Mẹ đã thêm bài viết thành công

Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.

*

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, trẻ sơ sinh không chịu bú là nỗi lo chung của rất nhiều mẹ. Tuy nhiên, liệu việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít hay trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú có thực sự là vấn đề nghiêm trọng?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Trong suốt khoảng 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ ăn và ngủ. Nếu ăn giúp bổ sung dinh dưỡng, giấc ngủ lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mẹ có biết, trẻ vẫn sẽ tiếp tục lớn dần lên trong lúc ngủ?

Theo các chuyên gia, não trẻ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng trong lúc ngủ, nhờ vậy giúp bé cưng phát triển chiều cao tối ưu. Không chỉ vậy đâu mẹ nhé! Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng tích cực của giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ. So với trẻ ngủ ít, hoặc bé ngủ không sâu, khi bé ngủ đủ giấc não bộ sẽ phát triển nhanh và khỏe hơn. Đặc biệt, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương cũng đảm bảo khi bé được ngủ nhiều.

Đang xem: Trẻ ngủ thế nào mới tốt cho sự phát triển?

Tham khảo:Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng

*

Giấc ngủ giúp cục cưng phát triển tốt hơn nên mẹ không cần quá lo nhé!

Với các bé ngủ nhiều, tinh thần sẽ được thư giãn nhiều hơn. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bé cưng vui vẻ và ít khóc lóc hơn. Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn ở trẻ.

Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16-18 tiếng/ ngày. Quãng thời gian này có thể là quá nhiều với người lớn, nhưng thực tế lại rất bình thường với nhu cầu ăn ngủ của trẻ. Vì vậy, mẹ không cần quá lo nếu thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Khi đói, bé sẽ tự động thức dậy đòi bú. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ cần bú sau mỗi 2-3 tiếng. Với những bé uống sữa công thức, khoảng cách giữa các cữ bú có thể lâu hơn.

Xem thêm: Uống Mướp Đắng Có Tác Dụng Gì, Những Công Dụng Tuyệt Vời Từ Mướp Đắng

*

*

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú: Khi nào mẹ cần lo?

Không phải tất cả trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều đều có lợi. Mẹ nên cẩn thận với những trường hợp bé ngủ li bì, liên tục không thức dậy đòi bú, hoặc chỉ dậy khi “dấm đài” và tiếp tục ngủ. Những trường hợp này nếu kéo dài liên tục có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ. Mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ

*

Mẹ nên cẩn thận những trường hợp bé ngủ nhiều do những nguyên nhân sau đây

Nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu bú, ngủ nhiều có thể do vấn đề sức khỏe:

Trẻ sơ sinh bị mất nước: Bé bị nôn trớ, tiêu chảy, sốt hoặc đổ quá nhiều mồ hôi, tất cả những trường hợp này đều có thể làm trẻ ngủ li bì trong trạng thái mệt mỏi. Mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám cũng như đề xuất những biện pháp bù nước thích hợp cho trẻ. Trẻ bị sốt: Có hệ miễn dịch yếu nên trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt, thậm chí ngay cả khi không có dấu hiệu nào báo trước. Với những bé dưới 3 tháng tuổi sốt 38 độ, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ xác định nguyên nhân cũng như tìm cách hạ sốt cho trẻ sớm. Với các bé trên 3 tháng tuổi bị sốt, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khi trẻ sốt từ 38,9 độ trở lên. Trẻ bị viêm màng não: Ngủ nhiều, bú ít là một trong số những triệu chứng của bệnh viêm màng não. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Hiện Tượng Đứt Dây Chằng Đầu Gối Nhưng Không Biết Vì Vẫn Đi Lại Được

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

Nếu con của mẹ trước giờ mê ngủ, nhưng vẫn bú tốt, tăng cân tốt thì bạn không cần lo lắng. Chỉ khi các vấn đề sức khỏe kể trên mới xuất hiện trong thời gian gần đây, hay làm ảnh hưởng đến lượng sữa bú ít lại, trẻ sụt cân hoặc đứng cân, đó là các dấu hiệu bệnh lý mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh.

Làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?

Nếu mẹ thấy bé quá “mê ngủ” thì có thể đánh thức bé dậy để cho bé bú. Việc đánh thức này sẽ không làm bé mất ngủ hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Bé có thể trở lại giấc ngủ rất nhanh. Để đánh thức bé, mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Mẹ cho bé bú ngay khi đang ngủ: khi đặt ti mẹ ngay miệng, bé sẽ có phản xạ mút tự nhiên. Bé sẽ dần tỉnh ngủ và bắt đầu cữ bú của mình. Cởi bớt khăn quấn: khi được “úm” kỹ, bé sẽ có cảm giác ấm áp và ngủ rất ngon. Vì vậy, để đánh thức bé, mẹ chỉ cần bỏ bớt lớp khăn quấn bé thật nhẹ nhàng. Khi đó, bé sẽ từ từ thức dậy và mẹ có thể bắt đầu cho bé bú. Chạm nhẹ vào bé: mẹ có thể chạm vào má hoặc tay bé để làm bé thức giấc. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cần một cái chạm nhẹ, dù đang ngủ say bé cũng cảm nhận được. Lau người cho bé: nếu bé ngủ quá sâu, mẹ có thể dùng khăn mềm, thấm nước ấm và lau nhẹ vào tay, chân, lưng hoặc mông bé để bé thức giấc

Ngoài ra, nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia namlimquangnam.net® nào!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *