủ lượng đường cần thiết, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, thậm chí kiệt sức. Đây là triệu chứng rất thường gặp trong bệnh tiểu đường type 2. Bạn cũng có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như hay ngáp vặt, dễ cáu gắt…

5. Tăng cảm giác đói

Nguyên nhân chính làm phát triển bệnh tiểu đường type 2 là do sự đề kháng insulin. Tức là tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng cơ thể từ chối không sử dụng chúng. Điều này dẫn đến đường không được vận chuyển vào trong tế bào để sinh năng lượng, khiến cơ thể cảm thấy đói cồn cào và lúc nào bạn cũng có cảm giác thèm ăn.

6. Đau và tê bì chân tay

Theo thời gian, bệnh tiểu đường sẽ làm tổn thương tới các dây thần kinh ngoại biên. Khi đó bạn có thể nhận thấy cảm giác tê bì, ngứa ran hay đau đớn, châm chích ở các chi. Biến chứng thần kink ngoại biên là biến chứng sớm và thường gặp nhất ở người bệnh tiểu đường type 2.

7. Dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm

Lượng đường trong máu cao kết hợp với sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Vì vậy, người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở rất nhiều vị trí như trên da, răng lợi, các móng và vùng sinh dục…

8. Chậm lành các vết thương

Các vết cắt, vết bầm tím chậm lành là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh tiểu đường type 2. Điều này xảy ra do các mạch máu trong cơ thể bạn bị hư hỏng, làm giảm lưu lượng máu cần thiết tới nuôi dưỡng và chữa lành các vết thương.

Xem thêm: Khả Năng Lây Nhiễm Hiv Từ Nữ Sang Nam Còn Thấp, Dưới, Tỷ Lệ Lây Nhiễm Hiv Từ Nữ Sang Nam

9. Suy giảm thị lực (nhìn mờ)

Đây có thể là triệu chứng tạm thời do đường huyết tăng cao, khiến nước ở bên ngoài bị kéo vào các mô trong ống kính của mắt và làm hạn chế tầm nhìn. Khi đường huyết ổn định thị lực của bạn sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu tổn thương lâu dài do biến chứng võng mạc mắt của bệnh tiểu đường gây ra.

10. Suy giảm thính lực

 

*

Người bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị suy giảm thính lực cao hơn tới 30% so với người bình thường

Tỷ lệ suy giảm thính lực ở người bệnh tiểu đường type 2 cao hơn tới 30% so với những có đường huyết bình thường. Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể liên quan đến sự tổn thương của các mạch máu nhỏ ở trong tai của bạn do lượng đường trong máu tăng cao.

11. Những bất thường trên da

Những biểu hiện bất thường trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tiểu đường type 2. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng khô và ngứa da do nhiễm nấm men; cơ thể bị mất nước, biến chứng thần kinh làm giảm tiết mồ hôi hoặc tuần hoàn máu kém.

Một số dấu hiệu khác có thể gặp như bệnh gai đen, là hiện tượng da dày, xạm, thường xuất hiện ở những nơi có nếp gấp, nếp nhăn trên cơ thể như nách, háng, cổ…, xảy ra do tình trạng đề kháng insulin làm tăng nồng độ insulin trong máu và kích thích các sắc tố da phát triển. Hoặc u mỡ trên da thường xảy ra ở những người bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt mỡ máu. Chúng là các u nhỏ có kích cỡ bằng hạt đậu, quầng đỏ, có thể ngứa hoặc không, thường xuất hiện trên mu bàn tay, bàn chân, cánh tay và mông.

Xem thêm: Có Nên Dùng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ, Những Sai Lầm Khi Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Vùng Kín

Nếu bạn đang thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh tiểu đường, hãy sớm đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Đồng thời, cần lên kế hoạch ăn uống và luyện tập phù hợp. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên để giúp phòng chống hiệu quả bệnh tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *