Đăng bởi: MR Quân Ngày đăng: 12 Tháng Tư 2021 Lần cập nhật cuối: 12 Tháng Tư 2021 Số lần xem: 324

Mục lục

3. Những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội độ 35. Các phương pháp điều trị trĩ nội độ 3 không cần phẫu thuật6. Cách điều trị trĩ nội độ 3 bằng phương pháp phẫu thuật

Giai đoạn trĩ nội độ 3 là giai đoạn bệnh đã khá nặng. Bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn và khó chịu hơn khi mắc bệnh ở mức độ 1 và 2 rất nhiều. Vậy cụ thể khi bệnh phát triển đến giai đoạn này bệnh nhân cần biết những điều gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể.

Đang xem: Trĩ độ 3 có cần phẫu thuật

*

1. Trĩ nội độ 3 là bệnh gì?

Như các bạn đã biết, bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh trĩ thực chất là bệnh gây ra bởi sự giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch tại vùng hậu môn – trực tràng gây nên. Khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị sưng, viêm tạo thành các búi trĩ và các búi trĩ này nằm trong ống hậu môn, phía đường lược trên được gọi là trĩ nội. Ngày nay, người ta chia bệnh trĩ thành 4 giai đoạn chỉ sự tăng dần của mức độ nguy hiểm của bệnh từ mức độ 1,2,3,4.

Như vậy, tình trạng trĩ nội độ 3 là giai đoạn gần cuối của bệnh trĩ. Đây là giai đoạn nguy hiểm, có thể khiến bệnh chuyển sang những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị khi bệnh phát triển đến mức độ này cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt, nếu không chữa trị dứt điểm, kịp thời thì bệnh có nguy cơ chuyển sang trĩ nội độ 4 – giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ.

Ở giai đoạn bệnh này, người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện của bệnh rõ ràng hơn. Tần suất của các triệu chứng cũng xuất hiện dày đặc hơn. Do đó, bệnh nhân sẽ chịu nhiều đau đớn, khó chịu và những chướng ngại trong cuộc sống càng rõ rệt hơn.

Vì vậy, phát hiện bệnh trĩ nội ở mức độ 3 càng sớm càng giúp cho bệnh nhân có cơ hội chữa bệnh càng nhanh chóng hơn. Ngăn cản bệnh phát triển đến mức độ cuối đến tối đa.

2. Nguyên nhân gây trĩ nội độ 3

Vậy đâu là nguyên nhân khiến bệnh trĩ phát triển đến mức độ 3? Chủ yếu nguyên nhân tình trạng này là khi bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ 1 và 2 thì không được điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi bệnh nhân không thực hiện chế độ sinh hoạt ăn uống, hoạt động điều độ khoa học thì bệnh phát triển trở lại.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ nội độ 3 nói riêng và bệnh trĩ nói chung là:

Do hệ thống các tĩnh mạch tại vùng hậu môn – trực tràng bị căng phồng do bệnh nhân rặn đi đại tiện quá mạnh. Hoặc cũng có thể do vùng hậu môn bị thu hẹp gây khó khăn cho việc đại tiện.Do gặp vấn đề về các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, giảm nhu động ruột. Hoặc những người lười biếng trong vận động, lười tập thể dục thể thao.Do phụ nữ có thai, sau sinh, người già, những người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt…có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất lớn.Do thói quen sinh hoạt không điều độ, không đúng cách như: Ăn quá nhiều, nhịn không đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu khi đi vệ sinh, thức khuya… đều là những nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng bệnh như nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài, căng thẳng trong công việc, lười vận động, uống ít nước, lười ăn rau xanh…của nhiều người trẻ đã khiến cho tình trạng bệnh này trở nên phổ biến hơn rất nhiều.

*

3. Những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội độ 3

Khi bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở mức độ 3 thì những triệu chứng dễ nhận biết nhất là:

3.1. Chảy máu

Một triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ chính là chảy máu. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có thể thấy một lượng máu nhỏ dính trên giấy vệ sinh hoặc kèm theo phân ra ngoài khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ. Cụ thể khi bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ 1 và 2.

Khi bệnh phát triển đến mức độ 3, lúc này lượng máu chảy ra nhiều và nhận thấy rõ rệt hơn các giai đoạn trước. Máu chảy ra ngoài theo phân có thể chảy thành nhiều giọt hoặc bắn ra thành tia máu. Do máu chảy nhiều hơn nên bệnh nhân lúc này sẽ mất một lượng máu khá lớn. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, cảm thấy hoa mắt, chóng mặt…nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ngất xỉu.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh như trên, các bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

3.2. Đau hậu môn

Không chỉ chảy máu nhiều hơn, đau rát hậu môn ở giai đoạn này cũng tăng lên về mức độ. Lúc này, vùng hậu môn bệnh nhân sẽ có cảm giác sưng tấy, đau đớn dữ dội khiến bệnh nhân cực kỳ khó chịu. Thêm nữa, các chất nhầy vùng hậu môn cũng tiết ra lượng lớn hơn bất thường. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy vùng hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy và cực khó chịu.

3.3. Sa búi trĩ

Các sa búi trĩ đã được hình thành từ khi ở mức độ 1 và 2. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển đến mức độ 3 thù các sa búi trĩ này có sự tăng trưởng nhanh, khó kiểm soát. Các sa búi trĩ lúc này đã to lên rất nhiều. Các đám rối tĩnh mạch cũng đã giãn nở đến mức độ lớn, kết hợp cùng búi trĩ tăng về kích thước. Vì vậy, khác trĩ độ 2 vẫn có thể co vào được thì đến độ 3 búi trĩ không còn tự co lên được nữa. Nếu muốn búi trĩ co vào trong bắt buộc người bệnh phải dùng tay đẩy hoặc ấn vào.

Kể cả khi đứng lên, búi trĩ vẫn có thể lòi ra ngoài một cách không thể kiểm soát. Gây cản trở, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

4. Mắc trĩ nội độ 3 có nguy hiểm không?

Có thể nói nếu không tìm cách chữa trị nhanh chóng thì trĩ nội độ 3 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trước hết, bệnh có thể phát triển nhanh hơn sang mức độ 4. Đồng thời, khiến cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, công việc của bệnh nhân gặp nhiều cản trở nghiêm trọng.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Kinh Nguyệt Đều Trở Lại, Biểu Hiện Và Nguyên Nhân Do Đâu

Những nguy hiểm mà người bệnh mắc trĩ mức độ 4 thường gặp là:

Có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bội nhiễm ở vùng hậu môn bởi sự tấn công của vi khuẩn. Do bệnh nhân khó có thể vệ sinh khu vực này sạch sẽ, các dịch nhầy tiết ra ẩm ướt cũng khiến cho các loại vi khuẩn gây hại có nguy cơ tấn công.Dẫn đến thiếu máu trầm trọng do bệnh nhân đi đại tiện thường xuyên mất đi lượng máu lớn. Do đó, những người bệnh ở giai đoạn này sẽ có các biểu hiện chóng mặt, choáng váng, da xanh xao, đi đứng không vững, mệt mỏi…Dễ mắc các bệnh về da liễu hơn như: Bệnh viêm da, viêm nhú, nứt kẽ…Có khả năng dẫn đến hoại tử vùng hậu môn nếu không được chữa trị kịp thời. Nguy hiểm hơn là có thể gây ra bệnh ung thư trực tràng rất nguy hiểm.Có thể khiến nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ bị sa ra ngoài mà không được đẩy vào trong. Từ đó, có thể gây ra tình trạng nghẽn mạch, tắc mạch.Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày, đời sống tình cảm của vợ chồng…

*

5. Các phương pháp điều trị trĩ nội độ 3 không cần phẫu thuật

Căn cứ vào tình hình cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể. Trong đó, nếu bệnh vẫn còn nhẹ, chưa dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng thì có thể sử dụng thuốc để điều trị như:

5.1. Thuốc tây y

Các loại thuốc Tây Y có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh. Có nhiều dạng thuốc trên thị trường hiện nay như: Dạng thuốc bôi, dạng thuốc uống và dạng thuốc đặt hậu môn. Mỗi loại thuốc này có hiệu quả riêng nên tùy theo từng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể. Các bệnh nhân cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh.

Một số loại thuốc Tây Y phổ biến được sử dụng để điều trị trĩ nội độ 3 là: Thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc chống phù nề, thuốc chống và ngăn ngừa viêm tại chỗ, thuốc làm co mạch…

5.2. Thuốc đông y

Không chỉ thuốc Tây Y, các loại thuốc Đông Y với các thành phần thảo dược tự nhiên cũng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn nên lắng nghe sự tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ trước khi đi vào sử dụng. Tránh để những điều đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, các bệnh nhân cũng có thể sử dụng kết hợp với các bài thuốc dân gian để tình trạng bệnh nhanh chóng được chữa trị. Dù vậy, hãy đảm bảo làm đúng chỉ dẫn của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng nhé!

5.3. Sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần thảo dược giúp cải thiện tình trạng táo bón và nhanh chóng hồi phục bệnh trĩ

Ngoài các bài thuốc Đông, Tây y chữa trĩ nội độ 3 các y bác sĩ cũng thường khuyên người bệnh sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng mang tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và cải thiện rõ nét tình trạng táo bón.

Nhất là loại thực phẩm chức năng có chứa:

Cao diếp cá: Rau diếp cá có chứa iso quercetin và quercetin làm giảm sưng phồng, giảm áp lực trên thành mạnh, do đó có thể làm giảm đau ở búi trĩ. Chất Dioxy Flavonon có tác dụng làm bền các mao mạch, tĩnh mạch do đó không gây nứt và chảy máu khi đi đại tiện. Tinh dầu rau diếp cá có tác dụng giảm viêm, trị táo bón, ngứa hậu môn, nhiễm trùng búi trĩCao đương quy: Là một trong các vị thuốc quý có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, có công dụng giúp bổ máu, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể, điều kinh. Các tác dụng của đương quy còn có thể giúp giảm đau, chữa mụn nhọt, viêm loét. Không những vậy, đây còn là 1 vị thuốc có công dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, phòng ngừa và chữa táo bón rất tốt.Meriva: Là thành phần được chiết xuất từ đậu nành và nghệ, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả và giúp phục hồi, chóng lành các tổn thương, vết loét của bệnh trĩ.Rutin: Được chiết xuất từ dược liệu hoa hòe, có tác dụng chống co thắt và giảm trương lực cơ trơn, giúp nhuận tràng, làm tăng sức bền thành mạch trĩ, hạn chế tình trạng co giãn tĩnh mạch hậu môn nên sẽ giảm được tình trạng sa búi trĩ.

Những dược liệu quý này đã được kết hợp lại với nhau trong cùng một sản phẩm, làm tăng hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.

*

6. Cách điều trị trĩ nội độ 3 bằng phương pháp phẫu thuật

Ngoài việc dùng thuốc, các biện pháp chữa trị bằng phẫu thuật cũng có thể được tiến hành. Chủ yếu, các trường hợp dùng phẫu thuật là bởi các bác sĩ chẩn đoán bệnh có thể biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng đến bệnh nhân. Cụ thể là:

6.1. Trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không?

Không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc trĩ nội độ 3 đều phải phẫu thuật. Tình trạng này cần được chẩn đoán, phân tích kỹ càng từ các bác sĩ, chuyên gia. Đồng thời, để phẫu thuật thì chi phí cũng khá đắt đỏ. Ngoài ra, cần chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín, chất lượng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị… . Do đó, bệnh nhân cần cân đối khả năng tài chính để đưa ra quyết định tốt nhất.

6.2. Phương pháp phẫu thuật trĩ phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng để chữa trĩ nội độ 3, cụ thể là:

Phương pháp cắt khâu búi trĩ bằng tay: Nghĩa là bác sĩ sẽ dùng tay để thực hiện mũi khâu hình chữ X hoặc chữ I để lấy lớp niêm mạc nhằm triệt các mạch máu trên các đám rối tĩnh mạch.Phương pháp thắt búi trĩ bằng dây thun: Dùng ống nội soi đã được làm ấm, bôi trơn để đưa vào ống hậu môn của người bệnh. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ kẹp để làm cho vòng cao su siết chặt vào đáy của búi trĩ.Phương pháp chích xơ hoá búi trĩ: Dùng một lượng chất hóa học để tiêm vào búi trĩ, từ đó tạo xơ trong đó. Ngăn cản sự lưu thông của máu đến các búi trĩ để khiến chúng tự teo đi.Phương pháp đốt laser: Sử dụng tia laser để cắt trĩ thay cho dao mổ hoặc dao điện thông thường. Cách làm này không gây đau đớn, búi trĩ được loại bỏ nhanh.Phương pháp HCPT: Dùng sự sinh nhiệt đông của các tế bào và thắt nút mạch máu để dùng dao điện cắt phần búi trĩ trong hậu môn.Phương pháp Longo: Dùng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược từ 3-4cm. Từ đó ngăn cản, giảm bớt lượng máu đến các đám rối tĩnh mạch trĩ. Từ đó, làm teo nhỏ búi trĩ và khâu treo niêm mạc hậu môn.

Xem thêm: Thực Đơn Giảm Cân Hiệu Quả An Toàn Có Lợi Cho Sức Khỏe, 7 Thực Đơn Giảm Cân Cho Nữ Hiệu Quả 1 Tuần

Như vậy, trĩ nội độ 3 có thể gây ra nhiều biến chứng và sự phiền toái lớn cho cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, hãy xem xét và điều trị bệnh sớm để tránh những điều khó chịu, đau đớn trong cuộc sống. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *