Kháng sinh là loại thuốc thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Tuy vậy, theo thống kê, cứ năm trẻ uống kháng sinh sẽ có một trẻ bị tiêu chảy. Hiện tượng này phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi và bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra tiêu chảy cấp.
Đang xem: Trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài
Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng và băn khoăn không biết khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao cho đúng và tránh gây hại cho cơ thể trẻ. Liệu có nên ngừng thuốc? Hoặc sử dụng kèm thêm những loại thuốc chống tiêu chảy khác cho trẻ? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Vì sao trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy?
Hệ tiêu hóa là một hệ sinh thái phức tạp với hàng triệu vi sinh vật bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Trong trạng thái bình thường, các vi khuẩn này duy trì ở thế cân bằng, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc và kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật là chìa khóa để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống chọi lại bệnh tật.
Xem thêm: Trẻ Bị Ho Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì? Ăn Gì, Nên Ăn Gì? Trẻ Nên Và Không Nên Ăn Gì Khi Bị Ho
Khi những vi khuẩn có hại tấn công vào cơ thể trẻ, kháng sinh được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt những vi khuẩn này. Tuy vậy, khi sử dụng các loại kháng sinh mạnh và có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, sử dụng liều cao hoặc trong thời gian dài, kháng sinh sẽ tiêu diệt luôn các lợi khuẩn có trong hệ tiêu hóa. Điều này phá vỡ sự cân bằng, gây ra hiện tượng loạn khuẩn và thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có hại dẫn đến tiêu chảy hoặc viêm đường ruột. Trẻ em là đối tượng có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cho nên càng nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng.
Hầu hết các loại kháng sinh đều có thể gây nên tiêu chảy nhưng 2 loại kháng sinh phổ biến nhất dễ gây tiêu chảy đó là:
Cephalosporins (cefdinir và cefpodoxime)Penicillins (amoxicillin và ampicillin)
Dấu hiệu của trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh
Phụ huynh không được tự ý mua và điều trị kháng sinh ở nhà cho trẻ. Điều trị kháng sinh phải được chỉ định bởi bác sĩ hoặc người có chuyên môn.Khi được chỉ định uống kháng sinh, hãy tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều, dùng gộp với liều đã bỏ lỡ, hay bỏ thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc.Tránh để trẻ mất nước khi bị tiêu chảy bằng cách bổ sung nước, khoáng chất và các chất điện giải cho trẻ.Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, hạn chế cơ hội mầm bệnh có thể xâm nhập và gây nên bệnh.
Xem thêm: Sự Thật Về Nghiên Cứu Mới Nhất Tại Việt Nam Khi Có Tới 40% Học Sinh Quan Hệ Tình Dục Từ Lớp 10
Tóm lại, việc bé uống kháng sinh bị tiêu chảy là một hiện tượng khá phổ biến và thông thường sẽ tự khỏi, phụ huynh không nên quá lo lắng. Tuy vậy, khi trẻ có các dấu hiệu tiêu chảy nặng hoặc triệu chứng không dứt theo thời gian, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tếđể được điều trị y tế phù hợp.
Bài tham khảo:
Nguồn truy cập:
Antibiotic-associated diarrhea
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/antibiotic-associated-diarrhea/symptomscauses/syc-20352231