Suy nhược thần kinh có nhiều tên gọi khác nhau như chứng loạn thần kinh tim, suy nhược mạn tính, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp,… Đây là rối loạn thần kinh chức năng khá phổ biến hiện nay, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nhiều về căn bệnh này. Vậy dấu hiệu nhận biết suy nhược thần kinh là gì? Những thông tin dưới đây giúp bạn đọc giải đáp điều đó.

Đang xem: Dấu hiệu nhận biết suy nhược thần kinh

*

Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh (hội chứng Da Costa) là hội chứng thuốc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não gây ra. Bệnh khá phổ biến ở cuộc sống hiện đại ngày nay, nguyên nhân được xác định do các vấn đề về tâm lý, stress, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có sự biến đổi,….

Suy nhược thần kinh gặp khá phổ biến ở lứa tuổi thanh niên và trung niên với các triệu chứng như mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, trí nhớ kém,…Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác xảy ra như đánh trống ngực, thở nông, mặt đỏ bừng hoặt tái nhợt, chóng mặt, ù tai,…

Hiện nay, các bác sĩ xem xét suy nhược thần kinh như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu và phương pháp điều trị chủ yếu là thực hiện những thay đổi về hành vi như thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục.

Thực trạng hiện nay, tỷ lệ người bệnh mắc suy nhược thần kinh ngày càng cao cùng với nhịp sống hối hả, nhộn nhịp trong thời kỳ công nghiệp hóa.

Chi tiết hơn với bài viết: Suy nhược thần kinh – Bệnh không thể xem thường

Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là tình trạng bệnh lý rất hay gặp trong cuộc sống hiện nay. Để nhận biết suy nhược thần kinh thông qua những dấu hiệu dưới đây:

Tình trạng mất ngủ

Đây là một trong những triệu chứng chủ yếu của người bệnh suy nhược thần kinh. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp đảm bảo sự sống và giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi đồng thời giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

Với người bệnh suy nhược thần kinh, tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh khá mệt mỏi. Mất ngủ do suy nhược thần kinh thời gian ngủ ban đêm không ít nhưng người bệnh ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn do đó ban ngày cơ thể họ rất mệt mỏi, thường xuyên ngủ gật. Ngồi thì muốn ngủ nhưng khi nằm xuống lại không ngủ được, kể cả trường hợp dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.

Mệt mỏi

Đối với người bình thường, mệt mỏi là biểu hiện bình thường khi cơ thể làm việc quá sức, tham gia vận động mạnh,…Nhưng sau đó sức khỏe sẽ dần hồi phục sau khi nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Nhưng mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân dù nghỉ ngơi và bồi dưỡng như thế nào cũng không thể hồi phục thể lực thậm chí càng ngủ càng cảm thấy cơ thể mệt mỏi và không có sức.

Đi kèm với dấu hiệu mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, nằm không yên, bực bội, khó chịu. Vì vậy, các cơ quan khác của cơ thể cũng cảm thấy rất khó chịu như tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, dạ dày khó chịu, hồi hộp,… Đây là tình trạng cộng hưởng của các stress và sự mệt mỏi khiến cơ thể có nhiều thay đổi.

Tình trạng rối loạn lo âu

*

Lo âu thông thường là phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp phải vấn đề căng thẳng hay những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước. Nhưng hiện tượng này không còn là bình thường nếu lo lắng xảy ra thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu, có thể khiến người bệnh dẫn tới tình trạng mắc trầm cảm.

Do đó, khi bạn gặp phải vấn đề nào đó trong cuộc sống hay cố gắng tìm cách giải quyết và thư giãn. Điều này khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, hạn chế lo lắng và hoàn thành tốt công việc của mình.

Xem thêm: Tác Dụng Của Việc Bỏ Thuốc Lá ? Lợi Ích Của Việc Bỏ Thuốc Lá

Hoảng loạn

Khi không được điều trị tình trạng rối loạn lo âu khiến người bệnh xuất hiện những cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Do đó, kiểm soát hơi thở rất quan trọng bằng cách thở chậm và dài hơi để ổn định lại nồng độ CO2. Một hơi thở dài sẽ tác động tới hệ thần kinh giao cảm và khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Trốn tránh và ngại giao tiếp

Trường hợp bạn luôn luôn trốn tránh mọi người và ngại giao tiếp có thể do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác. Khi não bộ bị quá tải, bạn có xu hướng né tránh mọi thứ gây ra cảm giác cô lập và muốn ở một mình dẫn tới trầm cảm, lo âu.

Đây là dấu hiệu của suy nhược thần kinh, bạn có thể cải thiện bằng cách gạt bỏ tâm lý nặng nề bằng cách gặp gỡ mọi người, chia sẻ tình trạng của bạn, rất có thể những lời khuyên của họ sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn.

Mất tập trung và suy giảm trí nhớ

Người bệnh thường mất tập trung, gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Điều này gây ảnhhưởng lớn tới cuộc sống, công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển khả năng của bản thân. Trong trường hợp mất tập trung lâu dài mà không cải thiện có thể dẫn tới tình trạng bệnh như Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…

Các triệu chứng khác

Người bệnh bị suy nhược thần kinh còn gặp các dấu hiệu liên quan tới cơ khớp và thần kinh như:

Đau mỏi cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưngNhức cơRối loạn cảm giácĐau đầu, chóng mặt, hoa mắt,…

Các triệu chứng về tiêu hóa như:

Cảm giác buồn nônChán ănChướng bụng, đầy hơiTáo bón…

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy nhược thần kinh?

*

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy nhược thần kinh, phải kể tới:

Người thường xuyên bị căng thẳng, stressNgười mắc rối loạn lo âu, trầm cảmUống quá nhiều rượu biaHút thuốc lá nhiều

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi mắc chứng suy nhược thần kinh, việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp ngăn ngừa diễn tiến của bệnh nặng hơn và tránh tình huống phải cấp cứu. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt tránh để tình trạng bệnh nặng.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về tình trạng bệnh của mình cần trao đổi với bác sĩ, vì cơ địa mỗi người khác nhau. Do đó, hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất.

Bệnh suy nhược thần kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở cả nam và nữ giới, nếu không được điều trị kịp thời gây ảnh hưởng tới tâm lý thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Phương pháp điều trị suy nhược thần kinh

Để điều trị suy nhược thần kinh, bạn có thể hạn chế các hoạt động nặng nhọc trong ngày và có một lối sống lành mạnh hơn. Trường hợp mắc suy nhược thần kinh, nên ngồi tựa lưng hoặc nằm nghỉ tại giường bì hai tư thế này là tốt nhất cho sức khỏe.

Phương pháp cải thiện bệnh là tập thể dục, cải thiện vóc dáng với cường độ thích hợp. Mặc quần áo thoải mái, tránh thay đổi tư thế như khom lưng, nằm nghiêng bên trái, bên phải hoặc nằm ngửa trong một số trường hợp. Những cách trên giúp bạn giảm hồi hộp và hạn chế đau ngực. Tốt nhất bạn nên đứng lên từ từ để hạn chế tình trạng chóng mặt vì huyết áp tư thế trong một số trường hợp gây ra.

Xem thêm: Tắm Nắng Chiều Có Làm Đen Da Không Gây Cháy Da? Tắm Nắng Buổi Chiều Lúc Nào Là Phù Hợp

Để cải thiện tình trạng và kiểm soát bệnh, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

Có chế độ tập luyện thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngàyTránh hút thuốc láNgừng uống rượuThiền để cải thiện sức khỏe, tâm lý

Biện pháp phòng ngừa suy nhược thần kinh như thế nào?

Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do áp lực về tinh thần. Vì vậy, để phòng bệnh cần giải quyết những vấn đề về tinh thần trước bằng cách điều chỉnh tâm lý.

*

Đây là bệnh lý có thể chữa khỏi và phòng ngừa được. Người bệnh cần chú ý tới những điểm sau đây để cải thiện tốt tâm lý:

Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, tập thểTránh các chấn thương tâm thần mạn tínhCần có biện pháp khắc phục tình trạng căng thẳng, mệt mỏiCần phối hợp hài hòa giữa lao động trí óc, lao động chân tayCân bằng giữa lao động, nghỉ ngơi và giải tríHạn chế tiếng ồn, tiếng động trong khi làm việc cũng như ở môi trường sốngLuôn tin tưởng và lạc quan vào cuộc sống, tạo niềm vui cho mình trong công việc cũng như trong cuộc sốngĐảm bảo giấc ngủ tốt, rèn luyện thân thể thường xuyên, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh thực thể…

Theo namlimquangnam.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *