Chảy máu mũi là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em 2 – 10 tuổi. Sơ cứu ban đầu cho tình trạng chảy máu mũi ở trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cầm máu sớm, tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Đang xem: Trị chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu mũi (hay còn gọi là chảy máu cam) là hiện tượng các mạch máu nhỏ nằm trong mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng phổ biến, xuất hiện nhiều ở trẻ 2 – 10 tuổi. Chảy máu mũi thường chỉ xảy ra ở một bên mũi, hiếm khi chảy máu ở cả 2 bên. Nếu chảy máu nhiều, máu có thể chảy ngược ra sau, xuống họng, trẻ khạc ra máu, nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu do nuốt phải máu cam. Trường hợp mất máu nhiều, trẻ có thể bị hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, lơ mơ, rối loạn tri giác (hiếm khi xảy ra).

Một số nguyên nhân thường gặp gây chảy máu cam ở trẻ em gồm:

Va đập, chấn thương: Trẻ em dễ bị chảy máu mũi trong khi chơi đùa, va đập phải các vật cứng như bàn, ghế hoặc cho các dị vật, đồ chơi vào trong mũi;Thời tiết: Vào mùa lạnh, thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí quá thấp làm màng nhầy vách mũi của trẻ giảm đàn hồi, nhạy cảm hơn. Lúc này, chỉ cần có một tác động nhỏ như trẻ xì mũi, hắt hơi hoặc dụi mũi cũng có thể làm chảy máu mũi một bên hoặc cả hai bên. Trường hợp khác, khi trời nóng, các mạch máu trong mũi giãn nở, trẻ cảm thấy ngứa và ngoáy mũi, làm vỡ mạch máu trong mũi;
chảy máu cam
Trẻ ngoáy mũi nhiều làm vỡ mạch máu có thể dẫn tới chảy máu cam

Bẩm sinh: Cấu trúc thành mạch máu có bất thường, cấu tạo vách mũi mỏng,… khiến trẻ dễ chịu tác động từ ngoại cảnh, dẫn tới tổn thương, chảy máu cam;

2. Cách sơ cứu chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Sơ cứu đúng cách tại nhà giúp trẻ cầm máu nhanh. Hướng dẫn chi tiết như sau:

Trấn an, động viên và an ủi để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu;Để trẻ ngồi thẳng lưng và đầu ngả về phía trước để xác định bên mũi chảy máu. Chú ý người thực hiện sơ cứu không ngửa đầu trẻ vì sẽ gây chảy máu ngược lại hốc mũi, xuống miệng khiến trẻ khó chịu, bị sặc, ho, có thể bị nôn;Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt 2 cánh mũi của trẻ vào vách ngăn mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, để trẻ thở bằng miệng, giữ trong khoảng 5 – 10 phút. Thao tác này giúp ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi, giúp máu ngừng chảy;Có thể chườm lạnh, đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá lạnh. Việc này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu mũi. Tuy nhiên, chỉ áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp;
trẻ chảy máu cam
Dùng tay giữ chặt cánh mũi của trẻ để ngăn máu tiếp tục chảy

Cho trẻ uống thêm một chút nước mát để giảm căng thẳng và loại bỏ bớt mùi máu trong miệng;Sau 10 phút giữ tay ở mũi thì thả tay ra, kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì thực hiện lặp lại các bước trên một lần nữa. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc co mạch tại chỗ nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu theo hướng dẫn của bác sĩ (chú ý không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định);Khi máu đã ngừng chảy, cho trẻ sinh hoạt lại như bình thường nhưng cần tránh các hoạt động mạnh hay tập thể dục thể thao.

Lưu ý:

Không cho trẻ ngửa đầu ra sau vì sẽ khó theo dõi lượng máu chảy;Có thể thực hiện sơ cứu chảy máu mũi tương tự trên người lớn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Trước Và Sau Khi Cắt Bao Quy Đầu Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng nếu:

Đã áp dụng các biện pháp sơ cứu chảy máu mũi ở trẻ trong vòng 20 phút nhưng không cầm máu được;Trẻ bị chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần;Chảy máu mũi do chấn thương (ngã, va chạm);Máu mũi chảy nhanh hoặc mất nhiều máu;Trẻ có cảm giác yếu, chóng mặt;
Chảy máu cam
Nên ngay trẻ tới bệnh viện nếu máu mũi chảy nhanh và nhiều

Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả trong trường hợp cho trẻ ngồi ngả đầu về phía trước;Chảy máu mũi đi kèm xuất hiện các vết tím bầm trên cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở các khu vực khác như máu trong phân, nước tiểu;Trẻ đang được sử dụng thuốc chống đông máu;

Trẻ mới trải qua hóa trị ung thư.

Tại bệnh viện, để xác định chính xác nguyên nhân, đánh giá mức độ chảy máu mũi, sau khi khám toàn diện, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm cần thiết như công thức máu, chức năng đông máu,… Tùy theo nguyên nhân, phương pháp xử trí chảy máu mũi ở trẻ sẽ khác nhau như nhét bấc mũi để cầm máu tại chỗ, dùng thuốc cầm máu hoặc phẫu thuật.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Xem thêm: Con Gái Ăn Dứa Có Tác Dụng Gì Cho Phụ Nữ, Bạn Biết Không? Vì Sao Con Gái Lại Hay Ăn Dứa

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế namlimquangnam.net trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *