Có 1 điều các bố mẹ cần biết là không phải loại kháng sinh nào cũng có thể sử dụng được cho con. Các loại kháng sinh khác nhau được sản xuất ra để tiêu diệt các loại vi khuẩn khác nhau. Cũng có 1 vài kháng sinh có tác dụng trùng nhau, vì thế các bác sĩ có thể kê đơn tuỳ theo thói quen và kinh nghiệm. Các loại kháng sinh có tác dụng trị nhiều loại khuẩn như cefdinir (Omnicef) và amoxicillin-clavulanic acid (Augmentin) diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau và được sủ dụng trong các trường hợp đặc biệt như viêm tai giữa hay viêm phổi. Các loại kháng sinh có phạm vi tác dụng hẹp hơn như amoxicillin và penicillin chỉ được sản xuất để tiêu diệt 1 số loại vi khuẩn nhất định, được sử dụng trong các trường hợp như viêm da, viêm tai ngoài thông thường, và viêm họng do liên cầu khuẩn. Các loại kháng sinh có phạm vi tác dụng hẹp này có ít tác dụng phụ hơn và ít gây kháng khuẩn hơn các loại kia, và thường được dùng nhiều trong chữa bệnh cho trẻ. Việc sử dụng loại kháng sinh quá mạnh, và có phạm vi tác dụng rộng cho trẻ giống như dùng dao mổ trâu để mổ gà, và mặc dù có tác dụng chữa bệnh, nó cũng gây ra nhiều hậu quả sau đó.

Đang xem: Trẻ uống thuốc bị nôn có nên uống lại

3. Các loại kháng sinh phổ biến cho trẻ:

Penicillins (Amoxicillin và Penicillins) thường được kê để chữa trị các loại nhiễm khuẩn đơn giản như viêm tai ngoài, viêm xoang. Loại kháng sinh này không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây ra viêm họng liên cầu khuẩn.Beta-lactamase inhibitors (Amoxicillin- Clavulanic Acid và Augmentin) thường được kê trong các bệnh phức tạp hơn nhue viêm tai hoặc cho trẻ có tiền sử bị viêm tai giữa. Loại thuốc này cũng có tác dụng cho bệnh viêm xoang nặng và 1 số loại viêm phổi nhẹ.Cephalosporins (Omnicef và Cedax): Thuốc này được kê đơn giống với các loại thuốc trên nhưng trong trường hợp bệnh nặng hơn.Macrolides (Zithromax): dùng để điều trị bệnh ho gà, viêm phổi cấp.Sulfa drugs (Septra và Bactrim) dùng để điều trị các bệnh như tụ cầu khuẩn hay viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên thuốc này có thể gây ra phát ban ở những vùng da trẻ tiếp xúc với ánh mặt trời.

4. Uống kháng sinh thế nào là đúng cách

Không nên cho trẻ uống kháng sinh khi đói bụng, và 1 số loại kháng sinh sẽ được thẩm thấu tốt khi được ăn cùng với 1 số loại thức ăn có chất béo như kem.

Nếu sau khi uống thuốc 15 phút trẻ bị nôn ra, thì không nên cho trẻ uống lại thuốc mà đợi đến giờ uống thuốc sau và cho trẻ uống liều lượng bình thường để tránh uống quáliều. Nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống thuốc thì hãy cho trẻ uống lại thuốc. Nếu trẻ liên tục nôn ra ngay sau khiuống thuốc, hãy gọi điện cho bác sĩ ngay. Có thể bác sĩ cần phải đổi loại kháng sinh khác.

*

5. Liều lượng kháng sinh

Liều lượng thuốc kháng sinh cho trẻ uống được căn cứ vào cân nặng, không phải là độ tuổi. Trẻ càng nhỏ thì tác động của việc uống sai hoặc quá liều đến cơ thể càng lớn.

Xem thêm: Bài Thuốc Chữa Viêm Phế Quản Mãn Tính : Biểu Hiện Và Cách Chữa Bệnh Ở Người Lớn

6. Tại sao kháng sinh không chữa cảm, ho

Uống kháng sinh để điều trị cảm lạnh sẽ không mang lại kết quả gì, và còn rất nguy hiểm. Kháng sinh không tiêu diệt vi rút (virus) gây ra cảm lạnh, cảm cúm, và ho. Tệ hơn nữa, các vi khuẩn sống trong da, mũi và trong cơ thể sẽ có cơ hội để phát triển thành loại siêu vi khuẩn, và kháng thuốc. Việc uống kháng sinh khi bị cảm lạnh, cảm cúng do vi-rút (virus) được so sánh như uống kháng sinh không đủ liều, không đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn, và chính chúng ta đã mang cho vi khuẩn cơ hội để trở nên mạnh hơn, và kháng thuốc.

7. Trẻ có thể bị dị ứng kháng sinh

Từ 1 đến 10% dân Mỹ bị dị ứng với penicillin, nhưng chỉ có 0.01% dân số bị dị ứng đến mức bị đe doạ tính mạng. Các triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng kháng sinh là bị phát ban. Tuy nhiên cũng khó để xác định dị ứng kháng sinh khi phát ban có thể là 1 trong số các triệu chứng của bệnh khiến trẻ phải uống kháng sinh. Dấu hiệu bên ngoài của phát ban do dị ứng kháng sinh có thể giống bất kỳ 1 loại phát ban thông thường, ví dụ như các chấm đỏ nhỏ li ti, hay 1 vùng sưng tấy đỏ da… và chúng phát triển trong bất kỳ thời điểm nào của quá trình uống thuốc, hoặc thậm chí 1 vài tuần sau khi uống xong thuốc. Các bố mẹ nên gặp bác sĩ ngay nếu như con mình có dấu hiệu bị phát ban trong khi uống kháng sinh, để xác định có phải là do dị ứng để tránh loại kháng sinh này trong tương lai.

Nếu bạn biết về kháng sinh, bạn sẽ không còn lo lắng mỗi khi cho con uống chúng, và cũng sẽ không mù quáng sử dụng kháng sinh mỗi khi con ốm.

8. Tác dụng phụ của kháng sinh

*

Các tác dụng phụ của kháng sinh thường nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà hoặc khám bệnh đơn giản tại phòng khám.

Xem thêm: 13 Tác Dụng Của Đậu Rồng Đắt Giá Hơn Món Hảo Hạng, Đậu Rồng Tác Dụng Chữa Bệnh Của Đậu Rồng

Tiêu chảy: men tiêu hoá như acidophilus và lactobacillus (là các vi khuẩn tốt trong đường ruột giúp tiêu hoá thức ăn) thường có nhiều trong sữa chua.Nếu trẻ nhỏ phải uống khángsinh, tốt nhất là cho trẻ ăn kèm sữa chua. Men tiêu hoá cũng có thể có dưới dạng đóng vỉ hoặc trong viên nhộng, và nên uống theo chỉ định của bác sĩ.Bị hăm giống hăm do mặc bỉm: do kháng sinh tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích của cơ thể. Uống men tiêu hoá có thể làm giảm khả năng bị hăm cho trẻPhân và nước tiểu bị đổi màu, thông thường chuyển sang màu đỏ. Nhưng các bố mẹ phải quan sát rất kỹ, đừng nhầm lẫn và bỏ qua khả năng có máu trong nước tiểu.Bị rộp da khi tiếp xúc với nắng: 1 số loại kháng sinh khuyến cáo người uống sử dụng kem chống nắng và tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng trong quá trình uống thuốc.

namlimquangnam.net sưu tầm và dịch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *