Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian ngày càng là cách điều trị mà nhiều người bệnh trĩ lựa chọn bởi phương pháp thực hiện đơn giản, dễ làm, nguyên liệu dễ tìm có bắt nguồn từ thiên nhiên an toàn với sức khỏe người bệnh. Cùng namlimquangnam.net điểm danh những cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian tại nhà hiệu quả nhé.
Đang xem: Trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian
Mục lục
Cách chữa táo bón bằng phương pháp dân giannamlimquangnam.net – Gel bôi trĩ với thành phần chuyển giao từ Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian là cách chữa bệnh được rất nhiều bệnh nhân trĩ giai đoạn đầu (cấp độ 1 và 2) lựa chọn dùng điều trị bệnh.
Trong cuộc sống có nhiều loại cây cỏ xung quanh ta có hiệu quả tốt trong việc chữa trị bệnh trĩ. Và chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian cũng là lựa chọn của rất nhiều người. Sau đây, namlimquangnam.net xin gửi đến độc giả 5 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian hiệu quả
1. Rau diếp cá
Hình ảnh cây rau diếp cá – khắc tinh của bệnh trĩ
Rau diếp cá là một loại rau thơm có tính hàn giúp mát gan, thanh nhiệt và đặc biệt có khả năng kháng viêm, sát trùng vết thương hở, vết lở loét rất tốt. Đối với bệnh trĩ, rau diếp cá có tác dụng làm giảm phù nề búi trĩ, chống viêm nhiễm và làm giảm cảm giác ngứa, đau rát khó chịu do biểu hiện bệnh trĩ, giúp người bệnh cảm giác dễ chịu hơn, hỗ trợ đẩy lui bệnh trĩ.
Chuẩn bị: Chuẩn bị rau diếp cá tươi (khoảng 200g – 300g). Rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo rau đã sạch.
Cách làm:
Cách 1:Ăn sống trực tiếp rau diếp cá: Dùng rau diếp cá đã chuẩn bị ăn sống trực tiếp (có thể ăn tối đa theo khả năng bản thân ăn được). Tuy nhiên, cách làm này hơi khó thực hiện với những người bệnh không thích vị mát và mùi tanh đặc trưng của rau diếp cá.Cách 2: Đắp rau diếp cá lên búi trĩ: Dùng diếp cá đã chuẩn bị mang giã nát hoặc xay nhỏ. Lấy thành phẩm đắp vào vùng hậu môn. Dùng miếng vải mềm sạch hoặc bông gạc để cố định rau. Để khoảng 1 tiếng thì tháo ra. Ngày thực hiện 2 lần sáng – tối.Cách 3: Làm nước rau diếp cá uống hàng ngày: Cho khoảng 300g rau diếp cá đã chuẩn bị vào máy xay xay nhuyễn sau đó cho thêm khoảng 500ml nước lọc vào nguấy đều. Dùng dây lọc lọc bỏ bã và uống nước. Có thể pha thêm một chút đường hoặc mật ong để có thức uống thơm ngon hơn.Cách 4: Ngâm rửa, xông hơi búi trĩ bằng rau diếp cá: Cho rau vào nồi đun cùng khoảng 1 lit nước và 1 thìa muối tinh. Khi nồi sôi tiếp tục đun thêm khoảng 15 phút. Dùng nồi nước lá diếp cá còn nóng xông vùng hậu môn và búi dom cho tới khi nước ấm có thể tiếp tục dùng nước này ngâm, rửa vùng hậu môn và búi dom giúp giảm bớt cảm giác ngứa, khó chịu và làm teo búi dom khá hiệu quả.
2. Lá trầu không
Lá trầu không được nhiều người lựa chọn dùng điều trị bệnh trĩ
Lá trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm cực mạnh đối với búi trĩ, đồng thời có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát, khó chịu ở người bệnh trĩ. Lá trầu không thường được dùng chữa bệnh trĩ theo cách xông hơi và mang lại hiệu quả rất khả quan.
Chuẩn bị: Rửa sạch khoảng 20 – 25 lá trầu không tươi, 2 quả cau, 5 quả bồ kết, và khoảng 20g lõi nhân hạt gấc.
Cách làm:
Cách 1: Xông hơi búi trĩ bằng lá nước lá trầu không: Cho 25 lá trầu không và 1 thìa muối tinh đun cùng với 1 lit nước. Khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 10 phút. Sau đó tiến hành sông hơi vùng hậu môn.Cách 2: Xông hơi, ngâm rửa búi trĩ, hậu môn bằng mẹo: Cho khoảng 20 lá trầu không và 2 quả cau, 5 quả bồ kết, 20g lõi nhân hạt gấc vào cùng 1,5 lit nước và đun sôi. Sau đó vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 15 – 20 phút để các nguyên liệu có thời gian tiết tinh dầu ra với nước. Bắc nồi xuống tiến hành xông hơi vùng hậu môn và búi trĩ. Khi nước chỉ ấm, tiếp tục ngâm hậu môn vào nước trong khoảng 30 phút. Bạn có thể sử dụng bã nguyên liệt để đắp lên búi trĩ.
3. Cây lá bỏng
Hình ảnh cây lá bỏng
Cây lá bỏng là loại cây mọng nước ưa sống tại vùng ẩm ướ quanh năm. Lá bỏng có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, giảm phù nề rất tốt cho bệnh nhân trĩ ở giai đoạn đầu.
Chuẩn bị: 6 lá bỏng to, mọng nước và 10g rau sam rửa sạch; 3 quả bồ kết
Cách làm:
Cách 1: Dùng sắc lá bỏng với rau sam đã chuẩn bị ở trên cho cùng 1 lit nước đun sôi. Nồi sôi vặn nhỏ lửa đun thêm 20 phút và bắc ra. Dùng nước thuốc này uống trong ngày (không nấu nhiều để uống sang ngày hôm sau) cho đến khi bệnh thuyên giảm.Cách 2: Cho lá bỏng và bồ kết vào 1 lit nước tương tự như cách làm 1. Khi nước đã được đun sôi 10 thì tắt bếp. Chờ cho nước nguội bớt sau đó dùng nước ngâm vùng bệnh.
4. Quả sung
Quả sung mọc tại thân cây
Sung là loại quả tính bình lúc xanh có vị chát và chín có vị ngọt nhẹ. Quả sung chứa hàm lượng chất sơ rất lớn và một số loại khoáng chất như magie, canxi có khả năng chống viêm nhiễm, điều trị bệnh trĩ.
Chuẩn bị: chuẩn bị 10 -15 quả sung xanh tươi rửa sạch (ngâm với nước muối loãng càng đảm bảo hiệu quả).
Cách làm:
Cách 1: Ăn trực tiếp sung hàng ngày. Một ngày nên ăn dưới 500g và có thể chia ra nhiều lần ăn trong ngày.Cách 2: Cho sung đã chuẩn bị vào nồi đun cùng một 1,5 lít nước và cho thêm 1 thìa cà phê muối tinh. Đun sôi nồi. Vặn nhỏ lửa khi nồi sôi và đun thêm khoảng 10 phút cho tinh dầu sung thoát ra ngoài. Bạn có thể dùng xông hơi khi nồi nước còn nóng. Khi nước nóng ấm dùng ngâm vùng hậu môn trong khoảng 1 tiếng. Ngày thực hiện 2 lần đến khi thấy có kết quả.
5. Cây hoa thiên lí
Cây hoa thiên lý
Chuẩn bị: 100g lá non thiên lí và rửa sạch + 1 thìa cafe muối tinh
Cách làm: Cho lá non thiên lí và muối vào giã nát đến khi thấy có ra nước (hoặc cho vào máy xay sinh tố). Sau đó lọc lấy nước cốt và loại bỏ phần bã. Dùng bông y tế hoặc miếng vải sạch thấm nước lá thiên lí thoa vào các bũi trĩ. Ngày thực hiên 3 -4 lần. Sau khoảng 2 tuần người bệnh sẽ cảm nhận được sự tiến triển của bệnh.
Lưu ý: Với các cách làm xông hơi hoặc ngâm, đắp vùng hậụ môn, trước khi tiến hành người bệnh nên vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước ấm pha loãng giúp kết quả đạt được tốt hơn
6. Cây mồng tơi
Cây mồng tơi
Mồng tơi vị chua nhạt, tính hàn, không độc, có công hiệu làm thông đại tiểu tiện, hoạt thai dễ đẻ, dùng ngoài chữa rôm sảy mụn nhọt rất hiệu nghiệm.
Trị chứng táo bón, nóng ruột
Chuẩn bị: 1 nắm lá mồng tơi rửa sạch.
Cách làm: Giã nát mồng tơi, vắt lấy nước cốt pha thêm 1 ít nước sôi để nguội uống. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.
Xem thêm: Tự Sướng Mỗi Ngày Có Sao Không, Cã³ LợI ÃCh Khã´Ng
Để có kết quả hơn thì sau khi uống thuốc 2 giờ ăn thêm vài củ khoai lang.
Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng: rượu, ớt, hạt tiêu…
Trị sưng trĩ
Chuẩn bị: 1 nắm lá mồng tơi rửa sạch.
Cách làm: Giã nát nhuyễn mồng tơi cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái)
7. Cây rau muống
Cây rau muống
Rau muống tính mát, vị ngọt nhạt, có tác dụng giải độc sinh da thịt
Chữa đại tiện ra máu
Chuẩn bị: Lá hoặc cuống non rau muống
Cách làm: Giã nát rau muống, trộn thêm 1 ít mật ong uống dần
Chữa táo bón
Chuẩn bị: Rau muống 1 bó.
Cách làm: Rau muống luộc, uống nước luộc rau thay cho nước khi khát, có tác dụng nhuận tràng
8. Cây củ cải
Củ cải sống có vị cay tính lạnh, củ cải chín thì có vị ngọt, ôn bình. Củ cải có tác dụng hóa đờm nhiệt, hạ khí giải độc, trị ho có đờm mất tiếng, chống đầy bụng, chảy máu cam, ho ra máu, tiêu khát, lị, giải độc rượu, giải độc than, giải độc cá và làm tan máu ụ (ụ huyết)
Trị đại tiện ra máu
Chuẩn bị: Củ cải sống
Cách làm: Củ cải giã nát, lọc lấy một chén nhỏ nước, thêm mật ong bằng ½ nước lọc củ cải, đun cho chín và uống nước này hằng ngày vào buổi sáng.
9. Cây rau sam
Cây rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc, có công hiệu chữa trị các chứng cảm lỵ, ghẻ lở và sát trùng, tiêu sưng thũng, trị mắt mờ.
Trị chứng bệnh trĩ
Chuẩn bị: Rau sam 2 nắm rửa sạch
Cách làm: Luộc rau sam, ăn hết cái, nước còn nóng thì xông, khi ấm vừa thì ngâm và rửa trĩ. Kiên trì làm như thế liên tục từ 20 – 30 ngày.
10. Đậu đen
Đậu đen
Đậu đen vị ngọt, tính hàn, không độc, có công hiệu trừ được phong, thấp, nhiệt, giải được các chất độc, làm tăng sinh lực, nhuận da thịt.
Trị chứng đại tiện ra máu
Chuẩn bị: Đậu đen tươi một nắm
Cách làm: Dùng hạt đậu đen tươi nấu với nước cho chín (không cho gia vị) rồi ăn luôn cả bã và nước
11. Đậu đỏ
Đậu đỏ
Đậu đỏ vị ngọt chua, tính bình không độc, có công hiệu chữa trị các chứng: mụn lở, phù thũng, đau buốt cơ thể, bế trướng trong người, trị bệnh tả, đái tháo nôn mửa và nhiều chứng bệnh khác. Đậu đỏ dùng làm món ăn chín rất bổ dưỡng và có thể ăn thay cơm.
Trị chứng trĩ nặng
Chuẩn bị: Đậu đỏ 300gram đậu đỏ, giấm nửa lít.
Cách làm: Đậu đỏ nấu chín phơi khô, tẩm giấm vào và phơi khô tiếp, cứ như thế cho đến khi hết giấm và phơi thật khô rồi tán nhỏ rôì chia làm nhiều phần, mỗi phần 10gram. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần là một phần đã chia sẵn.
12. Cây rau mùi
Cây rau mùi
Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tác dụng làm tiêu thức ăn, hạt mùi có tác dụng thông đại tiểu tiện, trị phong tà, trị các chứng đậu sởi khó mọc, phá mụn độc và làm lành các chứng mụn lở.
Trị chứng bệnh trĩ
Chuẩn bị: hạt mùi 100gram
Cách làm: Hạt mùi sao thơm, tán thành bột, dùng uống cùng với rượu khi bụng đói. Mỗi lần uống khoảng 7-8 gram, uống vài lần.
13. Cây hành
Cây hành
Hành có vị cay ngọt, tính ấm và phế, vị, làm tan lạnh, thông khí trệ, giải cảm diệt khuẩn.
Hành có tác dụng làm cho dịch tiêu hóa đều đặn. Khi ăn nếu không thấy ngon miệng nên cho thêm ít hành để ngon miệng và tiêu hóa tốt. Theo dân gian thì rễ, củ, lá, hoa, hạt hành đều dùng làm thuốc có công hiệu chữa trị chính: giải độc, trị đau đầu do thương hàn nhiệt, trị giun tích trong người, tiểu tiện không thông, trị trúng gió, mặt phù thũng, đi tả, an thai. Củ hành trị phong thấp, tan ung nhọt ở vú, thông tuyến sữa.
Trị trĩ thời kỳ phát đau
Chuẩn bị: Cây hành cả rễ
Cách làm: Nấu nước hành thật đặc rồi đổ ra chậu ngồi vào ngâm 1-2 lần trong ngày. Ngâm đến khỏi thì thôi.
Trị trĩ ngoại
Chuẩn bị: Cây hành chỉ lấy phần xanh
Cách làm: Hành nghiền nát, vắt lấy nước, cho thêm mật ong vào quấy đều đem chưng hoặc nấu lên bôi vào trĩ, còn bã hành đắp vào đến lúc cảm thấy trĩ lạnh toát thì thôi.
14. Cây hẹ
Cây hẹ
Cây hẹ có vị tính cay, hơi chua, ôn và không độc, có công hiệu làm cho khí huyết lưu thông, giải độc, trị tức ngực, trị ung thư thực quản, buồn nôn, thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu, té ngã bị tổn thương, bị côn trùng độc cắn, bọ cạp cắn.
Trị chứng lòi dom không co lại được
Chuẩn bị: Hẹ sống 300 đến 400 gram
Cách làm: Hẹ thái nhỏ, cho thêm giấm vào xào nóng lên. Chia làm 2 lần, dùng vải hoặc khăn bọc vào, lăn lên chỗ lòi rom đến nguội thì thôi.
15. Cỏ mực
Cỏ mực
Cỏ mực có vị ngọt hơi chua, tính mát, có tác dụng chỉ huyết, giải nhiệt, làm mát máu.
Trị đại tiện ra máu
Chuẩn bị: Cỏ mực 15g, trắc bá diệp 15g, đậu đen 20g,
Cách làm: Tất cả cùng sao cháy sắc đặc uống
16. Cây rau má
Cây rau má
Rau má có vị đắng ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi sữa chữa các bệnh thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới.
Xem thêm: Dấu Hiệu Cảnh Báo Viêm Dạ Dày Ở Trẻ Em Bố Mẹ Cần Biết, Chế Độ Ăn Trong Viêm Loét Dạ Dày
Trị đại tiện ra máu
Chuẩn bị: Rau má 1 nắm, Cỏ mực 1 nắm, Đậu đen 1 bát
Cách làm: Cỏ mực sao cháy, rau má rửa sạch, đậu đen 1 bát sao thơm. Tất cả sắc đặc uống.