Khụt khịt mũi họng, ho, ho kéo dài ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ chuyển biến nặng hơn thành nhiễm khuẩn hô hấp cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Thông thường dấu hiệu này chưa cần phải sử dụng đến kháng sinh mà có thể áp dụng các bài thuốc dân gian. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số cách chữa ho hiệu quả để mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà cho bé.
Đang xem: Cách chữa ho khò khè ở trẻ sơ sinh không cần kháng sinh
Mục lục
1 Vì sao trẻ thường bị khụt khịt mũi họng, ho, ho kéo dài?2 Hướng dẫn cách chữa ho khò khè cho trẻ không cần sử dụng thuốc kháng sinh
Vì sao trẻ thường bị khụt khịt mũi họng, ho, ho kéo dài?
Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. Tuy nhiên do trẻ hệ hô hấp chưa hoàn thiện, đường hô hấp còn ngắn, nhỏ hẹp, hệ đề kháng chưa hoàn chỉnh… chính vì vậy khi cơ thể trẻ tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh thì trẻ không có khả năng chống đỡ, dễ mắc bệnh, trong đó các có bệnh về đường hô hấp chiếm tỉ lệ rất cao. Ho, khụt khịt mũi họng (nhiều mẹ nói là con khò khè) là một trong những hiện tượng trẻ thường gặp nhiều nhất, đặc biệt là mỗi khi thay đổi thời tiết.
Khụt khịt mũi họng, ho, ho kéo dài ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị nhiễm lạnh, thời tiết thay đổi, môi trường không đảm bảo… trẻ dễ bị sổ mũi, ho, đờm, khò khè… Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
1. Cảm lạnh, cảm cúm
Đây là một trong những bệnh lý chiếm tỉ lệ cao gây nên hiện tượng ho kéo dài, khụt khịt mũi họng ở trẻ. Khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, nóng lạnh bất thường, thời tiết chuyển mùa khô hanh, trời trở gió, trời chuyển lạnh …rất dễ khiến cho trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh. Nếu như cha mẹ không chú ý đến việc giữ ấm cho trẻ khi ngủ cũng như khi ra ngoài thì càng dễ bị hơn.
Khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh thì triệu trứng đầu tiên sẽ xuất hiện đó chính là hắt hơi, sổ mũi… Nếu như để tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp can thiệp hoặc điều trị không dứt điểm sẽ khiến cho bệnh trở thành nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ.
2. Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho, ho kéo dài, khò khè mũi họng ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ, môi trường trẻ sống. Trẻ thường bị ho kéo dài trên 6 – 7 ngày. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, trẻ còn có các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi,…
3. Hen phế quản
Hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ em là bệnh lý co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, gây viêm khí quản, hạn chế luồng không khí vào phổi, gây triệu chứng thở rít tái phát.
Trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho kéo dài khi bị hen phế quản. Phấn hoa, lông thú, khí thải, khói thuốc và một số thực phẩm nhất định,… có thể gây hen phế quản ở trẻ. Trẻ thường xuất hiện nhiều đợt ho khan, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít. Thường các bé sẽ bị viêm tiểu phế quản trên 3 lần trước 2 tuổi.
4. Chảy dịch mũi sau
Khi cơ thể trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức có thể gây chảy dịch mũi sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể, gây ho, ho kéo dài ở trẻ em. Đây là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Loại ho này có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và có thể bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.
5. Dị vật đường thở
Khi bị mắc dị vật trong đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi,… Trong trường hợp dị vật đường thở bị bỏ quên, trẻ sẽ bị ho kéo dài và viêm phổi tái phát.
6. Bị dị ứng
Đối với một số trẻ có cơ địa nhạy cảm hay bị dị ứng với lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc… đều có thể bị ho, ho kéo dài, khò khè. Trong trường hợp này cha mẹ cần lưu ý tới môi trường sống của con, cố gắng loại bỏ tác nhân gây bệnh một cách tối đa nhất, phải đảm bảo cho trẻ được sống trong môi trường trong lành và đặc biệt nói không với khói thuốc lá.
Hướng dẫn cách chữa ho khò khè cho trẻ không cần sử dụng thuốc kháng sinh
Hiện nay, một số bộ phận cha mẹ ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu như ho, sổ mũi, khò khè đã nhanh chóng lập tức đi mua thuốc kháng sinh về điều trị cho trẻ. Theo các bác sĩ đây là việc làm rất nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Nếu như trẻ bị ho nhẹ, khụt khịt mũi họng ( trừ bệnh lý hen phế quản có thuốc dự phòng hen, dị vật đường thở có hướng xử trí loại bỏ vị vật sớm) thì cha mẹ có thể tham khảm và áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây:
1. Chưng mật ong với quất
Chưng mật ong với quất
Quất có vị chua, giải nhiệt và tính ôn, vì vậy quất thường được sử dụng để trị ho, tiêu đờm. Trong khi đó, mật ong lại có vị ngọt, tính bình nên rất tốt cho tâm, phế, đại trạng, vị, tỳ… Chưa hết mật ong còn có tác dụng giải độc long đờm rất hiệu quả.
Nếu như trẻ bị ho khò khè bạn hoàn toàn có thể áp dụng bài thuốc này. Lấy quất và mật ong chưng lên cùng với nhau sau đó cho trẻ uống 3 lần vào sáng, trưa và trước khi đi ngủ. Nhờ bài thuốc này, nên trẻ sẽ long đờm nhanh, khi ho đờm sẽ được đẩy ra ngoài.
Xem thêm: Broncho Vaxom Là Thuốc Tăng Cường Miễn Dịch Đường Hô Hấp Cho Trẻ
2. Chữa ho khò khè bằng gừng và mật ong
Chữa ho khò khè bằng gừng và mật ong
Gừng kết hợp cùng với mật ong sẽ giúp trẻ nhanh chóng tiêu đờm, giảm nôn, giảm đay đồng thời giảm ho. Để chữa ho cho trẻ theo bài thuốc này cũng rất đơn giản.
Cha mẹ lấy vài lát gừng trộn cùng với mật ong và mang lên chưng khoảng 20 phút. Sau đó để nguội và cho trẻ uống 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Lê chưng mật ong
Mật ong có tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, giảm triệu chứng ho. Đồng thời, đặc tính làm lành mau vết thương của mật ong giúp xoa dịu niêm mạc vòm họng, giảm ngứa và ngăn ngừa kích ứng ho.
Chính nhờ những tác dụng nổi bật này, mật ong kết hợp với lê được xem là sự kết hợp hài hòa, cân đối, giúp tạo thành bài thuốc trị ho, giảm đau họng hiệu quả. Không chỉ thế, hàm lượng acid folic, vitamin và khoáng chất trong hai nguyên liệu tự nhiên này giúp bồi bổ và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp phòng tránh bệnh.
+ Cách làm như sau:
Quả lê được rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái thành từng miếng vừa ănCho lê vào một chiếc bát, thêm mật ong và hấp cách thủy tầm 45 phútSau đó, tắt bếp, lấy bát đựng quả lên và mật ong ra để nguộiCuối cùng, cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh bảo quản và dùng dần
+ Cách dùng:
Ăn cả phần cái lẫn phần nước. Mỗi ngày ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần ăn 1 miếng lê với uống 15ml. Thường xuyên sử dụng cách trị ho bằng lê và mật ong sẽ giúp làm giảm ho và ngứa rát ở cổ họng.
Lưu ý: Cách trị ho bằng lê và mật ong không áp dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi, tránh trường hợp gây ngộ độc mật ong.
4. Quả lê hấp đường phèn ( với bé dưới 1 tuổi nên áp dụng)
Quả lê hấp đường phèn
+ Cách thực hiện sau đây:
Sử dụng 1 quả lê đã được cắt bỏ vỏ và thái khúc vừa ănCho vào một chiếc bát và thêm 2 muỗng cà phê đường phèn, đem hấp cách thủySau 20 phút hấp, tắt bếp, chờ hỗn hợp nguội và ăn
Người bệnh dùng cả cái và nước sẽ giúp chữa ho, làm dịu vòm họng, tiêu đờm và hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi.
5. Quả lê và gừng
Với tính ấm và vị cay, gừng được nhiều người sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có triệu chứng ho.
+ Cách làm đơn giản sau đây:
Quả lê được gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái hạt lựuGừng cũng được rửa sạch, bỏ vỏ và thái sợi mỏngTiếp đó, cho gừng và lê vào nôi và đun sôiNước sôi, tắt bếp và thêm vào một ít đường phèn
Với cách trị ho bằng lê và gừng tươi, người bệnh chỉ cần uống mỗi khi có cảm giác khó chịu ở cổ họng sẽ giúp làm giảm nhanh triệu chứng ho.
Luca Kid người bạn đồng hành chữa ho khò khè cho trẻ hiệu quả
Đối với trẻ nhỏ bên cạnh các cách chữa ho theo phương pháp dân gian thì mẹ cũng đừng quên sự trợ giúp của Luca Kid được tổng hợp từ nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất hoa cúc tím, thiên môn đông, trần bì, tang bạch bì, bạc hà, sa sâm, tiền hồ, xuyên bối mẫu… vừa có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, vừa có thể giúp làm giảm ho, đờm, khò khè ở trẻ.
Khi sử dụng Luca Kid sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng như ho, sổ mũi, ho đờm, khò khè… do các bệnh lý viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp gây nên. Làm tăng hoạt động của tế bào miễn dịch Lympho T, tăng sự phát triển của đại thực bào và thực bào giúp kích thích chức năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giúp trẻ tăng cường chức năng đường hô hấp và giảm tần suất tái phát viêm nhiễm đường hô hấp.
Khi sử dụng Luca Kid sẽ hạn chế được tình trạng phải sử dụng kháng sinh cho trẻ khi chưa cần thiết và chưa có chỉ định. Nếu lạm dụng kháng sinh nhiều sẽ gây hiện tượng kháng thuốc, nhờn kháng sinh và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột…sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài ở trẻ.
Hy vọng, với những hướng dẫn cách chữa ho, khò khè cho trẻ không cần sử dụng thuốc trên đây, sẽ giúp cho cha mẹ biết được một số bài thuốc dân gian phù hợp để áp dụng cho trẻ của mình. Ngoài ra để mang lại hiệu quả cao cha mẹ nên cho con mình uống kèm với Luca Kid giúp trẻ dứt điểm triệu chứng ho, đờm, khò khè tránh cho bệnh có cơ hội tái phát.
—————————————————————